Chỉ đạo tích cực thực hiện: “Dạy thật Học thật Kết quả thật”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 83 - 84)

3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo các trường

3.3.3. Chỉ đạo tích cực thực hiện: “Dạy thật Học thật Kết quả thật”

3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Hưởng ứng năm ứng dụng công nghệ thông tin nhà trường đã phát động phong trào “Dạy thật - Học thật - Kết quả thật”. Nhằm tạo cho giáo viên có tính chủ động, có nhiều biện pháp tích cực và hình thức sáng tạo trong các hoạt động chung. Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ là vấn đề đầu tiên trong kết quả giáo dục.

3.3.3.2. Nội dung biện pháp

Tích cực hướng dẫn việc tổ chức dạy học có nề nếp là việc làm thường xuyên:

Dạy thật: Mỗi giáo viên nghiêm túc thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ, tổ chức đầy đủ các hoạt động trong ngày như: hoạt động chung; hoạt động góc; hoạt động ngồi trời; hoạt động chiều. Giáo án soạn đầy đủ, đúng nội dung, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng phát triển ngơn ngữ, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Biết lựa chọn, vận dụng phương pháp giáo dục tích cực tạo tình huống, cơ hội nhằm phát huy trí tuệ, tính sáng tạo của trẻ. Tạo mơi trường giáo dục phù hợp với chủ đề, chủ điểm, kích thích trẻ tìm tịi, khám phá, tìm ra cái mới, thể hiện sự hiểu biết của trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ đạo nghiêm túc các hoạt động chuyên môn, tổ chức tốt các hội thi.

Học thật: Trẻ tích cực, hứng thú, tự nguyện tham gia váo các hoạt động giáo dục trẻ tạo ra sản phẩm, tìm tịi khám phá, giáo viên không làm thay, vẽ thay, viết thay cho trẻ. Giáo viên hình thành và rèn luyện để cho trẻ có thao tác đúng, thuần thục một số thói quen về nề nếp học tập.

Kết quả thật: Giáo viên luôn theo dõi sự phát triển, nhận thức của trẻ trên các lĩnh vực phát triển nhận thức, phát triển ngơn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ và phát triển thể lực. Đánh giá kết quả của trẻ đúng thực chất, khách quan, công bằng, tôn trọng sản phẩm của trẻ. Vì thế người giáo viên muốn có kết quả thật thì phải biết thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, biết tạo mọi cơ hội để ôn luyện thêm

kiến thức cho trẻ vào các thời điểm trong ngày. Bởi trẻ mầm non dễ nhớ, dễ quên nên hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. “Học bằng chơi, chơi mà học” là kết quả tốt nhất vì trong quá trình chơi giúp trẻ ôn luyện kiến thức mà trẻ đã được trải nghiệm, được khám phá.

3.3.3.3. Cách thức thực hiện

Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên theo các nội dung tổ chức hoạt động giáo dục trẻ.

Tổ chức cho giáo viên tham dự đầy đủ các buổi tập huấn do trường tổ chức. Tạo điều kiện để giáo viên được học tập kinh nghiệm các trường MN trong thành phố.

Thiết kế giáo án mẫu bằng việc kết hợp các phương pháp khác nhau, cho từng hoạt động, cho từng đối tượng trẻ.

Tổ chức các chuyên đề, thao giảng, các tiết học mẫu cho giáo viên học tập, rút kinh nghiệm.

Gắn trách nhiệm của đội ngũ GV với tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non qua dự giờ thăm lớp và từ đó đánh giá kết quả thực hiện của GV trong hoạt động giáo dục trẻ.

3.3.3.4. Điều kiện thực hiện

Cung cấp thông tin, tài liệu về kiến thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ đến GV.

Căn cứ vào nội dung yêu cầu của chương trình GDMN, Hiệu trưởng cần nắm bắt nội dung GD trẻ mầm non, rà soát phân loại những nội dung, cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo nhu cầu của GV trong nhà trường và triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)