CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPTDL Ở TỈNH ĐỒNG NAI.
3.4.3.2 Quản lý quá trình giáo dục.
Người Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện hoạt động giáo dục của nhà trường, trong đó có giáo dục đạo đức. Thực ra, việc quản lý quá trình dạy và học của Hiệu trưởng khơng thể tách rời quản lý giáo dục HS. Đặc biệt ở loại hình trường THPTDL, muốn dạy tốt trước hết phải giáo dục tốt. Đặc điểm của đối tượng HS trường ngồi cơng lập nói chung, trường dân lập nói riêng
cho thấy đa số HS chỉ đạt trung bình và một bộ phận khơng nhỏ cịn yếu kém về học lực. Phân tích ngun nhân của tình hình trên đã trình bày trong phần Hiệu trưởng quản lý quá trình dạy học. cần nhấn mạnh là trong các nguyên nhân đó, có một nguyên nhân rất cơ bản là do HS chưa tốt về đạo đức. Tinh hình việc xếp loại hạnh kiểm ở các trường THPTDL ở Đồng Nai trong 2 năm học 2000 - 2001 và 2001 - 2002 như sau :
Phân tích tỷ lệ % xếp loại hạnh kiểm trên , phần lớn HS đạt hạnh kiểm loại khá tốt ( năm học 2000-2001 là 79,37% và năm học 2001-2002 là 80% ). Đây là con số đáng mừng khi nhà trường đã' có được những HS biết tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường, có động cơ, thái độ học tập tốt, chuyên cần, có lối sống lành mạnh... Tuy nhiên bên cạnh đo', diện HS trung bình và yếu còn chiếm số lượng khơng nhỏ : trên 20%. Trong đó HS yếu về Hạnh kiểm chiếm 2,41% năm học 2000-2001 và 3,67% năm học 2001-2002. Có một số trường có đến trên 5% HS bị xếp yếu về hạnh kiểm ( Năm học 2000 - 2001 có trường THPTDL Bùi Thị Xuân : 5,56%; Năm học 2001 - 2002 có thêm nhiều trường khác như THPTDL Trần Quốc Tuấn : 6,95%, THPTDL Hồng Bàng : 6,10%,
THPTDL Văn Hiến : 5,39%, THPTDL Bùi Thị Xuân : 5,56% ). Có trường được Ngành GD-ĐT Đồng Nai đánh giá là có nền nếp kỷ cương tốt như THPTDL Nguyễn Khuyến thì SỐHS xếp loại yếu về hạnh kiểm đến 4% ( năm học 2000 - 2001 : 3,99%. Năm học 2001 - 2002 : 4,57% ) trong khi có một số trường qua kết luận của Ngành sau khi thanh tra là nền nếp kỷ cương còn một số mặt cần phải khắc phục thì tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm yếu rất thấp : THPTDL Ngọc Lâm : 0,13% ( năm học 2001 -2002 ) và nhất là trường THPTDL Đức Trí năm học 2001 - 2002 khơng có HS nào. Ở đây điều rút ra là giữa các trường chưa có sự thống nhất chuẩn đánh giá về hạnh kiểm. Điều đáng nói là ở Ngành GD-ĐT Đồng Nai, mãi đến năm học 2001 - 2002 mới chính thức bãi bỏ quy định việc khống chế xếp loại hạnh kiểm cho HS vốn đã áp dụng trong nhiều năm khiến việc xếp loại hạnh kiểm trước đây có phần máy móc và khơng hợp lý, khơng đúng theo quy định xếp loại hạnh kiểm của Bộ Gb-ĐT và nhất là khơng phù hợp với loại hình trường THPTDL . Theo quy định trước đây của Ngành GD-ĐT Đồng Nai , việc xếp loại hạnh kiểm chủ yếu dựa vào kết qua xếp loại học tập : Hạnh kiểm loại Tốt chỉ dành cho HS đạt khá, giỏi về học lực; HS xếp loại trung bình về học lực thì hạnh kiểm tối đa chỉ đạt loại Khá và HS xếp loại yếu về học lực thì hạnh kiểm tối đa chỉ đạt loại Trung bình ( Kết quả xếp loại hạnh kiểm của HS các trường THPTDL ở Đồng Nai năm học 2000 - 2001 còn áp dụng theo quy định này ). Quy định không đúng trên đem thực hiện ở các trường ngồi cơng lập, nhất là ở trường dân lập sẽ rất thiệt thòi cho HS vốn phần lớn học tập chỉ đạt mức trung bình và khơng ít HS cịn yếu kém dù rằng trong số đó, khơng phải tất cả đều có hạn chế về hạnh kiểm.
Tìm hiểu qua đội ngũ quản sinh ở một số trường, những biểu hiện của số HS yếu kém về hạnh kiểm thường là : biếng nhác trong học tập, thích sống đua đòi, thường xuyên trốn học, cúp tiết, nghịch phá, có thái độ vơ lễ với GV, hay nói tục, chửi thề, hút thuốc, có cả HS đã từng lập băng nhóm đánh nhau, trộm cắp, trấn lột người khác khơng chỉ trong nhà trường mà cả ở ngồi xã hội...
chỉ đạo 2 mặt học tập và giáo dục đạo đức cho HS ở một số trường THPTDL ở Đồng Nai, kết quả cho thấy là hầu hết Hiệu trưởng các trường này đều rất chú trọng việc giáo dục đạo đức, rất chú trọng xây dựng nền nếp kỷ cương nhà trường vì theo họ quan niệm : HS có ngoan thì mới học được; không thể nâng cao chất lượng học tập khi HS chưa ngoan, không tuân thủ nội quy, nền nếp của trường. Tuy nhiên cũng theo họ, mặc dù rất quan tâm việc giáo dục đạo đức cho HS nhưng do phải đầu tư quá nhiều và tập trung cho việc đề ra và thực hiện các biện pháp giảm tỷ lệ yếu, kém trong học tập văn hóa của HS, công việc này đã mất quá nhiều thời gian, công sức nên thời gian dành cho viêc giáo dục đạo đức cho HS có phần ít hơn. Lại nữa, do việc đánh giá về hạnh kiểm còn khá trừu tượng trong khi kết quả học tập hàng năm được thể hiện rất rõ qua tỷ lệ HS lên lớp và nhất là qua tỷ lệ % HS cuối cấp đậu TN. THPT. Trong nội dung kế hoạch năm học ở một số trường, kế hoạch giáo dục đạo đức được nêu cịn chung chung, sơ lược, có trường chỉ thể hiện kế hoạch giáo dục đạo đức chỉ bằng việc nêu chỉ tiêu phấn đấu về xếp loại hạnh kiểm cho HS cuối năm học, khơng có đề cập đến việc đề ra các biện pháp để thực hiện chỉ tiêu...
Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý quá trình giáo dục của Hiệu trưởng ở các trường THPTDL ở Đồng Nai, một số biện pháp các Hiệu trưởng này đã đề ra và thực hiện là :
+ Quản lý học sinh. Hầu hết Hiệu trưởng các trường giao nhiệm vụ này cho quản sinh. Đội ngũ này có nhiệm vụ duy trì kỷ luật nhà trường. Cụ thể là :
Theo dõi nề nếp HS. Mỗi quản sinh được giao nhiệm vụ quản lý một số lớp theo khối (thông thường từ 4 đến 5 lớp ), họ phải nhớ được tên HS những lớp được phân công phụ trách, trước hết là những HS cá biệt và HS có hồn cảnh đặc biệt. Hàng ngày theo dõi chặt chẽ việc chuyên cần, việc thực hiện nền nép, thái độ học tập trên lớp; xử lý kịp thời những việc bất thường xảy ra.
Xử lý HS vi phạm, giáo dục HS cá biệt. Tùy vào mức độ và số lần HS vi phạm mà dùng các hình thức xử lý : nhắc nhở, cho làm bản kiểm điểm, yêu cầu phụ huynh cam kết, đưa ra Hội đồng kỷ luật nhà trường .
giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục HS.
Theo dõi, quản lý và kiểm tra số HS bị quản lý riêng. Biện pháp này áp dụng cho cả những HS không thuộc bài trên lớp hoặc nghỉ học không lý do. Mục đích của việc quản lý riêng cũng chỉ để số HS trên phải học thuộc bài hoặc chép đầy đủ các bài học trong những buổi nghỉ không lý do.
Các biện pháp này trong thực tế đã góp phần khơng nhỏ trong việc xây dựng và duy trì nền nếp kỷ cương ở các trường. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của các biện pháp này còn phần lớn tùy thuộc vào kinh nghiệm, thái độ, nghệ thuật xử sự của quản sinh đối với HS. Những biểu hiện thiếu tơn trọng, nóng nảy, quát mắng... HS khi xử sự có thể dẫn đến hậu quả không tốt, gây cho HS tâm trạng bị ức chế, dễ tạo những phản ứng bộc phát của HS.
Ngoài đội ngũ quản sinh, hầu như trường nào cũng duy trì đội ngũ giáo viên chủ nhiệm; vì theo suy nghĩ của nhiều Hiệu trưởng trường THPTDL ở Đồng Nai thì đội ngũ quản sinh tuy hoạt động có hiệu quả và nắm tương đối kỹ tình hình HS nhưng vẫn khơng thể thay thế vai trị của giáo viên chủ nhiệm. Công tác chủ nhiệm thường được Hiệu trưởng các trường giao cho GV cơ hữu. Nơi nào thiếu GV cơ hữu thì một GV có thể chủ nhiệm từ 3 đến 4 lớp ( THPTDL Văn Hiến ), các trường sử dụng GV thỉnh giảng nhiều thì Hiệu trưởng chọn lựa trong số GV thỉnh giảng những GV có kinh nghiệm trong giáo dục HS để mời làm chủ nhiệm một lớp hoặc một số lớp ( Trường THPTDL Bùi Thị Xuân, Nguyễn Huệ...).
Trong nhiệm vụ của mình, GV chủ nhiệm phải là người gần gũi HS, quan tâm giúp đỡ HS, là trung tâm điểm giúp HS xây dựng tập thể lớp và là cầu nối giữa HS và nhà trường, thường xuyên chủ động tạo ra sự phối hợp đồng bộ với GV bộ môn để giáo dục tập thể lớp và từng HS. Một số trường như THPTDL Nguyễn Khuyến, THPTDL Văn Hiến ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng đã chỉ đạo cho các GV chủ nhiệm thực hiện điều tra phân loại HS của lớp mình phụ trách, có kế hoạch đi thăm gia đình HS, trước hết là những em có hồn cảnh khó khăn và chưa ngoa ... ở THPTDL Nguyễn Khuyến, hàng tuần Hiệu trưởng đều tổ chức họp giao ban vào ngày cuối tuần, nghe GV chủ nhiệm phản ánh
tình hình của lớp, của HS, những vướng mắc trong việc giải quyết của GV chủ nhiệm... để từ đó, Hiệu trưởng có những kế hoạch, quyết định đúng đắn, phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của HS và cả GV.
Tuy nhiên qua tìm hiểu, dù khơng ít giáo viên chủ nhiệm đã rất tận tụy, kiên trì xây dựng lớp thành tập thể vững mạnh nhưng khi được hỏi về kế hoạch giáo dục HS trong năm học đối với lớp được phân cơng phụ trách thì hiếm có giáo viên chủ nhiệm nào xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS lớp mình trong hồ sơ chủ nhiệm. Điều này cho thấy không phải ho không quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho HS, nhưng về cách thức tiến hành, họ thường làm theo kinh nghiệm, sở thích, chỉ chú ý nhiều đến việc xử lý tình huống nhất thời, khơng có một kế hoạch bài bản trong nhiệm vụ giáo dục HS của mình.
Một tình hình khá phổ biến trong các trường THPTDL ở Đồng Nai ( và có lẽ cũng là tình hình chung của các trường dân lập ) là số HS nghỉ học còn chiếm tỷ lệ cao . Đối chiếu sĩ số HS cuối năm học với số HS đầu năm học ở 10 trường THPTDL của Tỉnh trong năm học 2001 2002. Tinh hình như sau : (Xem bảng 13)
Bảng 13 cho thấy có đến 1.156 HS nghỉ học trong năm, chiếm tỷ lệ 9,66%, một tỷ lệ cao . Trường có tỷ lệ HS nghỉ học cao nhất là THPTDL Trần Quốc Tuấn ( 15,64% ) thấp nhất cũng đến 7,88% (THPTDL Nguyễn Huệ). Hầu hết các trường bị biến động nhiều về sĩ số HS ở khối đầu cấp và càng lên lớp trên thì sĩ số ít biến động hơn. Tim hiểu tình hình nghỉ học ở một số trường, chỉ một số ít HS chuyển trường về học nội trú, bán trú tại các trường THPTDL nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh; cịn phần lớn nghỉ học là do 2 nguyên nhân phổ biến :
Nghỉ học do gia đình khó khăn. Với tiền học phí ở dân lập cao, nhiều gia đình HS đã khơng có khả năng cho con tiếp tục việc học đành phải cho nghỉ học để ở nhà phụ giúp gia đình hoặc đi làm để kiếm sống ni thân và gia đình. số HS nghỉ học vì nguyên nhân này theo phản ánh của Hiệu trưởng một số trường THPTDL là chiếm khoảng 85% sốHS nghỉ học.
Nghỉ học vì bản thân HS khơng chịu đi học. Cũng theo phản ánh của một số Hiệu trưởng các trường THPTDL ở Đồng Nai, số HS nghỉ học do nguyên nhân này chiếm khoảng hơn 10% và cùng với số HS nghỉ học do thường xuyên vi phạm kỷ luật, nhà trường phải dùng đến hình thức kỷ luật là buộc thơi học. Đây thực sự là mối lo cho xã hội vì một khi khơng cịn được đến trường, số HS này sẽ chỉ cịn biết dùng thời gian của mình để lao vào ăn chơi đua đòi, vướng vào các tệ nạn xã hội để rồi tự làm hại bản thân và gây hại cho xã hội.
+ Giáo dục thông qua con đường dạy hộc. Nhận thức được "Dạy chữ chính là dạy người", Hiệu trưởng của một số trường THPTDL trong Tỉnh đã rất chú ý điều này khi đề ra một số biện pháp giáo dục đạo đức cho HS từ việc yêu cầu GV khi lên lớp phải mặc trang phục lịch sự, chỉnh tề. Theo quy định ở nhiều trường, GV nữ phải mặc áo dài, GV nam áo bỏ trong quần, đi giày; có trường như THPTDL Nguyễn Khuyên còn quy định GV nam phải đeo cà-vạt khi lên lớp.
Việc tạo được hứng thú, niềm say mê học tập nơi HS, nhất là HS ở các trường dân lập là điều rất khó. Hiệu trưởng ở một trường THPTDL ở Hà Nội đã khẳng định : Đối với HS thùộc hệ dân lập, chỉ cần làm thế nào cho HS chịu học là đã thành công lắm rồi. Suy nghĩ này khi trao đổi với một số Hiệu trưởng trường THPTDL ở Đồng Nai, tất cả đều tán thành và theo họ, một khi HS đã chịu học thì các em sẽ bớt nghịch phá, bớt vi phạm kỷ luật, nhà trường nhờ đó sẽ có nền nếp, chất lượng được nâng cao không chỉ về học tập mà cả về hạnh kiểm; các em thay vì đi chơi, vướng vào các tệ nạn xã hội thì tập trung vào việc học tập. Và tất cả nếu được như thế thì xã hội cũng sẽ tốt đẹp hơn...
Nội dung từng bài giảng trên lớp cũng được lồng ghép vào đó những bài học rút ra về đạo đức , nhất là ở các mơn thuộc khố học xã hội : Văn học, Lịch sử... Trong đó, mơn Giáo dục cơng dân được coi trọng để giúp cho HS biết phân biệt "cái đạo đức" và "cái vơ đạo đức"; từ đó các em có định hướng đúng trong cuộc sơng của mình : điều gì phải làm, được phép làm và nên làm; điều gì khơng được làm và khơng nên làm... Trong thực tế, biện pháp này chỉ có ít trường có nền nếp tốt thực hiện như THPTDL Nguyễn Khuyên, THPTDL Lê
Quy Đôn; và không phải bất cứ lúc nào đội ngũ giảng dạy cũng có ý thức về điều ấy. Có lẽ vì q tập trung cho việc tăng tiết, tăng giờ, luyện thi... và trong những giờ học ấy, GV chỉ cố gắng làm sao cho HS hiểu được bài, nắm vững được những nội dung cơ bản là đủ nên việc giáo dục HS thông qua giờ lên lớp chưa thật sự được quan tâm ở khơng ít trường THPTDL trong Tỉnh.
+ Giáo dục thông qua con đường hoạt động ngoài giờ lên lớp. Song song với việc học hành, thi cử, một số trường THPTDL ở Đồng Nai thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào như : hoạt động văn hóa thể thao, các hoạt động xã hội, hoạt động giao lưu kết nghĩa, công tác thi đua khen thưởng... để qua các hoạt động đó mà xây dựng nơi HS những tình cảm đúng, những cách sống cao đẹp, vị tha, gắn bó với tập thể...
Tuy nhiên, nhận thức về ý nghĩa và thực tiễn của một số hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường, nhất là ở các trường dân lập, khơng phải khơng có những ý kiến, quan niệm khác nhau về việc xây dựng, tổ chức các hoạt động này ở trường THPTDL ( sẽ trình bày trong phẫn sau ).