Thực trạng chủ thể hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường MNTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 65 - 66)

2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư

2.4.5. Thực trạng chủ thể hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường MNTT

dục trẻ mẫu giáo ở trường MNTT

Kết quả thống kê bảng 2.15 về mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục cho trẻ mẫu giáo. Trong 5 nhóm phương pháp được đưa ra đều cho giá trị Trung bình rất tốt. Cụ thể:

- Nhóm phương pháp đàm thoại; trực quan – minh họa cho giá trị Trung bình là 4,21 và 4,20 cho thấy 2 nhóm phương pháp này được thực hiện Rất thường xuyên.

- Nhóm phương pháp giải thích; thực hành trải nghiệm; đánh giá nêu gương cho giá trị Trung bình lần lượt là: 4,17; 3,94; 4,16 cho thấy việc thực 3 nhóm phương pháp này là Thường xuyên.

Bảng 2.15: Thống kê về mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục STT Phương pháp Thấp nhất Cao nhất Trung bình 1 Nhóm phương pháp giải thích 4 5 4,17

2 Nhóm phương pháp trực quan – minh

họa 2 5 4,20

3 Nhóm phương pháp thực hành trải

nghiệm 2 5 3,94

4 Nhóm phương pháp đàm thoại 2 5 4,21

5 Nhóm phương pháp đánh giá, nêu

gương 2 5 4,16

2.4.5. Thực trạng chủ thể hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường MNTT MNTT

Đề tài khảo sát đối tượng là cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường mầm non tư thục khu vực thành phố Vĩnh Long, kết quả thống kê về độ tuổi (bảng 2.16) cho thấy trong số 171 người được hỏi có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, được chia thành 4 mức độ, kết quả thu được cho thấy có sự chênh lệch nhiều về độ tuổi được hỏi. Với gần 80% số người được hỏi có độ tuổi từ 40 tuổi trở xuống (39,2 % là dưới 30 tuổi; 39,8% từ 30 – 40 tuổi) chiếm tỷ trọng cao nhất, kế tiếp là từ 41 - 45 tuổi chiếm 11,1%, thấp nhất là trên 45 tuổi chiếm 9,9%. Kết quả thu được tương đối phù hợp với điều kiện thực tế, tỉ lệ trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao hơn.

Bảng 2.16: Thống kê về độ tuổi STT Độ tuổi Tần số Tỉ lệ (%) 1 Dưới 30 67 39,2 2 Từ 30 đến 40 68 39,8 3 Từ 41 đến 45 19 11,1 4 Trên 45 17 9,9 Tổng 171 100,0

Kết quả thu được ở bảng 2.17 thống kê mẫu theo trình độ chun mơn, kết quả cho thấy hầu hết người được hỏi có trình độ từ trung cấp đến đại học, trong đó trình độ trung cấp chiếm 36,8% (63 người) chiếm tỷ trọng cao nhất; tiếp đến là trình độ đại học chiếm 35,7% (61 người); trình độ cao đẳng chiếm gần 30%. Kết quả cho thấy trình độ chun mơn của cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường mầm non tư thục khu vực Thành phố Vĩnh Long là tương đối cao góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo trên địa bàn.

Bảng 2.17. Thống kê về trình độ chun mơn

STT Trình độ chun mơn Tần số Tỉ lệ (%)

1 Trung cấp 63 36,8

2 Cao đẳng 47 27,5

3 Đại học 61 35,7

Tổng 171 100,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 65 - 66)