Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 44 - 48)

trường mầm non tư thục

1.5.1. Các yếu tố bên trong nhà trường

1.5.1.1. Cán bộ quản lý

Trong chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 711/ QĐ- TTg phê duyệt, chiến lược nêu rõ, chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo, CBQL giáo dục, chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh. (Vũ Lan Hương, Quản lý sự thay đổi, 2016).

Cán bộ quản lý (CBQL) trước phải thấy và thay đổi, phải làm cho tập thể trường phải thống nhất, đoàn kết, cần kịp thời bổ sung các kiến thức, kỹ năng, phương pháp, kĩ thuật quản lý dạy học mới qua việc tham gia các lớp tập huấn dành cho cán bộ quản lý để đáp ứng yêu cầu đổi mới theo hướng chuẩn hóa đáp ứng nhu cầu cạnh tranh với các cơ sở giáo dục khác.

CBQL phải luôn luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, mạnh dạn loại bỏ những tệ nạn trong giáo dục mầm non như: bạo hành trẻ, thiên vị trẻ, cắt xén khẩu phần dinh dưỡng trẻ.

CBQL cần quan tâm đến phẩm chất và năng lực quản lý hoạt động giáo dục: CBQL có năng lực chỉ đạo, có năng lực lập kế hoạch, có năng lực kiểm tra, đánh giá, có huy động các nguồn lực bên ngồi và có quan tâm đến đội ngũ hay không?

1.5.1.2. Đội ngũ giáo viên

Thực tế cho thấy, đội ngũ giáo viên (GV) ở bậc học mầm non còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục mầm non hiện nay. Chất lượng GV đang công tác ở bậc mầm non cũng đang tồn tại nhiều điểm bất cập như: chậm đổi mới phương pháp dạy học và chăm sóc trẻ để đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non (CTGDMN) mới; thiếu cập nhật thông tin, bồi dưỡng, nâng cao trình độ. Nếu đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn về năng lực; phẩm chất đạo đức, lối sống và kỹ năng sư phạm; tích cực trong đổi mới tổ chức các hoạt động, yêu nghề, mến trẻ thì sẽ giúp cho việc thực hiện hiệu

quả chương trình.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, đảm bảo chất lượng và số lượng nhằm thực hiện chương trình GDMN mới, hệ thống các phòng Giáo dục và Đào tạo, sở Giáo dục và Đào tạo cần quản lý (QL) tốt hơn chất lượng GV theo chuẩn nghề nghiệp GV mầm non. Khuyến khích GV tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tu dưỡng đạo đức nhà giáo. Bảo đảm khơng có GV mầm non nào vi phạm đạo đức nhà giáo, kiên quyết loại bỏ những hành vi bạo hành đối với trẻ mầm non. Việc thực hiện định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở GD mầm non tư thục cũng cần được quan tâm, nhằm giúp GV n tâm cơng tác, gắn bó lâu dài với nghề. Mỗi địa phương, mỗi nhà trường cần xác định nhu cầu GV, lập kế hoạch đào tạo phù hợp với tình hình thực tế

1.5.1.3. Điều kiện cơ sở vật chất

Theo Điều lệ trường mầm non, diện tích m2/trẻ phải đạt từ 1,2 đến 1,5m2

nhưng trên thực tế rất ít trường đạt được tỷ lệ chuẩn m2/trẻ, do vẫn cịn tình trạng thiếu trường, thiếu lớp. Số trẻ quá đông trên một lớp cũng ảnh hưởng nhiều tới việc thực hiện tiếp cận cá nhân trẻ theo phương pháp GDMN mới. Với trẻ nhà trẻ, hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật; trẻ mẫu giáo, hoạt động chủ đạo là vui chơi; vì vậy, đồ dùng - đồ chơi đối với trẻ mầm non là rất quan trọng. Với một trường mầm non muốn thực hiện tốt hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo phải có cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi theo danh mục tối thiểu (Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT) Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thì mới đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình. Điều quan trọng nhất là việc QL chỉ đạo giáo viên tận dụng điều kiện cơ sở vật chất, sử dụng có hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, công nghệ thông tin như thế nào khi thực hiện cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ. Chương trình GDMN mới cũng là một định hướng để các nhà trường, địa phương từng bước tăng cường đầu tư trang thiết bị GD, tài liệu, học liệu, phương tiện cho việc chăm sóc và GD các cháu lứa tuổi mầm non. Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục mầm non sao cho đạt hiệu quả tối ưu.

1.5.2. Các yếu tố bên ngoài nhà trường

1.5.2.1. Phụ huynh học sinh

Để việc quản lý trẻ đạt hiệu quả tốt, ngay từ trong gia đình phụ huynh cần quan tâm xây dựng một gia đình tồn vẹn trong đó mọi thành viên thật sự quan tâm nhau, nề nếp tốt, phát huy những mặt tích cực của trẻ. Phụ huynh cần thực hiện các công tác sau:

-Thường xuyên liên hệ để nắm được tình hình trẻ để phối hợp chặt chẽ hơn với nhà trường.

-Tích cực tham gia vào các hoạt động của trường, giúp đỡ trường trong các hoạt động, xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

1.5.2.2. Cộng đồng xã hội

Nghị quyết TW 2 (Khố VIII) việc đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục là giải pháp góp phần vào sự thành cơng trong việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non đạt chất lượng, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ. Xã hội hóa giáo dục là huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành các cấp vào phát triển giáo dục, các cơ quan ban ngành có liên quan như y tế, chăm sóc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non.

Tiểu kết chương 1

 

Quản lý hoạt động giáo dục GD trẻ mẫu giáo đã thu hút được sự quan tâm khá lớn của các nhà nghiên cứu, có nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu về vấn đề này. Các tác giả tập trung vào việc nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở nhiều góc độ khác nhau nhưng đều nhấn mạnh vào ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo, tập trung nhiều ở lý luận và thực hành quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo thông qua: mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, chủ thể, điều kiện và phương tiện, kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo.

Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo thông qua các nội dung cụ thể như: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục của tổ chun mơn, kế hoạch nhóm, lớp trong trường mầm non; Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục; Chỉ đạo đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục và bồi dưỡng giáo viên; Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo. Quá trình quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá việc thực hiện các nội dung quản lý nhằm điều chỉnh những thiếu sót để đạt được hiệu quả tốt hơn. Đây cũng là một quá trình chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất, phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội.

Trên đây là những cơ sở lý luận cơ bản để tiến hành điều tra nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo các trường mầm non tư thục thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC

THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 44 - 48)