Phân cấp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 37 - 39)

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục

1.4.1. Phân cấp quản lý

Đinh Thị Minh Tuyết (2007) đã nêu rõ phân cấp quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Đối với giáo dục mầm non, có những tính chất và đặc điểm riêng nên việc phân cấp đối với cấp học này là cần thiết với những lí do sau:

- Hoạt động của cấp học mầm non bao gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo với đặc thù về đối tượng, nội dung, chương trình, tiêu chuẩn ni dạy trẻ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học… nên không thể tiến hành quản lý chung như các cấp học khác, phân cấp quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của cấp học này gắn hoạt động quản lý với đặc thù của đối tượng quản lý.

- Việc phân cấp quản lý giáo dục mầm non nhằm chuyển giao quyền hạn, thẩm quyền, trách nhiệm quản lý cho cơ quan chủ quản trực tiếp quản lý bậc học này nhằm đảm bảo hoạt động quản lý kịp thời, thuận lợi phục vụ và đáp ứng yêu cầu của đối tượng quản lý.

- Phân cấp quản lý đối với giáo dục mầm non nhằm giúp cho chủ thể quản lý gần gũi, gắn bó, nắm bắt, giải quyết yêu cầu quyền lợi chính đáng của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục mầm non.

- Phân cấp quản lý nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý về giáo dục mầm non của cơ quan và đội ngũ CBQL đối với cơ sở giáo dục mầm non.

- Phân cấp quản lý giáo dục chủ động thu hút, kêu gọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục mầm non góp phần thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục.

1.4.1.1. Hiệu trưởng

Theo Điều lệ trường mầm non Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số14/2008/QĐ- BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung điều lệ trường mầm non đã quy định: Hiệu trưởng trường mầm non là người đứng đầu đơn vị cơ sở của ngành GDMN, là người chịu trách nhiệm trước đảng bộ chính quyền địa phương và cấp trên về quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường theo đường lối của Đảng, phương hướng nhiệm vụ của ngành, có vị trí quyết định trong quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo nói riêng và quyết định việc đưa

nhà trường tiến tới các mục tiêu về GD trẻ em trong độ tuổi mầm non; đồng thời chịu trách nhiệm Cao nhất về hành chính cũng như về chuyên môn trong nhà trường. Ngoài ra, hiệu trưởng sẽ kiêm nhiệm quản lý quá trình rèn luyện đạo đức, học tập văn hố, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng kịp thời khen thưởng và khắc phục những thiếu sót của đội ngũ trong nhà trường và hiệu quả ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của giáo viên cơ sở mình phụ trách.

Thêm vào đó, người hiệu trưởng phải quản lý việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ để đạt chuẩn và trên chuẩn theo luật giáo dục hiện hành đối với từng nhân viên và giáo viên đơn vị mình chịu trách nhiệm.

1.4.1.2. Giáo viên

Giáo viên nhóm, lớp có những nhiệm vụ sau đây: - Bảo vệ an tồn tuyệt đối tính mạng của trẻ em.

- Gương mẫu, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ.

- Chủ động phối hợp với gia đình trẻ trong việc chăm sóc, giáo dục và tun truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học cho các bậc cha mẹ.

1.4.1.3. Phụ huynh học sinh

Phát huy đúng vai trò của đại diện cha mẹ học sinh, nâng cao giá trị việc giáo dục kết hợp giữa gia đình và nhà trường, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Phụ huynh học sinh thật sự trở thành tiếng nói chung trong các hoạt động giáo dục, cùng với nhà trường và giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 37 - 39)