Thực trạng việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 72 - 75)

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm

2.5.4. Thực trạng việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục

Hiệu trưởng chưa thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên và đúng lịch đề ra, bởi nhiều công việc đột xuất và họ còn băn khoăn về việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục trên trẻ vì:

+ Tính khách quan của bộ cơng cụ đánh giá trẻ 5 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay.

+ Thời gian, điều kiện để thực hiện một cách thường xuyên, có hệ thống việc đánh giá trẻ qua bảng liệt kê theo dõi sự phát triển của trẻ, mà chương trình GDMN mới ban hành cịn gặp nhiều khó khăn, bởi số trẻ/lớp đơng, giáo viên/ lớp ít.

(2 cơ/1 lớp).

+ Việc đánh giá giáo viên thực hiện chương trình đổi mới cần có những tiêu chí phù hợp theo hướng đổi mới. Đánh giá kết quả trên trẻ, xây dựng môi trường học tập, và đánh giá hoạt động của cô và trẻ hàng ngày để điều chỉnh kịp thời về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GD trẻ, đánh giá từng chủ điểm, đánh giá học kỳ và cuối năm.

Khâu đánh giá kết quả trên trẻ thực hiện cịn ở mức độ cảm tính. Những thực trạng trên được người nghiên cứu biết được thông qua việc phỏng vấn sâu với một số CBQL và GV tại các trường khảo sát.

GV 1: Chưa thường xuyên vì hiệu trưởng khơng có thời gian, thường một năm kiểm tra 2 lần theo kế hoạch thơi chứ khơng có kiểm tra đội xuất.

GV 2: Cũng có thực hiện nhưng cịn qua loa, hình thức, xử lí cơng việc theo

cảm tính nhiều hơn.

GV 3: Hiệu trưởng thường kiểm tra về kế hoạch của giáo viên như kế hoạch

tháng, kế hoạch BDTX, kế hoạch thực hiện trong ngày. Có khi kiểm tra kế hoạch của khối trưởng nhằm nắm rõ hơn về hoạt động sư phạm của từng giáo viên.

quen với những hoạt động giáo dục mới. Kiểm tra thường xuyên cũng làm cho giáo viên căng thẳng.

CBQL 2: Giáo viên sợ phải kiểm tra thường xuyên; chưa có nhiều thời gian

để nắm bắt tâm tư tình cảm, nguyện vọng của trẻ và GV.

CBQL 3: Thường thì kiểm tra tổ chun mơn cho nhanh trong đó có nề nếp

sinh hoạt của tổ, công tác BDTX, điều kiện cơ sở vật chất, kết quả hoạt động giáo dục...khơng có thời gian để kiểm tra cụ thể.

2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo các trường mầm non tư thục thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

Kết quả về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục được thể hiện ở bảng 2.22 bao gồm nhóm yếu tố bên trong nhà trường và nhóm yếu tố bên ngồi nhà trường đều cho kết quả đánh giá là ảnh hưởng và rất ảnh hưởng (Tỉ lệ 75%-100%).

Các yếu tố bên trong nhà trường còn được đánh giá 100% là rất quan trọng như yếu tố Trình độ năng lực của CBQL, luôn luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, mạnh dạn loại bỏ những tệ nạn trong giáo dục mầm non thuộc nhóm yếu tố bên trong nhà trường (tỉ lệ 100%) cho biết rằng đối tượng khảo sát đánh giá yếu tố này là rất ảnh hưởng trong công tác quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo. Trong khi đó, cơ chế chính sách đối với CB, GV thực hiện hoạt động giáo dục trẻ được đánh giá ở mức độ ít ảnh hưởng hơn (80%) do khơng có chính sách đặc biệt nào đối với các trường MNTT, và yếu tố tăng cường đầu tư trang thiết bị GD, tài liệu, học liệu, phương tiện cho việc chăm sóc và GD các cháu lứa tuổi mầm non cũng khơng được đánh giá cao (85%) vì trường MNTT theo cơ chế tự thu tự chi không hưởng theo ngân sách nhà nước.

Đối với các yếu tố bên ngồi thì đối tượng khảo sát cho rằng Cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình tồn vẹn trong đó mọi thành viên thật sự quan tâm nhau, nề nếp tốt, phát huy những mặt tích cực của trẻ (95%) thơng qua việc thường xuyên liên hệ với nhà trường để nắm được tình hình trẻ để phối hợp chặt chẽ hơn (90%) . Như vậy việc liên kết với gia đình trong cơng tác giáo dục trẻ sẽ góp phần

quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, vấn đề tham gia vào các hoạt động của trường, giúp đỡ trường trong các hoạt động chưa được phụ huynh quan tâm nhiều (75%) nên việc xã hội hóa giáo dục trong bậc học mầm non cũng khơng đạt được kết quả cao (80%) nhưng giáo dục Mầm non lại phụ thuộc rất nhiều vào công tác xã hội hóa giáo dục.

Bảng 2.22. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục

Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ Thứ hạng Khơng ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Bình thường Nhiều Rất nhiều Các yếu tố bên trong nhà trường Trình độ năng lực của CBQL, luôn luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, mạnh dạn loại bỏ những tệ nạn trong giáo dục mầm non

0,0 0,0 0,0 0,0 100% 1

Đổi mới phương pháp dạy học và chăm sóc trẻ để đáp ứng được yêu cầu của CTGDMN mới

0,0 0,0 0,0 15% 85% 4

GV tự học tập, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tu dưỡng đạo đức nhà giáo

0,0 0,0 0,0 10,4% 89.6% 3

Cơ chế chính sách đối với CB, GV thực hiện hoạt động giáo dục trẻ

0,0 0,0 0,0 20% 80% 5

Cơ sở vật chất phục vụ cho các

hoạt động dạy và học 0,0 0,0 0,0 8% 92% 2

Tăng cường đầu tư trang thiết bị GD, tài liệu, học liệu, phương tiện cho việc chăm sóc và GD các cháu lứa tuổi mầm non

0,0 0,0 0,0 15% 85% 4

Các yếu tố bên ngoài nhà trường

Cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình tồn vẹn trong đó mọi thành viên thật sự quan tâm nhau, nề nếp tốt, phát huy những mặt tích cực của trẻ

0,0 0,0 0,0 5% 95% 1

Thường xuyên liên hệ với nhà trường để nắm được tình hình trẻ để phối hợp chặt chẽ hơn

0,0 0,0 0,0 10 90% 2

Tham gia vào các hoạt động của trường, giúp đỡ trường trong các hoạt động

0,0 0,0 0,0 25% 75% 5

Giáo dục Mầm non phụ thuộc rất nhiều vào công tác xã hội hóa giáo dục

0,0 0,0 0,0 20% 80% 4

Phối kết hợp của các tổ chức trong và ngoài nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 72 - 75)