Đội ngũ giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 52 - 58)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPTDL Ở TỈNH ĐỒNG NAI.

3.4.1.2. Đội ngũ giáo viên.

Năm học 2001 - 2002, tồn Tỉnh Đồng Nai có 1.652 GV ở bậc THPT, trong đó có 425 GV tham gia giảng dạy ở trường THPTDL. Trong đó, số GV cơ hữu là 166 người và GV thỉnh giảng là 259 người. ( Xem bảng 5 )

Theo quy chế đối với trường THPTDL : Tất cả GV trường dân lập không ở trong biến chế nhà nước, gồm GV cơ hữu và GV thỉnh giảng. Đối với GV cơ hữu, trong 2 năm đầu bảo đảm tỷ lệ không dưới 30%, từ năm thứ ba trở đi không dưới 40% trên tổng số GV của nhà trường, đồng thời số GV ở trường phải bảo đảm không thấp hơn định mức về GV theo quv định của Nhà nước đối với bậc học THPT ( định mức là 2,1 GV/ lớp ). [321

Ngồi một số trường có quy mơ nhỏ như THPTDL Đức Trí, Văn Lang, Ngọc Lâm đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ GV cơ hữu, phần lớn các trường còn lại được thành lập trên 3 năm nhưng vẫn chưa thể thực hiện được ( Các trường THPTDL Lê Quy Đôn, Nguyễn Khuyên, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Huệ ); ngay cả trường THPTDL Văn Hiến đã hoạt động được trên 10 năm cũng chỉ đạt đến tỷ lệ SỐGV cơ hữu là 35,71%.

Mặc dù việc tuyển dụng GV (cả GV cơ hữu và GV thỉnh giảng) ở các trường dân lập không bị ràng buộc bởi cơ chế, không phải qua nhiều khâu, nhiều thủ tục như ở các trường công lập nhưng vẫn có đến hơn nửa số trường

THPTDL ở Đồng Nai (6/10 trường) chưa đạt số lượng GV theo định mức; có trường với quy mơ lớn cịn thiếu đến 38 GV.

Qua khảo sát cho thấy hầu hết các Hiệu trưởng đều rất chú trọng việc tuyển chọn giáo viên, rất mong muốn và luôn cố gắng hợp đồng cho được thầy giỏi. Có hai lý do để giải thích :

+ Trước hết là nếu có đội ngũ thầy giỏi về chuvên mơn thì chắc chắn chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên. Đây là điều rất quan trọng vì chất lượng được xem có ý nghĩa sống cịn đối với trường dân lập.

+ Thứ hai là do quy định về GV đối với các trường dân lập. GV trường THPTDL không ở trong biên chế Nhà nước mà do Hiệu trưởng kết hợp với HĐQT tuyển chọn. Đây là quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Bằng thỏa thuận về công việc và thù lao, Hiệu trưởng có quyền lựa chọn cho mình những "người lao động" có chất lượng. Những thầy nào dạy kém, khơng hiệu quả thì Hiệu trưởng có thể và có quyền đề nghị HĐQT chấm dứt hợp đồng. Điều này hồn tồn khác với trường cơng lập là GV ở trường công lập không phải do nhà trường mà là do Nhà nước tuyển dụng.

Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy việc có được đội ngũ GV giỏi ở các trường thật khơng dễ dàng vì cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố : Nguồn GV tại khu vực trường hoạt động không phải nơi nào cũng đầy đủ và có chất lượng; việc chi trả tiết dạy thế nào cho phù hợp để GV giỏi có thể tham gia giảng dạy tại trường khi trong thực tế, số GV này nếu mở lớp dạy thêm ở tại nhà nhiều khi lại có thu nhập cao hơn so với dạy ở trường dân lập mà khơng bị ràng buộc nhiều...

Ngồi ra, việc hợp đồng, tuyển dụng GV của Hiệu trưởng kết hợp với HĐQT cũng nảy sinh một số quan niệm khác nhau, tùv thuộc vào tình hình thực tế của địa phương , của nhà trường và cả vào nhận thức của Hiệu trưởng :

* Ở các trường THPTDL khu vực thành phố Biên Hịa như Lê Qúy Đơn, Nguyễn Khuyến, Bùi Thị Xuân, do nguồn GV ở các trường công lập tại nơi đây dồi dào, Hiệu trưởng ở các trường này thường có khuynh hướng sử dụng

nguồn GV thỉnh giảng là chủ yếu và được tuyển chọn từ các trường THPTCL khá nổi tiếng như trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh, THPT Ngô Quyền, THPT Nam Hà... Và trong thực tế, tỷ lệ GV thỉnh giảng ở các trường này chiếm từ 68,7% đến 76,5 % tổng số GV của trường. Theo họ, sử dụng GV thỉnh giảng có nhiều cái lợi như tập hợp được đội ngũ GV giỏi, có trình độ chun mơn và năng lực sư phạm tốt, giàu kinh nghiệm; giảm nhẹ công tác quản lý của Hiệu trưởng ; tạo được sự năng động đối với các GV giảng dạy; không phải trả lương mà chỉ thanh toán theo tiết dạy; khơng phải đóng tiền bảo hiểm xã hội cho GV... Trong khi đó, việc đâu tư để xây dựng đội ngũ GV cơ hữu thì phải tốn nhiều thời gian, công sức và thông thường đội ngũ này phần lớn là những người mới ra trường, vừa trẻ tuổi đời vừa ít tuổi nghề; do đó, kinh nghiệm giảng dạy và trình độ chun mơn cịn nhiều hạn chế, thiếu sót. Bên cạnh đó, một bộ phận GV cơ hữu khác vốn là những người gốc là nhà giáo từ địa phương khác di dân tự do đến Đồng Nai , do khơng có hộ khẩu nên khơng được biên chế giảng dạy ở các trường công lập, cuộc sống của bộ phận GV này còn thiếu thốn, chưa ổn định... điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến chát lượng giảng dạy và sự phấn đấu của bản thân họ.

* Các trường THPTDL ở vùng nông thôn như Ngọc Lâm (H. Tân Phú), Văn Hiến, Nguyễn Huệ (H. Long Khánh), Hồng Bàng (H. Xuân Lộc)... thì tình hình ngược lại. Xuất phát từ số lượng GV tại các trường THPTCL ở những nơi này khơng nhiều ( mỗi Huyện chỉ có 2 trường THPTCL, GV ở các trường cơng lập này cịn thiếu, có trường chỉ đạt tỷ lệ 0,8 GV/ lớp như trường THPT Thanh Bình ở Huyện Tân Phú). Bởi vậy, để có được nguồn GV thỉnh giảng ở những nơi này thật không dễ. Trong khi đó, theo quy định của UBND Tỉnh và ngành GD-ĐT Đồng Nai thì số tiết bố trí cho GV thỉnh giảng tại các trường ngồi cống lập khơng được quá 1/3 tổng số tiết trong tuần ( không quá 6 tiết / tuần). Trước tình hình đó, để duy trì hoạt động, phần lớn Hiệu trưởng các trường THPTDL ở vùng này thường có khuynh hướng chú trọng việc xây dựng đội ngũ GV cơ hữu. Theo họ, dù sử dụng đội ngũ GV cơ hữu có một số khó khăn như trên đã trình bày nhưng nhà trường ở những nơi này khơng sợ họ bỏ nghề hoặc chuyển qua các trường dân lập khác như tình hình thường xảy ra ở vùng

thành phố. Thuận lợi lớn Hiệu trưởng có được khi sử dụng GV cơ hữu là tình hình giảng dạy ổn định; và ngồi cơng tác giảng dạy, còn xây dựng được đội ngũ chủ nhiệm vốn rất quan trọng trong việc giáo dục HS. Nếu chỉ chú trọng việc sử dụng đội ngũ GV thỉnh giảng thì Hiệu trưởng sẽ rất bị động và gặp nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý và điều hành các hoạt động của trường : Do các GV thỉnh giảng còn phải thực hiện đầy đủ công việc của mình nơi trường chính nên khi có việc, họ buộc phải tạm ngừng cơng việc thỉnh giảng để hồn thành cơng việc chính tại trường cơng lập. Điều này trong thực tế xảy ra khá phổ biến và mỗi lần như thế, lại gây xáo trộn nền nếp dạy - học của nhà trường. Mặt khác, ở một số GV thỉnh giảng khi thấy tại địa phương cịn thiếu GV mơn mình dạy dễ nảy sinh tư tưởng tự tơn, cho rằng trường THPTDL cần mình chứ mình khơng cần họ. Những GV này gây khơng ít khó khăn cho Hiệu trưởng, vì dù thế nào nhà trường cũng phải chiều họ, cố gắng để duy trì ít nhất đến hết năm học; vì nếu cho họ nghỉ dạy nửa chừng thì bộ mồn đó sẽ khơng có ai dạy thay, HS sẽ phải học thiếu môn ...

-Về chất lượng đội ngũ : Ngoài đội ngũ GV thỉnh giảng ở các trường THPTDL trong Tỉnh thường đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có năng lực sư phạm khá đều thì trong đội ngũ GV cơ hữu ở một số trường THPTDL, nhất là ở những vùng nông thôn, Hiệu trưởng đã sử dụng một số GV chưa đạt chuẩn về trình độ và chưa qua nghiệp vụ sư phạm. Qua khảo sát về chất lượng đội ngũ GV cơ hữu ở 4 trường THPTDL của Tỉnh : 2 trường ở TP. Biên Hòa ( Nguyễn Khuyên và Lê Quy Đơn ), Ì trường ở vùng nơng thơn có kinh tế phát triển ( Văn Hiến của H. Long Khánh ) và Ì trường thuộc vùng sâu của Tỉnh ( Ngọc Lâm của H. Tân Phú). Kết quả như sau : ( xem bảng 6)

Phân tích bảng thống kê trên, ta thây nhìn chung ở địa bàn thành phố, hầu hết số GV cơ hữu đều đạt chuẩn về trình độ ( 35/36 GV ) và có nghiệp vụ sư phạm ( 34/36 GV ). Tại trường THPTDL Lê Quy Đôn , tất cả GV cơ hữu đều đạt chuẩn về trình độ chun mơn, có 2 GV dạy thể dục và kỹ thuật chưa qua bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm. Trường THPTDL Nguyễn Khun chỉ có Ì GV dạy Kỹ thuật chưa đạt chuẩn ( Trình độ CĐSP ). Đến vùng nơng thơn, tình hình chất lượng đội ngũ GV cơ hữu có sút giảm hơn so với thành phố: Trường THPTDL Văn Hiến có 2 trường hợp GV chỉ ở trình độ trung cấp, có 5 GV có trình độ đại học nhưng khơng có nghiệp vụ sư phạm hoặc khơng đúng chun mơn. ở bộ mơn Anh văn của trường có tình trạng GV giảng dạy nhưng khơng có bằng cấp gì về Anh văn mà lại có bằng kỹ sư kinh tế, bằng chuyên viên điện tử hoặc bằng cử nhân giáo khố triết học (trước giải phóng)...

Riêng tại vùng sâu của Tỉnh, trình độ của đội ngũ GV cơ hữu còn nhiều bất cập : Trường THPTDL Ngọc Lâm của H. Tân Phú nằm trong tình trạng đó. Trong số 16 GV cơ hữu của trường có 6 GV trình độ ĐH nhưng chưa có nghiệp vụ sư phạm ( ĐH tổng hợp : 3 ; ĐH ngoại ngữ : 2 ; ĐH nơng lâm : Ì ). Đặc biệt có 7 GV chưa đạt chuẩn đào tạo : 3 GV có trình độ CĐSP ; 2 người chỉ có Chứng chỉ ĐH đại cương , Ì người chỉ có Chứng chỉ c Anh văn và Ì người mới đạt trình độ Trung cấp sư phạm. Xuất phát từ trình độ GV như thế

thì chất lượng dạy - học ở các trường vùng sâu khó có thể bảo đảm được là điều tất yếu.

Tóm lại, đội ngũ GV ở các trường THPTDL ở Đồng Nai có những đặc điểm khác biệt với đội ngũ GV ở các trường công lập. Những đặc điểm này vừa là Ưu thế, thuận lợi đối với Hiệu trưởng các trường THPTDL ở địa bàn thành phố và vùng nông thơn có kinh tế phát triển, có nguồn GV đồi dào... trong việc xây dựng, tuyển chọn đội ngũ giảng dạy; nhưng đồng thời lại là mặt hạn chế, là điểm yếu, gây nhiều khó khăn cho Hiệu trưởng ở những vùng thiếu GV , kinh tế kém phát triển, ở những nơi này, Hiệu trưởng thường bị lệ thuộc nhiều đội ngũ GV thỉnh giảng ở trường công lập, rất khó ổn định được đội ngũ GV để vừa đủ về số lượng và bảo đảm yêu cầu về trình độ sư phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 52 - 58)