Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 86 - 89)

3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo các trường

3.3.5. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá

Kiểm tra – đánh giá được coi là một biện pháp quan trọng trong quản lý hoạt động giáo dục trẻ MN. Kiểm tra- đánh giá cũng là một trong bốn chức năng cơ bản của QL, kiểm tra nhằm thu thập thơng tin về đối tượng, qua đó đánh giá mức độ đạt được so với mục tiêu đề ra, giúp chủ thể QL đưa ra những quyết định kịp thời, điều chỉnh hành vi của đối tượng QL nhằm đưa hệ thống tiến đến mục tiêu. Để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo và đưa chất lượng giáo dục của các trường MNTT đạt được mục tiêu dự kiến, hiệu trưởng các nhà trường phải thực tốt chức năng kiểm tra – đánh giá.

3.3.5.2. Nội dung biện pháp

Thực hiện nội dung kiểm tra- đánh giá trong quản lý để vận dụng vào hoạt động giáo dục đối với giáo viên trường mầm non. Kiểm tra- đánh giá hoạt động giáo dục đối với GVMN là kiểm tra giám sát toàn bộ quá trình tổ chức hoạt động giáo dục của giáo viên từ lúc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đến nội dung, mục tiêu hoạt động giáo dục; kiểm tra hồ sơ sổ sách; kiểm tra phương pháp; kiểm tra hình thức tổ chức hoạt động giáo dục của giáo viên.

3.3.5.3.Cách thức thực hiện

Hàng năm BGH và tổ chuyên môn của nhà trường phải phối hợp xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá để đảm bảo thống nhất hoạt động kiểm tra - đánh giá chung trong nhà trường. Các hình thức kiểm tra- đánh giá các hoạt động giáo dục đối với giáo viên trường mầm non:

+ Kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra giáo viên gắn liền với hoạt động của nhà trường, việc kiểm tra được tiến hành trong suốt thời gian một năm học.

+ Kiểm tra đột xuất: Là kiểm tra giáo viên vào một thời điểm bất kỳ nhằm đánh giá đúng thực trạng hoạt động giáo dục của giáo viên đó.

+ Kiểm tra lường trước: Là việc kiểm tra hướng vào việc thực hiện kế hoạch dạy học trong tương lai nhằm ngăn chặn điều chỉnh các lệch lạc có thể có, lường trước các tình huống bất ngờ.

Kiểm tra kết quả công việc để điều chỉnh hoạt động giáo dục trong những bước tiếp theo. Thường xuyên kiểm tra, quản lý giáo viên thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ, xây dựng tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên trong dạy học, giúp hiệu

trưởng có sự đánh giá, phân loại chính xác trình độ năng lực và chất lượng của giáo viên cũng như chất lượng đội ngũ. Trên cơ sở đó kịp thời điều chỉnh, tổ chức khắc phục những bất cập, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên về các mặt trong hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Uỷ quyền, tăng cường trách nhiệm kiểm tra- đánh giá cho các Phó hiệu trưởng, cho các tổ trưởng. Khi thực hiện, kiểm tra phải dựa vào quy chế hoạt động giáo dục, kế hoạch đã xây dựng từ trước.

Thường xuyên dự giờ thăm lớp, để đánh giá việc thực hiện chương trình, nâng cao ý thức tự giác đối với cơng việc của giáo viên, từ đó hiệu trưởng nắm bắt được năng lực của GV nhằm phát hiện ra những thiếu sót hoặc khơng phù hợp với các tiêu chí đánh giá để kịp thời điều chỉnh qua việc:

+ Thu thập thông tin đánh giá thường xuyên từ nhiều hướng và nhiều đối tượng khác nhau.

+ Lập hồ sơ theo dõi quá trình thực hiện hoạt động giáo dục và đánh giá cùng với quá trình áp dụng những kiến thức, kỹ năng vào cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.

+ Các bộ phận kiểm tra gửi kết quả kiểm tra về BGH vào cuối học kỳ, cuối năm để tổng hợp kết quả vào việc sơ kết học kỳ I hay vào dịp tổng kết năm học. Ban thi đua khen thưởng nhà trường công bố cụ thể các mức khen thưởng, mức phê bình. Các mức khen thưởng này giao cho ban thi đua khen thưởng xây dựng mà đứng đầu là Hiệu trưởng (Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật nhà trường).

3.3.5.4. Điều kiện thực hiện

Ban kiểm tra thi đua khen thưởng phải có năng lực về chun mơn, có kinh nghiệm trong giảng dạy, công bằng và trách nhiệm. Kiểm tra- đánh giá là góp phần hồn thành nhiệm vụ, khơng tạo nên khơng khí căng thẳng, tránh làm sai ngun tắc. Đồn kiểm tra phải phân tích, khi kiểm tra phải rút ra ưu khuyết điểm một cách đúng đắn, Thấp nhấth bạch.

Ban kiểm tra, phải xây dựng được các tiêu chí cơ bản của việc đánh giá giáo viên trong thời gian một năm học trên cơ sở các tổ, nhóm chun mơn tham gia

đóng góp ý kiến bàn bạc và được thông qua hội đồng trường đầu năm. Các tiêu chí được xây dựng để đánh giá giáo viên trong hoạt động dạy học theo bảng điểm đã được thống nhất. Hội đồng trường ra quyết định cụ thể về mức thưởng và xử phạt.

Hiệu trưởng có thái độ kiên quyết phê bình những giáo viên khơng thực hiện tốt các quy chế chuyên môn hoặc cố ý làm sai hoặc không chịu sửa chữa.

Hiệu trưởng có thái độ động viên, khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ, khắc phục và sửa chữa tốt khuyết điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)