Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và Giáo dục thành phố Vĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 48 - 50)

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội

Tồn thành phố có diện tích tự nhiên 48,08 ha, trong đó đất sản xuất nơng nghiệp là 23,76 ha; dân số 1.040.500 người, trong đó nữ 292.024 (tháng 2/2019); mật độ dân số 648 người/km2.

Thành phố Vĩnh Long nằm tại ngã ba sông Tiền và sông Cổ Chiên, trên trục giao thông nối hai cực phát triển nhất của vùng Nam Bộ. Theo quy hoạch phát triển đô thị đến năm 2020, thành phố Vĩnh Long cùng với Cần Thơ, Long Xuyên và Cao Lãnh là 4 đô thị trung tâm của vùng Đồng bằng sơng Cửu Long. Ngồi quốc lộ 1A - tuyến giao thông huyết mạch của vùng chạy qua, thành phố Vĩnh Long còn là điểm khởi đầu của các quốc lộ 80, 53, 57 nối với các tỉnh trong vùng và đường tỉnh 902 nối các huyện phía nam của tỉnh. Tất cả sẽ tạo cho thành phố dễ dàng trong việc giao lưu, giao thương, nối liền thành phố với các tỉnh, đơ thị khác trong tồn vùng, khu vực và cả nước. (https://www.vinhlong.gov.vn)

Định hướng phát triển kinh tế của thành phố là đẩy mạnh thương mại - dịch vụ. Tiếp tục đầu tư và phát triển các chợ, các khu thương mại dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh của người dân.

Theo kế hoạch phát triển đô thị của thành phố, trong tương lai, không gian thành phố Vĩnh Long sẽ mở rộng về phía Đơng tức khu vực phường 5, hướng tới ngã ba sông Cổ Chiên và sông Tiền, phát triển mạnh về phía Nam và Tây theo các trục quốc lộ 1A và quốc lộ 53. Cụ thể, đến năm 2020, phía Tây mở rộng một phần diện tích theo trục quốc lộ 53 kéo dài, hình thành khu đơ thị mới Mỹ Thuận. Phía Đơng mở rộng theo trục quốc lộ 57 và tỉnh lộ 31, nhằm phát triển tuyến cơng nghiệp Cổ Chiên. Phía Nam sẽ được mở rộng theo trục quốc lộ 53 (đường Phó Cơ Điều) đến sơng cầu Ơng Me Nhỏ, nhằm phát triển khu dân cư. Phía Bắc khai thác các khu sinh thái, du lịch tại cồn Chim, cồn Giông thuộc các phường Trường An, Tân Ngãi và Tân Hội.

2.1.2. Tình hình Giáo dục thành phố Vĩnh Long

Tính đến thời điểm cuối năm 2018, trên địa bàn thành phố Vĩnh Long có 28 trường học ở cấp phổ thơng. Trong đó: Trung học phổ thơng có 4 trường, Trung học cơ sở có 8 trường, Tiểu học có 16 trường và 21 trường MN bao gồm 15 trường MN công lập và 6 trường MNTT. Cơng tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ năm 2018 của đơn vị TPVL đạt được kết quả khả quan.

Trong số trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia 10/15 trường, có 04/15 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; tiểu học có 10/16 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 06/16 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; trung học cơ sở có 05/08 trường đạt chuẩn quốc gia.

Năm 2017: Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi đã và đang học chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên cấp THPT hoặc giáo dục nghề nghiệp: 5694/6443; tỷ lệ: 88,37%.

Năm 2018: Tỷ lệ thanh thiếu niên độ tuối 15-18 tuổi đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc GDTX cấp trung học phổ thông hoặc nghề nghiệp: 5603/6628 ; tỷ lệ 85%. (Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018 của Phòng Giáo

dục và Đào tạo TPVL).

Đặc điểm chung của các trường MNTT thành phố Vĩnh Long hiện nay: - Về điều kiện hoạt động giáo dục: Theo yêu cầu của Phòng Giáo dục và Đào tạo các trường MNTT có đầy đủ điều kiện cho hoạt động giáo dục như: Quy chế tổ chức hoạt động trường MNTT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2015; Quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường do hiệu trưởng xây dựng; Quy chế chun mơn do phó hiệu trưởng xây dựng ; Quy chế chi tiêu nội bộ theo yêu cầu của Phòng Giáo dục và Đào tạo; Thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện hành; Mơi trường trong và ngoài lớp học thuận tiện và phù hợp cho trẻ hoạt động, cơng khai chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, tổ chức dự giờ thăm lớp, chia sẽ kinh nghiệm. Đa số các trường đều có khn viên rộng, thống, mát, vệ sinh sạch sẽ; Công tác vệ sinh mơi trường, vệ sinh nhóm, lớp, đồ dùng cá nhân, đồ chơi thực hiện thường

xuyên; đồ dùng đồ chơi theo quy định; các khối phòng học đạt chuẩn quy định tương đối; hầu hết các trường tổ chức dạy thêm các mơn năng khiếu như: vẽ, anh văn, vi tính, thể dục Aerobic, đàn.

- Về chăm sóc, ni dưỡng: Đảm bảo an toàn về tinh thần cũng như thân thể cho trẻ qua việc cơng khai tài chính, thực đơn, khẩu phần ăn hằng ngày đảm bảo chất lượng bữa ăn nơi các trường tổ chức ăn bán trú; thực hiện việc kiểm tra thực phẩm có đại diện cha mẹ học sinh tham gia; thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành, sử dụng phần mềm dinh dưỡng (Foodkid) để thiết lập dưỡng chất đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng trong ngày cho trẻ. Tuyên truyền về nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ, phối hợp với phụ huynh trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ được thực hiện tốt. Công tác xây dựng trường học an tồn, phịng - chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo nội dung, quy trình, khơng xảy ra tai nạn gây thương tích cho trẻ; phối hợp tốt với ngành y tế trong cơng tác chăm sóc sức khỏe, phịng chống dịch bệnh, kiểm tra sức khỏe đầu năm cho trẻ; 100% trẻ được cân đo, theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng tại trường. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể cân nặng và thể thấp cịi, béo phì giảm. Cơng tác phịng chống dịch bệnh thực hiện đúng các quy định của ngành y tế , phối hợp thực hiện hiệu quả.

- Về chế độ tài chính và quản lý tài chính: Tự thu- tự chi có thơng qua cơ quan quản lý.

- Tạo mối quan hệ tốt với các đơn vị công lập khác để trao đổi thêm về kinh nghiệm quản lý cũng như những nội dung chưa hiểu hoặc chưa rõ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 48 - 50)