Mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường MNTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 29 - 32)

1.3. Hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường MNTT trong hệ thống

1.3.1. Mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường MNTT

Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Mục tiêu giáo dục trẻ mẫu giáo được thể hiện trong chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục ban hành trên các lĩnh vực giáo dục phát triển gồm:

1.3.1.1. Về phát triển thể chất

Giúp bảo vệ và rèn luyện sức khoẻ cho trẻ. Bên cạnh đó, cung cấp cho trẻ một số hiểu biết và giá trị của từng bộ phận trên cơ thể. Tập cho trẻ một số kỹ năng giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh mơi trường và tự phục vụ bản thân trong sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời, rèn luyện và phát triển các kỹ năng vận động và các tố chất thể lực kèm theo phát triển năng lực của các giác quan nhằm chuẩn bị tốt thể lực, sức khoẻ để trẻ bước vào hoạt động học tập có hiệu quả (Thơng tư số 17/2009/TT-

BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Ngồi

ra, nhà trường ln quan tâm đến trẻ ở các vấn đề sau:

- Sự khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi của trẻ.

- Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế. - Trẻ có khả năng phối hợp các giác quan và vận động nhịp nhàng, cũng như

biết định hướng trong khơng gian.

- Trẻ có đạt được kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đơi tay khơng.

- Trẻ có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe.

- Trẻ có biết một số thói quen, kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo sự an toàn của bản thân.

1.3.1.2. Về phát triển nhận thức

Nhằm mục đích khai mở cho trẻ nhận biết về thế giới xung quanh vốn rất xa lạ với trẻ, để có những hành động phù hợp với mơi trường và hoàn cảnh xã hội nơi trẻ gắn kết. Phát triển nhận thức đúng đắn sẽ giúp hình thành và phát triển hoạt động trí tuệ của trẻ như: quan sát, phân tích, so sánh, phân loại, khái quát, khả năng giải quyết vấn đề theo từng hồn cảnh cụ thể. Thơng qua vấn đề này, trẻ có thể hiểu thêm về mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng trong xã hội nhằm hình thành ở trẻ một số kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc chuẩn bị vào lớp 1 như có thể hiểu được các biểu tượng toán sơ đẳng, những kỹ năng cần thiết cho việc học đọc, học viết ở lớp 1; cũng như phát triển tính tị mị, ham hiểu biết, khả năng chú ý, tưởng tượng, trí nhớ và tư duy sáng tạo, khả năng làm việc độc lập ở trẻ. (Thông tư số

17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1.3.1.3. Về phát triển ngơn ngữ

Thơng qua vấn đề này, trẻ có thể giao tiếp với mọi người xung quanh các kỹ năng nghe - nói, điều này rất cần thiết cho sự phát triển ngơn ngữ của trẻ. Chính điều này, sẽ giúp trẻ có thể diễn đạt ý nghĩ, mong muốn, nhu cầu, tình cảm - cảm xúc của mình một cách rõ ràng, dễ hiểu đối với mọi người xung quanh; và điều này sẽ giúp trẻ thành công hơn trong cuộc sống hiện tại cũng như sau này. Bên cạnh đó, nên cho trẻ làm quen với các kỹ năng đọc, viết ban đầu để chuẩn bị vào lớp một và quá trình học tập tiếp theo (Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm

2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trẻ sau khi hồn thành xong chương

- Có khả năng lắng nghe vốn từ 3500 - 5000 từ, hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày.

- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ)

- Có thể diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày. - Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.

- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp độ tuổi.

- Có một số kỹ năng ban đầu về việc đọc và viết.

1.3.1.4. Về phát triển tình cảm - xã hội

Cần quan tâm đến khía cạnh này để trẻ có thêm những hiểu biết về các hiện tượng, mơi trường, hồn cảnh xã hội xung quanh, từ đó giáo dục và hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ tích cực đối với cộng đồng và thế giới xung quanh. Việc động viên trẻ tự tin vào khả năng, năng lực của bản thân sẽ khuyến khích trẻ tự lực, biết hành động theo sáng kiến, suy nghĩ của bản thân, biết chịu trách nhiệm về những việc mình làm. Nếu làm tốt những kỹ năng này, sẽ tạo môi trường cho trẻ tiếp xúc với nếp sống và hành vi văn hoá; đồng thời trẻ sẽ biết gần gũi, bảo vệ thành quả lao động của mình cũng như người khác trong xã hội. (Thông tư số 17/2009/TT-

BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 1.3.1.5. Phát triển thẩm mỹ

Giáo dục thẩm mỹ là một quá trình quan trọng, tác động có mục đích và có hệ thống vào nhân cách của trẻ, nhằm phát triển khả năng cảm thụ và thưởng thức cái đẹp trong nghệ thuật, trong môi trường và trong đời sống xung quanh trẻ, nhằm giáo dục lòng yêu cái đẹp và đem cái đẹp vào trong đời sống một cách sáng tạo; điều này, sẽ giúp trẻ thích thú hơn với cuộc sống xung quanh; đồng thời phát triển ở trẻ những cảm xúc thẩm mỹ, yêu thích cái đẹp, thích tạo ra cái đẹp. (Thơng tư số

17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trẻ sau khi được giáo dục về phát triển thẩm mỹ sẽ đạt được những vấn đề

sau:

phẩm nghệ thuật.

- Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình.

- u thích, hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 29 - 32)