Củng cố tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 81 - 83)

3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo các trường

3.3.2.Củng cố tổ chuyên môn

3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc xây dựng và củng cố tổ chuyên môn trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non là yêu cầu cần thiết, là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới giáo dục mầm non. Trong thực tiễn dạy học, các trường MNTT thành phố Vĩnh Long đã chỉ đạo phong trào thành lập tổ chuyên môn trong GDMN. Tuy nhiên, chưa phát huy được hiệu quả của tổ chun mơn trong cơng tác giáo dục. Vì thế, việc củng cố lại tổ chức này cũng là yêu cầu cần thiết trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.

Mục tiêu của biện pháp là làm cho GV nhận thức về bản chất của tổ chức hoạt động giáo dục, bản chất của phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục, phân

biệt được những đặc điểm khác nhau giữa phương pháp truyền thống và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục tích cực, biết phát huy những yếu tố tích cực trong các phương pháp truyền thống, hiểu biết và vận dụng được một số phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục tích cực. Từ đó đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non bằng sự hợp tác với nhau để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

3.3.2.2. Nội dung biện pháp

Bồi dưỡng tri thức để giáo dục trẻ được thành công, người GV phải hiểu rõ bản chất của hoạt động giáo dục trẻ để tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục của mình một cách khoa học, đúng quy luật nhận thức của trẻ, nắm được những yêu cầu cần phải đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục, để áp dụng một cách có hiệu quả thơng qua việc chia sẻ kinh nghiệm giáo dục trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn.

Bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức cơ sở chuyên ngành, kiến thức về phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội thông qua các hoạt động học tập, vui chơi, lao động, đi dạo, tham quam, ngày hội ngày lễ thông qua các chủ đề.

Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng hoạt động giáo dục trẻ theo chủ đề; kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp; phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ, biết tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm lớp; kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ; kỹ năng quản lý lớp học; kỹ năng giao tiếp với trẻ, với đồng nghiệp, với phụ huynh và với cộng đồng.

3.3.2.3. Cách thức thực hiện

Tổ chuyên môn là lực lượng nịng cốt, vì vậy cần chọn giáo viên có trình độ đạt chuẩn hoặc trên chuẩn, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín đối với đồng nghiệp, có năng lực sư phạm tốt để chỉ đạo phân công điều hành giáo viên trong tổ. Xây dựng kế hoạch hoạt động từng tháng, tuần. Hàng tháng sinh hoạt 02 lần tạo nề nếp trong sinh hoạt, có đánh giá kết quả và kế hoạch tiếp theo.

3.3.2.4. Điều kiện thực hiện

dưỡng kiến thức năng lực tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non.

Tạo môi trường làm việc nhóm để chia sẻ kinh nghiệm bản thân, học hỏi những điều hay từ đồng nghiệp để nâng cao chất lượng học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 81 - 83)