Tổ chức nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 50 - 54)

mầm non tư thục thành phố Vĩnh Long

2.2.1. Nội dung khảo sát

- Hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo các trường MNTT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

- Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo các trường MNTT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long và các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động GD trẻ.

- Làm rõ và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo các trường mầm non tư thục thành phố Vĩnh Long, qua đó đề xuất những biện pháp phù hợp với thực trạng nhằm nâng cao chất lượng và uy tín hệ thống các trường mầm non tư thục thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

2.2.2. Công cụ điều tra, khảo sát

Để thu thập được số liệu, cần làm một số công việc sau:

- Nhóm đối tượng điều tra: Cán bộ quản lý và Giáo viên mầm non tại các trường Mầm non tư thục - thành phố Vĩnh Long (06 trường).

- Số phiếu khảo sát: 30 Cán bộ quản lý và 141 Giáo viên mầm non.

Đề tài sử dụng cơng cụ SPSS 20,0 để mã hóa, nhập liệu và phần mềm Excel để xử lý số liệu thống kê thu được.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với CBQL và GV, tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm từ những người làm công tác giáo dục nơi địa bàn khảo sát.

Phương pháp phỏng vấn hỗ trợ thêm tình hình thực trạng hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố Vĩnh Long.

2.2.3. Tổ chức điều tra khảo sát

Việc khảo sát được tiến hành tại 6 trường MNTT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, người viết xây dựng bảng hỏi khảo sát gồm 30 CBQL và 141 GV trên địa bàn khảo sát.

Số lượng phiếu được phát ra và thu về với đầy đủ thơng tin thu thập.

Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên 6 trường MNTT thành phố Vĩnh Long.

Bảng 2.1. Đội ngũ CBQL và GVcác trường MNTT thành phố Vĩnh Long

ST T TRƯỜNG Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 CBQL Số GV CBQL Số GV Số lượng Trình độ Số lượng Trình độ 1 Trường MNTT Thanh An 6 Đại học 32 6 Đại học 35 2 Trường MNTT

Mai Linh 6 Đại học 31 6

Đại

3 Trường MNTT Diễm Phúc 6 Đại học 31 6 Đại học 32

4 Trường MNTT Hoa Sen 4 Đại học 14 4 Đại học 16

5 Trường MNTT Baby Ngoan 4 Đại học 13 4 Đại học 13

6 Trường MNTT Việt Mỹ 4 Đại học 12 4 Đại học 12

Tổng 30 133 30 141

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018 của Phòng GD-ĐT TP Vĩnh Long)

Thành phố Vĩnh Long có nhiều trường mầm non nhưng do đặc tính của đề tài nên nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi các trường mầm non tư thục trên. Qua điều tra, 100% CBQL đạt trình độ Đại học, chưa có những học hàm, học vị cao hơn, đây cũng là một điểm hạn chế trong trình độ của CBQL của các trường mầm non trong tỉnh nói chung và tư thục nói riêng. Vì vậy, trước điểm hạn chế này, CBQL của các trường tư thục cần phải khơng ngừng nâng cao trình độ của mình để xứng với nhiệm vụ được giao trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.Và thông qua Bảng 2.1 cho thấy một thực trạng trong giáo dục mầm non của tỉnh nói chung và MNTT nói riêng số CBQL và GV ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ nhằm cải thiện chất lượng GDMN nói chung và tạo uy tín đối với các trường MNTT nói riêng.

Tình hình học sinh các trường mầm non tư thục thành phố Vĩnh Long

Tính đến hết năm học 2017-2018, quy mơ trường lớp tại các trường MNTT so với năm 2016-2017 được cải thiện và nâng lên nhằm phục vụ cho việc dạy học. Qua khảo sát thực trạng tại 6 trường MNTT bao gồm 58 lớp mẫu giáo với 2093 bé. Trong đó, cuối năm 2017-2018 có 810 bé từ 5-6 tuổi hồn thành chương trình giáo dục mầm non và chuẩn bị vào lớp 1. Trong khi đó năm học 2016-2017 tại 6 trường MNTT có 53 lớp với 1897 cháu . Đến cuối năm 2016-2017 có 750 bé 5-6 tuổi hồn thành chương trình chuẩn bị vào lớp 1.

Bảng 2.2. Quy mô trường lớp, học sinh năm học 2016-2017

STT Trường MNTT Số lớp MG Số HS 5-6 tuổi Số HS

1 Trường MNTT Thanh An 14 590 250

3 Trường MNTT Diễm Phúc 15 543 175

4 Trường MNTT Hoa Sen 3 75 35

5 Trường MNTT Baby Ngoan 3 100 25

6 Trường MNTT Việt Mỹ 3 86 20

Tổng 53 1897 750 Bảng 2.3. Quy mô trường lớp, học sinh năm học 2017-2018

STT Trường MNTT Số lớp MG Số HS 5-6 tuổi Số HS

1 Trường MNTT Thanh An 16 670 260

2 Trường MNTT Mai Linh 16 553 250

3 Trường MNTT Diễm Phúc 15 560 180

4 Trường MNTT Hoa Sen 4 80 40

5 Trường MNTT Baby Ngoan 4 140 40

6 Trường MNTT Việt Mỹ 3 90 40

Tổng 58 2093 810

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018 của Phòng GD-ĐT TP Vĩnh Long)

Bảng 2.3 cho thấy, trường MNTT Thanh An chiếm số lượng học sinh Cao nhất 670/2093 (chiếm 32,01%), thấp nhất là trường MNTT Hoa Sen 80/2093 (3,82%). Điều này cho thấy có một sự chênh lệch rất lớn quy mô trường lớp phần nào cũng ảnh hưởng đến uy tín của các trường quy mơ nhỏ, số lượng ít. Từ đây, cho thấy một thực trạng cần có sự quản lý chặt chẽ về quy mơ trường lớp để đáp ứng chất lượng đào tạo, có thể hỗ trợ mở rộng quy mơ trường lớp nhằm đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của cha mẹ học sinh- nhất là các trường gần khu công nghiệp.

2.2.4. Qui ước thang đo

Nghiên cứu được điều tra tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, với số lượng bảng hỏi giấy được phát trực tiếp cho đối tượng nghiên cứu là cán bộ quản lý và giáo viên là 171 phiếu. Đề tài sử dụng cơng cụ SPSS 20,0 để mã hóa, nhập liệu và xử lý số liệu thống kê thu được.

Đề tài còn sử dụng thang đo danh nghĩa chủ yếu để xác Thấp nhấth tên gọi, giới tính và một số đặc điểm của đối tượng khảo sát, thang đo thứ tự và thang đo khoảng cách để tính các thang số trong thống kê mơ tả, như số trung bình, tỉ lệ phần trăm để thuận tiện cho việc đánh giá, phân tích số liệu hợp lý các thơng tin thu được từ phiếu khảo sát thực trạng được quy ước dựa vào giá trị trung bình trong thang đo Likert 5 mức độ với giá trị khoảng cách = (Cao nhất-Thấp nhất)/ n = (5-1)/5 = 0,8 nên ý nghĩa các mức lần lượt tương ứng như sau:

Bảng 2.4. Bảng qui ước thông tin phiếu khảo sát

Điểm/ mức độ Biểu hiện Điểm quy ước 1 2 3 4 5 Điểm trung bình (định khoảng) Từ 1-1,8 Từ 1,81-2,6 Từ 2,61-3,4 Từ 3,41-4,2 Từ 4,21-5 Mức độ nhận thức Rất không đồng ý

Không đồng ý Phân vân Đồng ý Rất đồng ý

Mức độ thực hiện Rất không thường xuyên Không thường xuyên

Phân vân Thường

xuyên Rất thường xuyên Mức độ đạt được Kém Yếu Trung bình Khá Tốt Mức độ ảnh hưởng Không quan trọng

Ít quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan

trọng

Thông qua các giá trị bên trên, tác giả tính được giá trị Cao nhất, thấp nhất và giá trị trung bình để đo lường các giá trị đạt được. 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 50 - 54)