Sắp xếp quy hoạch hệ thống các trường THPTDL ở Đồng Nai cho phù h ợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 104 - 105)

THPTDL Ở ĐỒNG NAI.

4.1.2 Sắp xếp quy hoạch hệ thống các trường THPTDL ở Đồng Nai cho phù h ợp.

Với tỷ .lệ 17,91% số HS trong số HS bậc THPT của Tỉnh đang học tại các trường THPTDL là tương đối hợp lý đối với một Tỉnh giàu tiềm năng kinh tế nhưng cũng còn tồn tại nhiều hộ nghèo, nhất là ở những vùng nông thôn, miền núi. Tuy nhiên, đi sâu vào từng vùng, từng khu vực có tình hình kinh tế khác nhau thì việc phân bổ, quy hoạch các trường THPTDL còn nhiều bất hợp lý. Qua thực tiễn hoạt động cho thấy việc hình thành trường THPTDL ở vùng kinh tế kém phát triển là không phù hợp (trường THPTDL Ngọc Lâm ở H. Tân Phú là một ví dụ).

Trong khi đó, vùng có nền kinh tế phát triển như H. Long Thành lại chỉ phát triển trường bán công. Tại H. Long Khánh, tỷ lệ 53,96% HS trong tổng số HS bậc THPT của Huyện học hệ dân lập là quá lớn trong khi ở Thành phố Biên Hịa, tỷ lệ đó chỉ là 23,76%. Điều này cho thấy việc phát triển trường THPTDL ở Đồng Nai còn phần lớn tùy thuộc vào ý đồ chủ quan của Lãnh đạo địa phương và của Ngành GD-ĐT, chưa thực sự căn cứ vào tình hình , điều kiện kinh tế - xã hội ở từng địa phương. Việc trường THPTDL Đức Trí ở Thành phố Biên Hịa năm học 2001 -2002 chỉ tuyển sinh được Ì lớp / 60 HS cũng cần phải được xem xét lại.

Để có sự phù hợp trong quy hoạch phát triển hệ thống các trường THPTDL ở Đồng Nai, cần căn cứ vào nhiều yếu tố, trước hết phải căn cứ vào điều kiện kinh tế -xã hội của địa phương; vào nhu cầu học tập cấp bách của địa phương; phải thông qua khảo sát thực tế, dự báo được hướng phát triển và cả sự quyết tâm cao của Lãnh đạo địa phương , của Ngành GD-ĐT để có quyết

định hợp lý và một khi đã được thành lập, cần tạo hành lang pháp lý phù hợp để trường hoạt động theo đúng Quy chế và luôn quan tâm, tạo điều kiện để trường tồn tại và phát triển. Không để các trường phát triển theo hướng tự phát và tự đào thải vì về bản chất, trường học khơng đơn thuần là cơ sở kinh doanh nên không thể chạy theo lợi nhuận thuần túy mà xem nhẹ uy tín về chất lượng giáo dục, về quyền lợi học tập của HS dù 2 mặt này có liên quan mật thiết với nhau trong loại hình trường dân lập. Chỉ phát triển loại hình trường THPTDL, THPT tư thục ở khu vực thành phố và những vùng kinh tế phát triển, đời sống kinh tế của người dân khá. Đối với các vùng miền núi, vùng sâu, kinh tế khó khăn như các H. Tân Phú, Xn Lộc nếu phát triển trường ngồi cơng lập thì chỉ nên phát triển trường THPTDL bán cơng. Thực hiện điều này sẽ góp phần giảm tỷ lệ HS nghỉ học vì học phí ở trường bán cơng khơng q cao như dân lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 104 - 105)