Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 79 - 80)

3.2.1. Đảm bảo tính pháp chế

Giáo dục đào tạo của Nhà trường luôn gắn liền với mục tiêu GD&ĐT chung của toàn ngành và đáp ứng kịp thời nhu cầu của toàn xã hội. Xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, mục tiêu đào tạo của nhà trường là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mọi hoạt động của nhà trường đều nằm trong hệ thống chung. Hệ thống đó bao gồm một đội ngũ từ lãnh đạo đến đội ngũ GV và các thành tố trong hệ thống có sự tương quan chặt chẽ với nhau. Có nắm được tương quan hệ thống thì biện pháp đề xuất mới phù hợp, có khả năng thực hiện và áp dụng.

3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo các trường Mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long phải dựa trên điều kiện cụ thể, hồn cảnh, mơi trường khách quan, chủ quan của nhà trường hiện tại và tương lai. Trên cơ sở điều kiện vật chất, khả năng tài chính, nguồn nhân lực hiện có, khả năng và trình độ của GV, nhà trường sẽ tiến hành thực hiện từng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ. Các biện pháp đề xuất phải là những biện pháp phù hợp với nhu cầu thật sự để giải quyết được những khó khăn trở ngại của nhà trường.

3.2.3. Đảm bảo tính khách quan

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải tác động lên cả nhận thức lẫn hành vi của mọi thành viên trong trường. Mỗi CB, GV, NV không chỉ được nâng cao về nhận thức, về trình độ và trách nhiệm GD trẻ mà còn phải thực hiện hoạt động GD trẻ bằng những hành động cụ thể của mình, với một hiệu quả Cao nhất.

Xuất phát từ đặc điểm của trẻ MN phát triển tổng thể, toàn diện. Mỗi hoạt động GD trẻ đều có tác dụng phát triển trẻ một cách tồn diện . Do đó trong q trình tổ chức các hoạt động GD trẻ giáo viên phải chú ý đến sự phát triển của trẻ một cách toàn diện trên các lĩnh vực như mục tiêu đã đề ra.

3.2.4. Đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp nêu ra nhằm vào mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường, tăng cường công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tư thục. Những biện pháp nêu ra nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục trong thành phố Vĩnh Long hiện nay. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để với một thực trạng cơ sở vật chất, một đội ngũ GV hiện có nhà trường có thể tạo ra chất lượng giáo dục tốt nhất. Bởi vậy nguyên tắc này đòi hỏi việc đề xuất biện pháp phải mang lại hiệu quả trong hoàn cảnh cụ thể tại thời điểm nhất định. Khi đề xuất các biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL, giáo viên, phải dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, và được xây dựng trên những luận cứ khoa học, đáp ứng với các yêu cầu thực tế bảo đảm tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 79 - 80)