Chỉ đạo nâng cao chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 84 - 86)

3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo các trường

3.3.4.Chỉ đạo nâng cao chất lượng đào tạo

3.3.4.1. Mục tiêu biện pháp

Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ là hoạt động mang ý nghĩa quyết định nhằm nâng cao uy tín của nhà trường đối với phụ huynh, do đó HT cần chỉ đạo và kết hợp với Phó HT, tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường thực hiện các biện pháp hoạt động giáo dục trẻ; xây dựng chương trình giáo dục cho trẻ phù hợp với độ tuổi, từ đó xây dựng kế hoạch đảm bảo tính khoa học nhằm mục đích đạt được

tiêu chí giáo dục của nhóm/ lớp.

3.3.4.2. Nội dung biện pháp

Đối với đội ngũ Giáo viên

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên trong nhà trường cần nghiêm túc thực hiện hoạt động giáo dục trẻ, theo dõi thời gian biểu sinh hoạt hàng ngày của trẻ, chú ý khoảng cách giữa các hoạt động học tập, vui chơi, lao động, đi dạo, tham quan, ngày hội, ngày lễ. Đồng thời phải có đủ phương tiện, đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho việc học tập vui chơi đảm bảo cho trẻ được giáo dục khoa học.

Đối với nhân viên kế tốn, thủ quỹ, nhân viên ni dưỡng

Người Hiệu trưởng cần chỉ đạo để kế toán nắm được sĩ số trẻ đi học trong ngày để lập phiếu chi tiền ăn cho chính xác, từ đó thủ quỹ xuất kho kịp thời theo phiếu cho bộ phận cấp dưỡng và phải được giao nhận rõ ràng, cụ thể, chính xác, có ký nhận đảm bảo theo nguyên tắc.

Đồng thời, nhân viên y tế phải kiểm tra khẩu phần ăn của trẻ trong tuần để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cân đối giữa các chất; chú ý duy trì cơng khai tài chính và thực đơn hàng ngày của trẻ, điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đó là vừa giúp cha mẹ trẻ biết những món ăn trẻ được ăn tại trường, vừa cung cấp cho cha mẹ trẻ những món ăn mới để tự thực hiện tại gia đình. Từ đó đảm bảo cho trẻ có sức khỏe tốt, phát triển hài hịa, cân đối về thể chất để tích cực tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

3.3.4.3. Cách thức thực hiện

Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện thời gian biểu tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo.

Chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường cần thấy vai trị, trách nhiệm của mình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non.

3.3.4.4. Điều kiện thực hiện

Nâng cao nhận thức của các lực lượng trong nhà trường về tổ chức quản lý hoạt động giáo dục trẻ.

Thường xuyên duy trì mối quan hệ giữa các lực lượng trong nhà trường để tổ chức quản lý hoạt động giáo dục trẻ.

Có cơ chế động viên khuyến khích, khen thưởng các lực lượng trong nhà trường khi thực hiện tốt các hoạt động giáo dục trẻ.

Thực hiện phân loại giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng thích hợp, đối với giáo viên có tay nghề còn non, giáo viên mới tuyển trong năm; chú trọng bồi dưỡng thêm phương pháp dạy, cách tổ chức hoạt động giáo dục: Tổ chức thỉnh giảng, dự giờ; Bồi dưỡng công tác tự học tập của giáo viên (bồi dưỡng thường xuyên). Đối với giáo viên khá – tốt, bồi dưỡng năng lực sư phạm, kỹ năng, tác phong, sự sáng tạo linh hoạt cho giáo viên.

Tổ chức hội thi: Hội thi là đỉnh cao của phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Vì vậy, phải có kế hoạch chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học. Trong năm qua đã tổ chức tốt các hội thi như: Hội thi làm đồ dùng đồ chơi; Hội thi “An tồn giao thơng và bảo vệ mơi trường” cấp trường; Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. Qua các hội thi rút ra được nhiều kinh nghiệm về nâng cao chất lượng giáo dục và là dịp để giáo viên, học sinh thể hiện những tài năng của mình và có sự học hỏi lẫn nhau; Năng lực sư phạm được nâng lên rõ rệt.

Cơng tác chỉ đạo trang trí lớp, tạo mơi trường giáo dục thân thiện. Chỉ đạo việc thực hiện tổ chức các hoạt động, xây dựng bộ hồ sơ, giáo án tốt. Qua đó, giáo viên sẽ học tập, thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn. Chất lượng giáo dục trẻ được nâng lên.

Đánh giá chất lượng giáo dục, khảo sát chất lượng: Đánh giá đúng thực chất kết quả giáo dục của trẻ, đánh giá 2 lần trong năm học (Lần 1 vào tháng 10, lần 2 vào tháng 4).

Qua đánh giá kết quả của giáo viên, cán bộ quản lý phải có sự kiểm tra thực chất kết quả. Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cực, bổ sung những thiếu sót, kịp thời chấn chỉnh, bồi dưỡng cho giáo viên cách đánh giá, phát hiện những cháu có kiến thức, kỹ năng cịn hạn chế để bồi dưỡng, ơn luyện thêm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 84 - 86)