Thực trạng việc thực hiện nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 56 - 63)

2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư

2.4.2. Thực trạng việc thực hiện nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường

mầm non tư thục

2.4.2.1. Lĩnh vực phát triển nhận thức

Qua khảo sát 6 trường MNTT trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long bằng việc phỏng vấn một số giáo viên tại trường, được xem qua hồ sơ sổ sách của các bé và báo cáo của BGH cho thấy 100% các bé đạt chuẩn về phát triển nhận thức. Đây là bước tiến trong giáo dục đặc biệt là đối với các trường MNTT; điều này cần sự hỗ trợ hơn nữa từ các cấp Lãnh đạo và chính quyền địa phương nhằm thúc đẩy giáo dục mầm non tư thục phát triển.

Bảng 2.6. Tỉ lệ bé đạt được lĩnh vực phát triển nhận thức

STT Trường MNTT Tỉ lệ bé đạt được lĩnh vực phát triển nhận thức

1 Trường MNTT Thanh An 100%

2 Trường MNTT Mai Linh 100%

3 Trường MNTT Diễm Phúc 100%

4 Trường MNTT Hoa Sen 100%

5 Trường MNTT Baby Ngoan 100%

6 Trường MNTT Việt Mỹ 100%

Phát triển nhận thức là quá trình tổng hợp các lĩnh vực phát triển khác để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, về nhận thức, về thẩm mỹ, về ngơn ngữ và tình cảm- xã hội. Nên bảo đảm việc chăm sóc – giáo dục cho trẻ MN là hết sức cần thiết; đó là nền tảng, cơ sở ban đầu cho trẻ vào tiểu học. Các giáo viên Mầm non cần thể hiện hết vai trò vừa là Thầy, vừa là Mẹ, vừa là Người hướng dẫn, vừa là Bạn của trẻ thì q trình chăm sóc – giáo dục trẻ mới đạt hiệu quả cao.

Đối với trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học” nên mọi kiến thức đều chuyển tải đến cho trẻ qua con đường trò chơi, thi đua. Những khái niệm sơ đẳng của toán học: “to hơn- nhỏ hơn”, “dài hơn- ngắn hơn”, “nhiều hơn- ít hơn”, “phân

chia- tách- gộp”, “phía trước- phía sau”, “phía trên- phía dưới”, “nhận biết chữ số đến 9” rất được chú trọng để đào tạo cho các bé. Những khái niệm về môi trường xung quanh như: hiện tượng tự nhiên trời mưa, trời nắng, trời lạnh, trời nóng, q trình phát triển của cây, nhóm động vật sống trong nhà, động vật sống trong rừng, nhóm gia cầm, gia súc, côn trùng, các phương tiện giao thông, một số nghề trong xã hội, những ngày lễ hội trong năm... luôn được xem trọng và được lồng ghép thông qua các buổi học tập chủ đề cho các bé, nhằm củng cố và mở rộng kiến thức cho các bé, giúp bé làm quen và có một cách nhìn mới hơn về cuộc sống tự nhiên và xã hội xung quanh mình.

2.4.2.2. Lĩnh vực phát triển ngơn ngữ

Tại 6 trường MNTT trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long 100% các bé đạt chuẩn về phát triển ngôn ngữ. Điều này thể hiện qua việc, sau khi hồn thành chương trình mẫu giáo các bé đã có thể: đọc, nói, kể chuyện và diễn đạt suy nghĩ một cách rành rọt mà người khác có thể hiểu được (Bảng 2.7)

Bảng 2.7. Tỉ lệ bé đạt được lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

STT Trường MNTT Tỉ lệ bé đạt lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

1 Trường MNTT Thanh An 100%

2 Trường MNTT Mai Linh 100%

3 Trường MNTT Diễm Phúc 100%

4 Trường MNTT Hoa Sen 100%

5 Trường MNTT Baby Ngoan 100%

6 Trường MNTT Việt Mỹ 100%

Đối với trẻ Mầm non, ngôn ngữ là con đường dẫn tri thức từ môi trường bên ngồi đến trẻ, giúp trẻ có nhiều kinh nghiệm sống, vốn hiểu biết, tri thức, kỹ năng. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, chúng ta sử dụng câu hỏi, âm thanh, lời nói của giáo viên và của trẻ nhằm giúp trẻ nhận biết và thể hiện những xúc cảm của bản thân trong khi chơi. Ở trẻ mẫu giáo, âm thanh ngơn ngữ và lời nói đã phát triển mạnh, vốn từ đã tăng lên với số lượng đáng kể (khoảng 3000 từ); trẻ đã nghe hiểu âm thanh, lời nói có ngữ điệu biểu cảm khác nhau và diễn đạt ý nghĩ, xúc cảm, tình cảm của trẻ bằng ngơn ngữ nói mạch lạc. Đây là điều kiện để giáo viên tác động biện pháp giáo dục trẻ bằng việc sử dụng âm thanh, lời nói và các câu hỏi để dạy trẻ

thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề. Trước khi tiến hành, cho trẻ chơi trị chơi đóng vai theo chủ đề trong các giờ chơi tự do hay sinh hoạt buổi chiều, giáo viên cho trẻ nghe và sau đó tự nhận biết và tự thể hiện các âm thanh, lời nói có các sắc thái xúc cảm khác nhau. Khi bước vào buổi chơi, thoả thuận trước khi chơi, giáo viên cần chuẩn bị kỹ nội dung các câu hỏi để hỏi trẻ theo đúng nội dung, chủ đề của buổi chơi. Các câu hỏi không chỉ hướng vào thao tác, hành động của “vai chơi”, mà còn phải hướng vào thái độ, hành vi, cách cư xử của trẻ ở vai mình đóng. Khi tham gia vào trị chơi đóng vai theo chủ đề, giáo viên cho trẻ tự do, thoải mái trao đổi với nhau về nội dung chơi, cách chơi như thế nào để chơi vừa vui vừa mang tính giáo dục trẻ. Trong quá trình chơi, trẻ thể hiện những sắc thái xúc cảm khác nhau, bằng câu hỏi và lời nói của mình, giáo viên giúp trẻ nhận biết và gọi tên những xúc cảm đó; cuối buổi chơi, giáo viên cũng có thể sử dụng những câu hỏi để trẻ kể lại những xúc cảm mà trẻ đã thể hiện trong quá trình chơi.

2.4.2.3. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ

Bên cạnh đó, khi khảo sát bằng cách phỏng vấn giáo viên tại 6 trường MNTT Vĩnh Long, một điểm cần chú ý là đồ chơi cho trẻ. Hầu hết 6 trường này đều cho trẻ các đồ chơi mang tính giáo dục, đồ chơi phát triển quá trình nhận thức của trẻ, đồ chơi xếp hình để tạo thành những con số, con vật, rau quả, đồ chơi giúp trẻ học ghép chữ số và rất hạn chế những đồ chơi mang tính bạo lực như gươm, kiếm, súng. Đây là một điểm tích cực đáng khen của các trường tư thục khi có sự đầu tư chu đáo nhằm giúp trẻ hình thành nhân cách một cách đúng đắn, hạn chế hình thành bạo lực học đường cho trẻ sau này. Điều này được thể hiện qua Bảng 2.8

Bảng 2.8. Tỉ lệ bé đạt được lĩnh vực phát triển thẩm mỹ

STT Trường MNTT

Tỉ lệ bé đạt được lĩnh vực phát triển thẩm mỹ

Vẽ chuyện/đọc thơ Múa/hát/kể Đồ chơi mang tính giáo dục

1 Trường MNTT Thanh An 100% 100% 100%

2 Trường MNTT Mai Linh 100% 100% 100%

Phúc

4 Trường MNTT Hoa Sen 100% 100% 100%

5 Trường MNTT Baby Ngoan 100% 100% 100%

6 Trường MNTT Việt Mỹ 100% 100% 100%

Lòng yêu quê hương đất nước được trẻ thể hiện qua các tác phẩm tạo hình của trẻ. Qua khảo sát, tại các trường MNTT thành phố Vĩnh Long, trẻ 5 tuổi đã có thể dùng tranh vẽ để nêu lên cảm xúc của mình. Qua tranh vẽ chúng ta có thể đọc được thái độ yêu, ghét, lịng mong muốn của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ đã có thể biểu hiện những hành vi, cử chỉ lễ phép: chào hỏi, dạ, thưa. Cô giáo, Cha mẹ thường xuyên tập trẻ cúi đầu chào mẹ đến đón, chào cơ cháu về. Ngồi ra, trẻ biết nói bập bẹ “cảm ơn” khi nhận được quà bánh, khi nhận sự giúp đỡ của người khác và “xin lỗi” khi làm điều điều mất lòng ai.

Khi khảo sát, hầu hết các trẻ đã có thể cảm nhận được cái đẹp qua các tác phẩm văn học như câu chuyện về lòng hiếu thảo với Ơng, Bà, Cha, Mẹ của “Tích Chu”, “Hoa cúc trắng”. Tại lớp học, thơng qua những hình ảnh trực quan sinh động với giọng điệu diễn cảm nhẹ nhàng của các Cô đã tác động một cách mạnh mẽ đến trẻ. Trẻ đã biết thể hiện tình cảm của mình đối với các nhân vật trong truyện thông qua việc yêu hay ghét một ai đó.

2.4.2.4. Lĩnh vực phát triển thể chất

Các trường MNTT, đều có nhận thức đúng đắn, xem giáo dục thể chất là một trong 5 mặt giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non, nhằm giúp trẻ khoẻ mạnh, phát triển hài hoà, cân đối, tạo điều kiện phát triển tinh thần cho các bé. Qua khảo sát, các trường MNTT đều thực hiện tốt khâu giáo dục thể chất, trong đó cơ sở vật chất được xem là yếu tố quan trọng trong việc phát triển thể chất cho trẻ mầm non. Hầu hết các trường đều xây dựng cơ sở vật chất thích hợp cho các hoạt động, theo hướng phù hợp với điều kiện vùng, miền, đảm bảo diện tích trường và sân chơi đúng qui định của nhà nước. Tất cả 6 trường mầm non đều có cơng trình vệ sinh phù hợp, có đủ nước sạch để trẻ dùng. Bên cạnh đó, các trường MNTT được khảo sát đều tuân theo Điều lệ trường mầm non (ban hành ngày 07/04/2008 của Bộ Giáo dục- Đào

tạo) cũng như các danh mục tối thiểu trong trường MN (Thông tư 02/2010/TT- BGD & ĐT), về kích thước tiêu chuẩn đồ dùng, đồ chơi trong lớp và ngoài trời, dụng cụ mua sẵn hoặc tự tạo nhằm rèn luyện thể lực cho trẻ để hướng dẫn các vận động trườn, đi, chạy, nhảy, bật, ném, trò chơi vận động một cách đạt hiệu quả nhất. Ngoài ra, qua khảo sát, các trường đều rất chú tâm đến dinh dưỡng cho trẻ. Các trường đều nhận thức rằng muốn trẻ có cơ thể khoẻ mạnh, cần phải được cung cấp đầy đủ bốn nhóm thực phẩm cần thiết theo từng nhóm lớp. Điều này được làm như sau:

+ Sử dụng chương trình Foodkid hỗ trợ tính thực đơn để cân đối chính xác hàm lượng dinh dưỡng cho trẻ.

+ Thực phẩm chế biến đều bảo đảm u cầu vệ sinh an tồn thực phẩm, có màu tự nhiên hấp dẫn, có mùi thơm kích thích trẻ ăn.

+ Cơ tích cực dỗ dành để trẻ vui cùng bạn để ăn.

Bảng 2.9 cho thấy số lượng trẻ thừa và nhẹ cân chiếm tỷ lệ khá thấp (Cao nhất chỉ 9,2%). Điều này cho thấy có sự cố gắng trong việc thực hiện dinh dưỡng cho bé tại các trường Mầm non tư thục nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất tỷ lệ trẻ thừa và thiếu cân, nhằm tạo cho trẻ một cơ thể khỏe mạnh để sinh hoạt và học tập đạt kết quả tốt. Bảng 2.9. Tỉ lệ bé đạt được lĩnh vực phát triển thể chất STT Trường MNTT Tỉ lệ bé đạt được lĩnh vực phát triển thể chất (Mầm chồi lá) Vận động Nhẹ cân (<-2SD) Thừa cân (>+2SD) 1 Trường MNTT Thanh An 100% 9,2% 2,00

2 Trường MNTT Mai Linh 100% 9,4% 0,20

3 Trường MNTT Diễm Phúc 100% 9,5% 0,36

4 Trường MNTT Hoa Sen 100% 1% -

5 Trường MNTT Baby Ngoan 100% 9,2% -

2.4.2.5. Lĩnh vực phát triển tình cảm – xã hội

Các trường MNTT khảo sát đã phát huy một cách tích cực việc phát triển tình cảm - xã hội cho trẻ thông qua việc tổ chức hoạt động: trị chơi đóng vai theo chủ đề. Thơng qua vấn đề này, nhà trường đã giúp trẻ nhận biết và thể hiện chính xác xúc cảm của bản thân, hạn chế những xúc cảm tiêu cực và kéo dài những xúc cảm tích cực; từ đó, vận dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống một cách phù hợp theo chuẩn mực hành vi văn hố xã hội. Bên cạnh đó, các trường đã thực hiện các vấn đề sau:

Tác động giáo dục bằng đồ chơi

Tác động giáo dục bằng đồ chơi vào sự nhập vai, đồng thời cho trẻ luân phiên thay đổi nhóm chơi, vai chơi trong khi chơi. Điều này, mỗi trường ln địi hỏi giáo viên của mình phải biết dùng đồ chơi như một phương tiện, để giúp trẻ nhận biết và thể hiện những xúc cảm của bản thân thông qua sự nhập vai, qua đó trẻ bộc lộ những tình cảm phù hợp.

Lựa chọn giáo viên

Trường luôn chú trọng đến đội ngũ giáo viên và xem họ là lực lượng nòng cốt trong thành quả giáo dục của nhà trường. Cụ thể giáo viên sẽ đóng vai trị là người hướng dẫn, gợi ý cho trẻ, để trẻ tự tìm kiếm đồ chơi, nhưng họ cần phải lựa chọn đồ chơi an toàn cho trẻ, đồ chơi phải là những thứ mà trẻ có thể thao tác và hành động trực tiếp, tránh để trẻ tranh giành nhau đồ chơi dẫn đến xung đột xảy ra. Hơn nữa, việc giáo viên thường xuyên cho trẻ luân phiên thay đổi nhóm chơi, vai chơi ở mỗi buổi chơi sẽ tạo cho trẻ cơ hội được trải nghiệm tình cảm, xúc cảm của bản thân đối với bạn bè, những người và vật xung quanh.

Tại 6 trường MNTT khảo sát, qua việc phỏng vấn PHHS rút ra kết luận: Các

giáo viên đã sử dụng các hành vi mẫu mực của các nhân vật thể hiện xúc cảm tích cực trong truyện kể, phim hoạt hình và cuộc sống liên quan đến chủ đề chơi, giúp trẻ nhận biết những phản ứng hành vi xúc cảm đúng và học cách thể hiện cảm xúc tích cực theo các nhân vật trong truyện kể, hoặc con người cụ thể có biểu hiện hành vi xúc cảm tích cực; các truyện kể cần có tính nghệ thuật cao, phải giúp trẻ phân biệt rõ cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác, dễ nhớ và dễ hiểu, phù hợp với trình độ phát

triển của trẻ. Để làm được điều này, các giáo viên tại 6 trường MNTT khảo sát ngoài việc tiến hành đàm thoại với trẻ để gợi lên những hình ảnh về hành vi và biểu hiện xúc cảm mà trẻ vừa được nghe, vừa được quan sát, đã phải kết hợp với tranh ảnh minh hoạ, giáo viên. Vì vậy, hầu hết tại các trường khảo sát, trẻ 5-6 tuổi đã có những suy nghĩ cũng như nhận thức tích cực về cuộc sống xung quanh. Đây được xem là một trong những khía cạnh then chốt để giúp bồi dưỡng nhân cách theo hướng tích cực của trẻ sau này.

Ngồi ra, các giáo viên ln lấy những tấm gương mẫu mực từ chính bản thân mình, các cháu trong cùng lớp, ơng bà, cha mẹ, anh chị em của trẻ và bản thân trẻ để nêu gương vì nó dễ tạo ra các xúc cảm ở trẻ và trẻ sẽ dễ bắt chước hơn. Đây là điểm sáng trong giáo dục cần được học hỏi tại các cơ sở giáo dục mầm non khác nhằm cải thiện chất lượng giáo dục đạt hiệu quả cao nhất.

- Ngồi ra, tại các trường giáo viên ln đề cao phương châm đánh giá và tự đánh giá lẫn nhau. Cụ thể:

+ Giáo viên luôn để trẻ nhận xét và đánh giá về thái độ của nhau, phản ứng hành vi xúc cảm của trẻ ngay trong quá trình chơi hoặc cuối buổi chơi, để trẻ tự nhận biết các xúc cảm mà trẻ đã trải qua trong khi học và chơi.

+ Luôn theo dõi, quan sát những biểu hiện xúc cảm của trẻ trong suốt quá trình chơi và học.

+ Khi đánh giá bên cạnh việc khen ngợi, động viên và nêu gương trẻ, giáo viên cũng đã đưa ra những hình phạt phù hợp với lứa tuổi của trẻ nhằm giúp trẻ hiểu rõ nguyên nhân và kết quả đạt được, đồng thời giúp trẻ tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Tất cả những điều này sẽ giúp trẻ dần hồn thiện tính cách của mình sau này. Và đây được xem là một biện pháp rất hiệu quả trong việc giáo dục tình cảm - xã hội, giúp trẻ thành người có ích cho bản thân và xã hội sau này.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tơi đề xuất được các biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi nhận biết và thể hiện tình cảm - xã hội của bản thân qua trị chơi đóng vai theo chủ đề và đã có những bước thử nghiệm cho thấy kết quả khả quan. Điều đó khẳng định các biện pháp đưa ra là phù hợp với trẻ và có thể áp dụng vào dạy trẻ ở trường mầm non.

2.4.2.6. Mức độ thực hiện và đạt được các nội dung giáo dục cho trẻ

mẫu giáo

Kết quả thống kê ở bảng 2.10 và 2.11 về mức độ thực hiện và mức độ đạt được khi thực hiện các nội dung giáo dục cho trẻ mẫu giáo về thể chất, nhận thức,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 56 - 63)