Chức năng quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 39 - 44)

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục

1.4.2. Chức năng quản lý

1.4.2.1. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục của tổ chun mơn, kế hoạch nhóm, lớp trong trường mầm non.

Kế hoạch hóa là một chức năng quan trọng của công tác quản lý trường mầm non. Chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyết định chất lượng hiệu quả của q trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ năm học của ngành, tình hình cụ thể của trường, hiệu trưởng hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn và kế hoạch của nhóm lớp, giúp họ biết xác định mục tiêu, nhiệm vụ đúng đắn, đề ra các biện pháp rõ ràng, hợp lý và các điều

kiện để đạt được mục tiêu đề ra. Các dạng kế hoạch bao gồm: - Kế hoạch năm - Kế hoạch tháng - Kế hoạch tuần - Kế hoạch ngày.

Trong các bảng kế hoạch đó cần phải có các mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, con người (CBQL, GV, Trẻ), địa điểm tổ chức, thời gian, kinh phí.

Nội dung từng kế hoạch

Đối với kế hoạch năm học, hiệu trưởng xây dựng dự thảo, lấy ý kiến bổ sung, thống nhất trong toàn trường về nội dung gởi Phòng Giáo dục và Đào tạo duyệt và triển khai thực hiện.

Đối với kế hoạch của tổ chuyên môn và kế hoạch của nhóm lớp bao gồm: kế hoạch giáo dục trẻ, hiệu trưởng cần có sự chỉ đạo cụ thể về nội dung, quy trình xây dựng kế hoạch cho giáo viên. Việc chỉ đạo việc thực hiện xây dựng kế hoạch của tổ chun mơn và kế hoạch nhóm, lớp địi hỏi người hiệu trưởng cần phải thực hiện các biện pháp sau:

+ Triển khai các văn bản, chỉ thị, yêu cầu của ngành về yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đến giáo viên và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từng cá nhân phấn đấu (bao gồm chuẩn giáo dục mầm non độ tuổi 5-6 tuổi; hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ, các văn bản của Sở, của Phòng...)

+ Hướng dẫn giáo viên, các bộ phận trong trường xây dựng các loại kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục trong năm theo tháng, theo chủ đề, theo tuần, theo ngày.

+ Tổ chức cho giáo viên tự xây dựng kế hoạch. + Phê duyệt kế hoạch.

Việc xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, sát với yêu cầu của ngành, có vai trị quan trọng, định hướng, chỉ đạo cho việc thực thi các hoạt động giáo dục để đảm bảo cho quá trình tổ chức và kết quả của các hoạt động giáo dục trong trường. Chính vì thế việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch đảm bảo chất

lượng và có khả năng thực thi là một yêu cầu bắt buộc đối với người hiệu trưởng. Tất cả các kế hoạch đó đều được thống nhất với nội dung kế hoạch của nhà trường, đảm bảo khả năng phối hợp cao giữa các bộ phận, để cùng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường. Các kế hoạch xây dựng đều phải được hiệu trưởng phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện.(Trường CBQLGD thành phố HCM, Tài liệu bồi dưỡng CBQL trường MN, 2012)

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục

Các hoạt động thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ là thực hiện hoạt động chăm sóc - giáo dục theo mục tiêu của trường. Về nguyên tắc, chương trình là pháp lệnh của nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Người hiệu trưởng cần phải thực hiện nghiêm chỉnh, không được thay đổi, thêm, bớt làm sai lệch chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trong quá trình quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục, hiệu trưởng phải là người nắm vững nhất chương trình chăm sóc giáo dục, nội dung từng công việc người thực hiện và thời gian thực hiện.

Trong hoạt động giáo dục thì việc tổ chức thực hiện và phát triển chương trình giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý chuyên môn của người hiệu trưởng, nhằm giúp cho giáo viên đảm bảo thực hiện đúng, thực hiện đủ và thực hiện có hiệu quả, sáng tạo trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ. Để nắm được tình hình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, hiệu trưởng phải theo dõi thông qua hồ sơ chuyên môn, qua phản ánh của phó hiệu trưởng, tổ trưởng chun mơn và dự giờ để từ những thơng tin thu được, kịp thời có kế hoạch điều chỉnh, uốn nắn sao cho chương trình được thực hiện phù hợp với thời gian của năm học.(Trường CBQLGD thành phố HCM, Tài liệu bồi dưỡng CBQL trường MN, 2012)

1.4.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục và bồi dưỡng giáo viên

Đổi mới là quy luật phát triển tất yếu của thời đại và của mỗi quốc gia trên bước đường phát triển xã hội. Heraclitus - nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã từng nói: “Khơng có gì tồn tại vĩnh viễn, trừ sự thay đổi”, thay đổi diễn ra mọi lúc mọi nơi với mọi đối tượng. (Vũ Lan Hương, Quản lý sự thay đổi, 2016).

hoạt động dạy học, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, hoạt động đi dạo tham quan, ngày hội ngày lễ. Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục, khơng có nghĩa là phủ định các phương pháp truyền thống mà cần kế thừa những phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục tích cực đã có trong hệ thống phương pháp, đồng thời vận dụng các phương pháp mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy học trong nhà trường. Vì thế hiệu trưởng cần trân trọng, khuyến khích sáng kiến cải tiến của giáo viên nhằm giúp giáo viên nghiên cứu đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục thích hợp với từng mơn học, làm cho phong trào đổi mới phương pháp dạy học trở thành thường xuyên và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục cần có sự hỗ trợ của điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Để thúc đẩy phong trào đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục, hiệu trưởng cần trang bị đầy đủ phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động chăm sóc và giáo dục của giáo viên và phương tiện, đồ dùng hoạt động học tập của trẻ.

Trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay, đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục. Hiệu trưởng cần chỉ đạo giáo viên nghiên cứu áp dụng các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục sao cho phù hợp với nội dung của bài, phù hợp với sự nhận thức của học sinh theo từng độ tuổi, để phát huy năng lực sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập, vận dụng chỉ đạo đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục. Vì thế, cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên cũng cần phải đổi mới.(Trường CBQLGD thành phố HCM, Tài liệu bồi dưỡng CBQL trường MN, 2012)

1.4.2.4. Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo

Việc kiểm tra nội bộ là một việc làm hết sức quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của nhà trường cũng như có thể đánh giá chất lượng dạy và học của cơ sở giáo dục mà phụ huynh gửi trẻ. Qua kiểm tra, hiệu trưởng sẽ phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, để ngăn chặn, uốn nắn những lệch lạc của tập thể và cá nhân khi tiến hành công việc giảng dạy nơi đơn vị mình phụ trách. (Trường CBQLGD thành phố HCM, Tài liệu bồi dưỡng CBQL trường MN, 2012)

kiểm tra cơng việc của chính bản thân mỗi cán bộ giáo viên. Trong trường mầm non kiểm tra việc thực hiện chuyên môn rất quan trọng gồm các nội dung sau:

- Kiểm tra hoạt động của giáo viên: yêu cầu đi sâu vào các nội dung công việc và năng lực sư phạm của từng giáo viên, giúp họ làm tốt công việc giáo dục trẻ, đồng thời xây dựng được khơng khí sư phạm, thực hiện mục tiêu giáo dục một cách đồng bộ. Công tác tiến hành kiểm tra gồm: kiểm tra kế hoạch giáo dục trẻ; kiểm tra kế hoạch chủ nhiệm lớp; kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; kiểm tra việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục.

- Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn: cơng tác này giúp cho hiệu trưởng thấy được tồn bộ hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên và mối tương tác của các thành viên trong tập thể. Hiệu trưởng có thể kiểm tra tổ chun mơn tồn diện hoặc theo từng vấn đề như:

+ Kiểm tra tổ trưởng về nề nếp quản lý của tổ trưởng, nhận định của tổ trưởng về từng tổ viên, uy tín của tổ trưởng.

+ Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: kế hoạch của tổ, của các cá nhân, biên bản sinh hoạt tổ, các sáng kiến kinh nghiệm.

+ Kiểm tra nề nếp sinh hoạt tổ.

+ Kiểm tra công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của tổ thực hiện các chuyên đề, hội giảng, hội thi.

+ Kiểm tra việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào trong q trình giảng dạy. + Kiểm tra chất lượng giáo dục, trình độ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của tổ, chất lượng trẻ.

+ Kiểm tra công tác bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt động giáo dục, cơ sở vật chất, đồ dùng và các thiết bị trong quá trình giáo dục.

+ Kiểm tra kết quả hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo: kiểm tra việc thực hiện chương trình, kiểm tra giáo viên, kiểm tra trẻ thơng qua đánh giá các dạng kế hoạch (kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày): Đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục gắn với chủ đề (đánh giá theo mục đích, yêu cầu của chủ đề), đánh giá các hoạt động từng ngày (căn cứ vào các tiêu chí đánh giá trẻ theo từng hoạt động giáo dục về kiến thức, kỹ năng, thái độ qua hoạt động học tập, vui chơi,

ngày hội ngày lễ, lao động, đi dạo, tham quan).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 39 - 44)