Giáo dục-Đào tạo ở Đồng Nai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPTDL Ở TỈNH ĐỒNG NAI.

3.1.2 Giáo dục-Đào tạo ở Đồng Nai.

Công tác xã hội hố giáo dục và đa dạng hóa các loại hình trường lớp. Trước năm 1975, hệ thống giáo dục của Tỉnh có quy mơ nhỏ, trường cơng lập rất ít, phần lớn là trường bán cơng, tư thục. Vùng xa, vùng nông thôn hầu như khơng có trường.

Ngay sau ngày 30/4/1975, ngành GD-ĐT đã có kế hoạch phát triển giáo dục ở các vùng núi, vùng căn cứ kháng chiến cũ, vùng đồng bào dân tộc. Trường lớp được phát triển rộng khắp ở tất cả các địa phương trong Tỉnh. Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ lần thứ II ( Tháng 4/1977), lần thứ III ( Tháng 1/1983) đã xác định việc xây dựng một nền giáo dục mới XHCN, chú trọng việc xây dựng đội ngũ giáo viên và phát triển dần trí.

Về mục tiêu giáo dục, trong quy hoạch tổng thể có định hướng tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục trên cơ sở xã hội hóa và đa dạng hóa các loại hình giáo dục nhằm huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đến lớp. Phấn đâu đến năm 2010 huy động được 90% trẻ em 5 tuổi ra lớp; hồn thành cơ bản xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tiến tới phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Từ năm 2005 đến năm 2010 hoàn thành cơ bản phổ cập trung học cơ sở toàn Tỉnh và phổ cập trung học phổ thơng ở thành phố Biên Hịa, tiến tới phổ cập trung học phổ thơng trên phạm vi tồn Tỉnh.

Các biện pháp để thực hiện mục tiêu giáo dục là : Đẩy mạnh XHHGD và đa dạng hóa các loại hình trường lớp để khai thác ngày càng nhiều nguồn lực xã hội đáp ứng cho yêu cầu phát triển giáo dục; sắp xếp lại hệ thống trường lớp theo từng địa bàn một cách phù hợp, đồng thời xây dựng mới CSVC hàng năm đủ để đáp ứng nhu cầu giáo dục; thường xuyên có kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên để tiến tới tiêu chuẩn hóa đội ngũ theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Qua 26 năm (tính đến năm 2001), sự nghiệp GD-ĐT của tỉnh Đồng Nai đã không ngừng phát triển số lượng với quy mô lớn và luôn giữ vững , nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành : "Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài" cho tỉnh và cho đất nước. Chỉ tính trong ngành học phổ thơng từ năm học-1990-1991 đến 1999- 2000, cho thấy quy mô phát triển mạnh ( xem Phụ lục 1), trong đó có sự phát triển của hệ thống các trường ngồi cơng lập (xem Phụ lục 2).

Để đẩy mạnh XHHGD và đa dạng hóa các loại hình trường lớp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của thanh thiếu niên, từ năm học 1988 - 1989, ngành GD và ĐT Đồng Nai tiếp tục phát triển các trường mầm non dân lập và xây dựng các trường dân lập, bán cồng của ngành học phổ thông.

Năm học 1989 - 1990 có một trường dân lập cấp 2,3 (THPTDL Văn Hiến) và một số lớp dân lập cưa bậc tiểu học, mầm non.

Đến năm học 1999 - 2000 tồn Tỉnh đã có 34 trường mầm non dân lập, 8 trường tiểu học dân lập, Ì trường THCS dân lập, 5 trường THPT dân lập , 1 trường mầm non bán công với tổng số học sinh là : 21.165 HS dân lập và 28.806 HS bán công.

Bên cạnh các trường mầm non, phổ thông bán công, dân lập , Tỉnh cịn khuyến khích mở các cơ sở đào tạo đại học, THCN, dạy nghề ngồi cơng lập để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người lao động. Các cơ sở đào tạo ngồi cơng lập bắt đầu phát triển từ năm học 1996 - 1997. Đến năm 2000, tồn Tỉnh đã có : 1 trường Đại học dân lập ( Lạc Hồng ) với quy mô 5.400 SV; 1 cơ sở đại học mở bán công; 1 trung tâm dạy nghề của Tỉnh; 4 trung tâm dạy nghề của các ban ngành, đoàn thể; 2 trung tâm dạy nghề của TP. Biên Hòa và H.

Long Thành; 17 cơ sở dạy nghề tư nhân; 1 trường dân lập ngoại ngữ; 5 trung tâm tin học ngoại ngữ và 16 cơ sở dạy ngoại ngữ - tin học được cấp giấy phép hoạt động. Tính từ năm 1990 đến năm 2000, số người được đào tạo, bồi dưỡng từ các hình thức đào tạo ngồi chính quy đã lên đến hàng chục ngàn người, giúp cho nhiều cán bộ và người lao động có cơ hội để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ hoặc học được một nghề để tổ chức sản xuất hoặc xin vào làm tại các cơng ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn Tỉnh.

Riêng trong ngành học mầm non và phổ thông, chỉ tiêu về tỷ lệ cơ cấu học sinh công lập, bán công, dân lập trong tổng số tồn Tỉnh phản ánh tình hình xã hội hố giáo dục đối với ngành học mầm non và cấp THPT có xu hướng phát triển thuận lợi (tỷ lệ HS ngồi cơng lập chiếm 22% so với tổng số HS trong toàn Tỉnh) ; qua đó làm giảm áp lực đối với các trường công lập. Nếu chậm phát triển các trường dân lập hoặc phát triển hạn chế thì áp lực học sinh cấp 3 đè nặng lên các trường THPT cơng lập vốn đã khó khăn về giáo viên và quá tải về cơ sở vật chất ( học sinh cấp 3 mỗi năm tăng khoảng 17,8 %). [4]

Hội nghị tổng kết năm học 2001 - 2002 của Ngành GD-ĐT Đồng Nai cũng đã khẳng định trong việc hoàn thành các mục tiêu phát triển của năm học, việc các ngành học, cấp học tiếp tục phát triển quy mơ trường lớp, HS theo đa dạng hóa các loại hình trường lớp cũng đã góp phần khơng nhỏ vào sự thành công của Ngành trong năm học.[l]

3.2 Quá trình hình thành và phát triển trường THPTDL ở Đồng Nai. 3.2.1 Hoàn cảnh ra đời và quy mô phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)