Đánh giá chung việc quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 75)

mầm non tư thục thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

2.7.1. Mặt mạnh

Các trường mầm non tư thục trên địa bàn luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thành phố Vĩnh Long, và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo Phòng Giáo dục trong các hoạt động.

Cơ cấu tổ chức ban giám hiệu phù hợp đặc điểm trường, BGH chỉ đạo nhiệt tình, gần gũi.

Đội ngũ nhà trường trẻ, khỏe, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân, chia sẻ kinh nghiệm cho đồng nghiệp.

Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, phương tiện hiện đại được đầu tư tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.

Đại diện hội cha mẹ học sinh của các trường có quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường.

2.7.2. Mặt yếu

Bên cạnh những mặt mạnh đã nêu, việc quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục cịn có những mặt yếu sau:

Việc xây dựng kế hoạch chuyên môn đã được giao cho Phó hiệu trưởng chuyên môn phụ trách xây dựng cho các khối lớp và yêu cầu khối trưởng lập kế hoạch để triển khai đến các giáo viên trong khối. Tuy nhiên, công tác này chưa được thực hiện nghiêm túc đến các giáo viên.

Chưa phát huy nhiệm vụ và trách nhiệm của tổ chuyên môn do năng lực chuyên môn nghiệp vụ, việc chia sẻ rút kinh nghiệm giữa các thành viên trong tổ cũng chưa được thực hiện cách nghiêm túc và thường xuyên.

Với những áp lực của xã hội về việc chăm sóc giáo dục trẻ, bệnh thành tích và nhu cầu cuộc sống, một số giáo viên lên lớp như một bổn phận phải làm mà chưa quan tâm đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Khơng tạo cho trẻ được mơi trường thích hợp để trẻ hoạt động đúng với lứa tuổi.

Do nhu cầu của xã hội nên các cơ sở giáo dục tư thục ngày càng nhiều nhưng chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu trông giữ trẻ mà chưa quan tâm đến chất lượng giáo dục trẻ.

Công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên cịn chưa cơng khai Thấp

nhấth bạch, xử lý theo tình cảm nên chưa có sức răn đe đối với những trường hợp sai phạm.

Mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong vấn đề giáo dục trẻ

chưa được quan tâm một phần do cơng việc của gia đình và cha mẹ ít nhận thức được về tầm quan trọng của giáo dục mầm non.

Lãnh đạo nhà trường chưa chủ động tổ chức việc bồi dưỡng cho giáo viên

trong nội bộ trường nhưng chủ yếu thực hiện theo kế hoạch của phòng; chưa chủ động sáng tạo trong việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ tại trường.

2.7.3. Nguyên nhân

Đội ngũ CBQL, GV có trình độ quản lý, trình độ chun mơn không đồng đều, nhiều CBQL, GV bị hạn chế về năng lực cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ với nhiều lý do như: tuổi cao, trình độ đào tạo thấp, ngại đi học nâng cao trình độ, có biểu hiện ỉ lại.

Một số HT cịn khốn việc cho Phó HT, GV một phần vì ngại cơng việc và một phần khác do năng lực chuyên môn.

Kiến thức về quản trị cơ sở Giáo dục cịn hạn chế, vẫn cịn tình trạng quản lý dựa trên kinh nghiệm, theo cảm tính chủ quan cá nhân chưa biết vận dụng kiến thức vào công tác quản lý một cách khoa học, hiệu quả.

Tiểu kết chương 2

 

Trong chương 2, người nghiên cứu tổ chức khảo sát thực trạng của hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo các trường mầm non tư thục và thực trạng việc quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường MNTT. Qua kết quả khảo sát cho thấy thực trạng hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long đều được thực hiện khá tốt. Đối với thực trạng việc quản lý hoạt động giáo dục trẻ thì được kết quả: hầu hết CBQL và GV đều nhận thức được mức độ quan trọng trong việc giáo dục trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên, vẫn cịn số ít chưa nhận thức đầy đủ về mức độ quan trọng của các hoạt động này vì một số nguyên nhân như: Đội ngũ CBQL, GV có trình độ quản lý, trình độ chun mơn không đồng đều, nhiều CBQL, GV bị hạn chế về năng lực cũng như trình độ chun mơn nghiệp vụ với nhiều lý do như: tuổi cao, trình độ đào tạo thấp, ngại đi học nâng cao trình độ, có biểu hiện ỉ lại; Kiến thức về quản trị cơ sở giáo dục cịn hạn chế, vẫn cịn tình trạng quản lý dựa trên kinh nghiệm, theo cảm tính chủ quan cá nhân chưa biết vận dụng kiến thức vào công tác quản lý một cách khoa học, hiệu quả.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu tiếp tục đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo các trường mầm non tư thục thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THÀNH PHỐ VĨNH

LONG, TỈNH VĨNH LONG 3.1. Cơ sở đề xuất một số biện pháp

3.1.1. Cơ sở pháp lý

Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo là một hoạt động mang tính chất pháp chế được quy định trong các văn bản của Nhà nước, của Bộ, của Sở và của Phịng GD và ĐT. Vì thế các biện pháp đề ra cũng phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định chung của ngành, của bậc học.

Cơ sở pháp lý để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt đông giáo dục trẻ mẫu giáo các trường mầm non tư thục là các văn bản pháp quy sau đây:

Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BGDĐT ngày 18/06/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục trong đó “Giáo viên trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục phải có đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và sức khỏe theo quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ trường mầm non”.

Luật giáo dục (2005) và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục (2009).

Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2008/QĐ- BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), quy định rõ từ điều 22 – 26 trong điều lệ.

Công văn 2155/ SGDDT-CTTT về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; bảo vệ và phòng, chống hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em đã nêu:“Cán bộ quản lý, đặc biệt là người đứng đầu các cơ sở giáo dục phải gương mẫu, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở giáo viên, nhân viên, có biện pháp ngăn ngừa, can thiệp kịp thời không để xảy ra hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em”.

3.1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn

Bậc học mầm non có nhiều điểm khác biệt so với các ngành học khác trong hệ thống Giáo dục quốc dân. Mỗi thành tích của bậc học đều phụ thuộc rất lớn vào sự động viên, cỗ vũ, sự quan tâm của toàn xã hội. Để chất lượng chăm sóc – giáo

dục trẻ mầm non tư thục được nâng cao, Ban Giám hiệu cần tổ chức huy động, quản lý việc tiếp nhận trẻ theo từng độ tuổi. Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ để xác định đúng mục tiêu, nội dung chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ. Trẻ được vận động phù hợp với sức khỏe và độ tuổi qua các bài tập vận động cơ bản. Cung cấp kiến thức cho trẻ phải mang tính phát huy sự hiểu biết của trẻ, ln tạo tình huống kích thích trẻ tìm tịi khám phá. Với nhịp độ thường xun ơn cũ, học mới để khắc sâu kiến thức cần cung cấp cho trẻ. Phải dùng hình thức trị chơi kích thích trẻ học tập là chính. Do vậy, việc đưa ra một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo các trường mầm non tư thục Thành Phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long hiện nay là rất cần thiết và đáp ứng yêu cầu phát triển GDMN.

3.2. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.2.1. Đảm bảo tính pháp chế

Giáo dục đào tạo của Nhà trường luôn gắn liền với mục tiêu GD&ĐT chung của toàn ngành và đáp ứng kịp thời nhu cầu của toàn xã hội. Xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, mục tiêu đào tạo của nhà trường là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mọi hoạt động của nhà trường đều nằm trong hệ thống chung. Hệ thống đó bao gồm một đội ngũ từ lãnh đạo đến đội ngũ GV và các thành tố trong hệ thống có sự tương quan chặt chẽ với nhau. Có nắm được tương quan hệ thống thì biện pháp đề xuất mới phù hợp, có khả năng thực hiện và áp dụng.

3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo các trường Mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long phải dựa trên điều kiện cụ thể, hồn cảnh, mơi trường khách quan, chủ quan của nhà trường hiện tại và tương lai. Trên cơ sở điều kiện vật chất, khả năng tài chính, nguồn nhân lực hiện có, khả năng và trình độ của GV, nhà trường sẽ tiến hành thực hiện từng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ. Các biện pháp đề xuất phải là những biện pháp phù hợp với nhu cầu thật sự để giải quyết được những khó khăn trở ngại của nhà trường.

3.2.3. Đảm bảo tính khách quan

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải tác động lên cả nhận thức lẫn hành vi của mọi thành viên trong trường. Mỗi CB, GV, NV không chỉ được nâng cao về nhận thức, về trình độ và trách nhiệm GD trẻ mà còn phải thực hiện hoạt động GD trẻ bằng những hành động cụ thể của mình, với một hiệu quả Cao nhất.

Xuất phát từ đặc điểm của trẻ MN phát triển tổng thể, toàn diện. Mỗi hoạt động GD trẻ đều có tác dụng phát triển trẻ một cách tồn diện . Do đó trong q trình tổ chức các hoạt động GD trẻ giáo viên phải chú ý đến sự phát triển của trẻ một cách toàn diện trên các lĩnh vực như mục tiêu đã đề ra.

3.2.4. Đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp nêu ra nhằm vào mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường, tăng cường công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tư thục. Những biện pháp nêu ra nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục trong thành phố Vĩnh Long hiện nay. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để với một thực trạng cơ sở vật chất, một đội ngũ GV hiện có nhà trường có thể tạo ra chất lượng giáo dục tốt nhất. Bởi vậy nguyên tắc này đòi hỏi việc đề xuất biện pháp phải mang lại hiệu quả trong hoàn cảnh cụ thể tại thời điểm nhất định. Khi đề xuất các biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL, giáo viên, phải dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, và được xây dựng trên những luận cứ khoa học, đáp ứng với các yêu cầu thực tế bảo đảm tính khả thi cao.

3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo các trường mầm non tư thục thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long non tư thục thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

3.3.1. Xây dựng kế hoạch chuyên môn

3.3.1.1. Mục tiêu biện pháp

Trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học các cấp đã chỉ đạo và hướng dẫn, từ đó xây dựng kế hoạch năm học; kế hoạch tháng; kế hoạch tuần; xây dựng chế độ sinh hoạt; xây dựng kế hoạch chun mơn cụ thể: chương trình dạy cho từng khối lớp phù hợp với tình hình của trường.

3.3.1.2. Nội dung biện pháp

Chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp xây dựng kế hoạch hoạt động và được nhà trường phê duyệt mới thực hiện. Hằng tháng giáo viên báo cáo kế hoạch, lịch dạy của lớp cho nhà trường. Qua đó Ban giám hiệu có cơ sở để theo dõi, kiểm tra và có biện pháp chỉ đạo kịp thời tốt hơn.

3.3.1.3. Cách thức thực hiện

Giao chỉ tiêu chất lượng cho từng khối, lớp:

- Dựa vào chất lượng của các lớp, giao chỉ tiêu chất lượng cho các khối cụ thể:

+ Mẫu giáo Lá: Đạt 98%. + Mẫu giáo Chồi: Đạt 97%. + Mẫu giáo Mầm: Đạt 95%.

Chất lượng được giao gắn với chỉ tiêu thi đua của lớp, của cá nhân vào cuối năm. Với biện pháp này giáo viên trăn trở, tìm tịi có nhiều biện pháp trong việc giáo dục trẻ, trong kế hoạch, phương pháp ôn luyện kiến thức cho trẻ thêm vào các thời điểm trong ngày.

3.3.1.4. Điều kiện thực hiện

Tạo điều kiện thời gian để GV yên tâm tham gia các hoạt động chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm, tránh khuynh hướng chủ quan, coi nhẹ công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

3.3.2. Củng cố tổ chuyên môn

3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc xây dựng và củng cố tổ chuyên môn trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non là yêu cầu cần thiết, là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới giáo dục mầm non. Trong thực tiễn dạy học, các trường MNTT thành phố Vĩnh Long đã chỉ đạo phong trào thành lập tổ chuyên môn trong GDMN. Tuy nhiên, chưa phát huy được hiệu quả của tổ chun mơn trong cơng tác giáo dục. Vì thế, việc củng cố lại tổ chức này cũng là yêu cầu cần thiết trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.

Mục tiêu của biện pháp là làm cho GV nhận thức về bản chất của tổ chức hoạt động giáo dục, bản chất của phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục, phân

biệt được những đặc điểm khác nhau giữa phương pháp truyền thống và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục tích cực, biết phát huy những yếu tố tích cực trong các phương pháp truyền thống, hiểu biết và vận dụng được một số phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục tích cực. Từ đó đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non bằng sự hợp tác với nhau để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

3.3.2.2. Nội dung biện pháp

Bồi dưỡng tri thức để giáo dục trẻ được thành công, người GV phải hiểu rõ bản chất của hoạt động giáo dục trẻ để tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục của mình một cách khoa học, đúng quy luật nhận thức của trẻ, nắm được những yêu cầu cần phải đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục, để áp dụng một cách có hiệu quả thơng qua việc chia sẻ kinh nghiệm giáo dục trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn.

Bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức cơ sở chuyên ngành, kiến thức về phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội thông qua các hoạt động học tập, vui chơi, lao động, đi dạo, tham quam, ngày hội ngày lễ thông qua các chủ đề.

Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng hoạt động giáo dục trẻ theo chủ đề; kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp; phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ, biết tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm lớp; kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ; kỹ năng quản lý lớp học; kỹ năng giao tiếp với trẻ, với đồng nghiệp, với phụ huynh và với cộng đồng.

3.3.2.3. Cách thức thực hiện

Tổ chuyên mơn là lực lượng nịng cốt, vì vậy cần chọn giáo viên có trình độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 75)