Quản lý tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 92 - 98)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPTDL Ở TỈNH ĐỒNG NAI.

3.4.5.1 Quản lý tài chính.

Điều 22 quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngồi cơng lập đã nêu :

Trường ngồi cơng lập được hưởng chế độ tài chính khuyến khích theo quy định của Nhà nước về chế độ tài chính khuyến khích đối với các cơ sở ngồi cơng lập trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.

Trường ngồi cơng lập thực hiện chế độ quản lý tài chính theo quy định của Nhà nước về chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị ngồi cơng lập hoạt động trong lĩnh vực GD-ĐT. [32]

Sở GD-ĐT kết hợp với Sở tài chính - Vật giá của Tỉnh cũng đã hướng dẫn về chế độ quản lý tài chính ở các trường dân lập trong Tỉnh, theo đó :

+ Các trường dân lập hoạt động theo nguyên tắc đảm bảo tồn bộ chi phí của đơn vị và bảo tồn phát triển nguồn tài chính.

+ Sử dụng biên lai do Cục thuế Tỉnh phát hành khi thu học phí.

+ Hàng năm HĐQT thơng qua dự tốn thu, chi và quy định cơ cấu các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư ; chi cho con người và chi hoạt động ; xác định việc chi trả lãi cho các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn theo tỷ lệ vốn góp.

+ Thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra tài chính thường xuyên hoặc đột xuất việc sử dụng kinh phí của đơn vị; cơng khai tài chính các khoản thu, chi tài chính cho cán bộ giáo viên, nhân viên đơn vị biết.

+ Kết thúc năm tài chính hàng năm, các trường lập báo cáo kết quả tài chính về cơ quan quản lý cấp trên.

+ Kết quả tài chính hàng năm của trường được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa tổng số thu và tổng số chi của đơn vị trong năm tài chính. Nếu có chênh lệch thu lớn hơn chi, HĐQT sẽ quyết định tỷ lệ chi cho các nội dung sau :

Chi tăng cường CSVC tối thiểu là 30%.

-Số còn lại chi khen thưởng và phúc lợi cho những người trong đơn vị, các đối tượng hợp tác với đơn vị và phân phối thu nhập theo tỷ lệ góp vốn.[14]

+ Thu học phí:

Thực hiện Nghị định trên của Chính phủ, năm 2000, ƯBND Tỉnh Đồng Nai cũng đã quy định về việc thu học phí của các trường ngồi cơng lập trong Tỉnh. Theo đó , mức thu học phí các trường dân lập thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo đủ trang trải cho các nhu cầu cần thiết của đơn vị, mức thu cản cứ vào tình hình kinh tế của từng khu vực để quy định mức thu tối đa cho các trường THPTDL ở Đồng Nai như sau :

Tuy nhiên, ƯBND Tỉnh cũng quy định thêm : Trường hợp thu ngoài quy định trên, HĐQT bàn bạc thống nhất với Hội cha mẹ HS. Các trường dân lập cũng phải thực hiện chế độ miễn giảm học phí như trường cơng lập đối với các đối tượng chính sách quy định tại Nghị định 28/CP của Chính phủ: Con liệt sĩ, con thương binh, bệnh binh các loại... [14] ở nhiều trường còn thực hiện miễn giảm cho đối tượng HS có hồn cảnh khó khăn, cho HS đạt giải HS giỏi cấp Tỉnh, HS có kết quả học tập đạt giỏi...

So sánh mức thu học phí ( mức tối đa ) của trường THPTDL với các trường THPTCL và THPTBC trong cùng khu vực : học phí của trường THPTDL cao gấp 1,7 lần so với trường THPTBC và gấp từ 5,6 đến 9,4 lần so với trường THPTCL tùy theo từng khu vực. (Xem bảng 14 )

Trong thực tế tìm hiểu về tình hình thu học phí ở các trường trong năm học 2001 - 2002, phần lớn các trường đều thu học phí ở mức tối đa mà UBND Tỉnh cho phép. Chỉ có một trường thu ở mức thấp : trường THPTDL Ngọc Lâm chỉ thu từ 80.000đ/ tháng ( lớp 10, li) đến lOO.OOOđ / tháng ( Lớp 12 ). Đây là trường nằm ở khu vực miền núi, kinh tế ở đây cịn nhiều khó khăn .Trong khi tại Thành phố Biên Hịa, có trường thu vượt q mức tối đa cho phép như THPTDL Nguyễn Khuyên (Lớp 11:140.000 đ/ tháng; Lớp 12 : 160.000 đ/ tháng) Riêng trường THPTDL Bùi Thị Xuân thu : 200.000đ / tháng, số tiền học phí này chưa tính đến tiền tăng tiết mà phần lớn các trường đều thu thêm ở HS, nhất là HS khối 12.

Qua 2 năm thực hiện mức thu trên ở các trường, tình hình khơng thật khả quan. Chỉ trừ một số trường có số HS đơng như THPTDL Văn Hiến, Nguyễn Khuyến, Lê Q Đơn ... là có thể tạm cân đối việc thu chi. Các trường có quy mơ nhỏ như THPTDL Đức Trí, Ngọc Lâm, Trần Quốc Tuấn, Văn Lang thì rơi vào tình cảnh thu khơng đủ chi. Vì vậy,trong Hội nghị tổng kết năm học của Ngành giáo dục Tỉnh năm học 2001 - 2002, hầu hết Hiệu trưởng các trường THPTDL đều thống nhất ý kiến đề nghị tăng mức thu học phí cho các trường

dân lập dù rằng nếu được đáp ứng thì chắc chắn số HS nghỉ học trong các trường THPTDL sẽ không dừng lại 1.156 em như trong năm học 2001 - 2002 và việc tận thu cho đầy đủ 9 tháng học của HS mỗi năm học lại càng không phải là việc dễ dàng.

+ Thu quỹ phát triển giáo dục: ( còn gọi là thu xã hội hóa giáo dục ). Nguồn thu này hàng năm do Hội đồng giáo dục Huyện, Thành phố căn cứ tình hình kinh tế của địa phương để đề ra mức thu cho tất cả HS từ bậc mẫu giáo đến bậc THPT và thuộc các loại hình trường học. Thường thì Hội đồng này chỉ quy định mức thu cụ thể cho các trường công lập, bán công. Riêng đối với trường dân lập, mức thu được quy định thường từ đề nghị của nhà trường ( do HĐQT và Hội cha mẹ HS của trường bàn bạc thống nhất ) và được UBND Huyện, thành phố phê duyệt. Thông thường các trường thu trong khoảng từ lOO.OOOđ/ HS / năm học đối với khu vực miền núi, vùng sâu đến 200.000 đ / HS / năm học đối với khu vực thành phố và các huyện đồng bằng có nền kinh tế phát triển. Khoản thu này nhà trường không phải nộp về Hội đồng giáo dục Huyện, Thành phố như các trường công lập, bán công để điều tiết hoạt động của ngành tại địa phương mà được giữ lại 100 % số tiền thu được để bổ sung vào một số khoản chi cho hoạt động nhà trường.

+ Các khoản thu khác. Như tiền lãi gửi kho bạc, ngân hàng ( nếu có ), tiền phục vụ các nhu cầu của HS như đồng phục thể dục, nước uống, ở bán trú, tiền học tăng tiết, tiền quỹ Hội cha mẹ HS, tiền bảo hiểm HS, tiền hồ sơ... được thực hiện sau khi có sự thống nhất giữa nhà trường và cha mẹ HS.

Trong năm học 2001 - 2002, trường THPTDL Ngọc Lâm thu quỹ Hội cha mẹ HS chỉ ở mức 20.000 ái HS/ năm học; THPTDL Lê Quy Đôn : 50.000đ/ HS/ năm học và THPTDL Nguyễn Khuyến : 60.000 Hỉ HS/ năm học... ở trường THPTDL Nguyễn Khuyên còn thu tiền học bán trú từ 60.000 đ/ tháng ( khối 10 ) đến 100.000 ái tháng ( khối 12 ). Tiền tăng tiết ở trường THPTDL Lê Quy Đôn cũng ở mức thu như tiền học bán trú ở trường THPTDL Nguyễn Khuyên ...

phận Tài vụ, phân công trực thu theo từng buổi học và thường xuyên đơn đốc, nhắc nhở HS việc đóng học phí và các khoản. Việc tận thu thường tập trung ở những đợt nhà trường tổ chức thi học kỳ, bằng hình thức đề ra một trong những điều kiện để được thi học kỳ là HS phải hồn tất học phí theo từng giai đoạn hoặc hết năm học. Cách làm này đúng là có hiệu quả về việc tận thu được nguồn học phí để duy trì hoạt động của nhà trường song nếu làm không thật khéo, không quan tâm đến những HS có hồn cảnh nghèo, khó khăn thì dễ tạo ra những suy nghĩ và tâm trạng và tình huống khơng tốt nơi các em, đã có những em khơng được dự thi học kỳ vì chưa đóng học phí và sau đó đành phải nghỉ học. Bên cạnh đó cũng có tình trạng HS khơng đóng học phí khơng phải vì gia đình khó khăn mà bản thân đó cố dây dưa khơng đóng, hoặc "lỡ dại" dùng số tiền đó vào những việc khác mà khi mời phụ huynh đến, nhà trường mới biết.. Điều này cho thấy Hiệu trưởng cần phải có những biện pháp để kiểm tra và tổ chức tận thu có hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo tính giáo dục. Đây thực sự là bài tốn khó giải" trong việc thực hiện quyền được học tập của các em và việc thực hiện công bằng trong giáo dục.

Ở một số trường, Hiệu trưởng lại không phải là người tổ chức quản lý cơng tác tài chính mà việc này do HĐQT cử người ra hoặc do chính người bỏ tiền đầu tư mở trường đứng ra để tổ chức, theo dõi, đôn đốc và quản lý việc thu học phí. Chưa nói đến việc hiệu quả hay không hiệu quả của cách làm này nhưng thực sự, đây là cách làm sai Quy chế. Trong Quy chế đã quy định rõ : Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường, trong đó có việc quản lý tài chính; HĐQT chỉ có nhiệm vụ giám sát việc quản lý tài chính của nhà trường chứ khơng có nhiệm vụ trực tiếp quản lý lĩnh vực này. [32]

* Nội dung chi. Bao gồm :

Chi tiền lương, tiền cơng, tiền thưởng và các khoản đóng góp theo chế độ quy định như bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn cho người lao động. Việc chi trả tiền lương , tiền công cho người lao động trong nhà trường thỏa thuận theo hợp đồng của 2 bên.

Các khoản chi cho HS như học bổng, khen thưởng, chi thực hiện chính sách xã hội đối với HS.

Chi thù lao GV giảng dạy và công tác vượt quá số tiết quy định . Mức chi do HĐQT quy định.

Chi phí hoạt động giảng dạy, học tập, dạy nghề và công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ phục vụ giảng dạy, học tập.

Chi công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị.

Cơng vụ phí, hội nghị phí, cơng tác phí, thơng tin liên lạc.

Trả tiền thuê CSVC, chi mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học và xây dựng, sửa chữa thường xuyên.

Chi bồi dưỡng cơng tác thu, chi học phí tại đơn vị tối đa là 1% tổng số thu học phí.

- Ngoài ra các trường dân lập phải chi cho cơng tác quản lý và điều tiết chung của tồn ngành là 0,5% và hỗ trợ kinh phí thi tốt nghiệp THPT là 1% tổng số học phí thu được của đơn vị, đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước theo hướng dẫn của cơ quan thuế. [ 14] [37] Việc quản lý tài chính của Hiệu trưởng ở các trường THPTDL ở Đồng Nai tương đối phức tạp, không phải tất cả Hiệu trưởng đều là chủ tài khoản, có Hiệu trưởng trước khi chi về khoản gì thường phải "xin phép" HĐQT và kết quả có được hay khơng hồn tồn tùy thuộc vào tâm trạng của vị Chủ tịch HĐQT lúc đó vui hay buồn, thoải mái hay đang bực bội... Tuy đây chỉ là hiện tượng cá biệt, không phổ biến nhưng cũng cần ghi nhận để từ đó, Ngành GD-ĐT sớm có biện pháp chấn chỉnh, tạo điều kiện cho Hiệu trưởng có thể làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 92 - 98)