Nâng cao trình độ, chất lượng cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 91 - 93)

3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo các trường

3.3.7.Nâng cao trình độ, chất lượng cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy

3.3.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Trường MN có vị trí quan trọng để hình thành những yếu tố đầu tiên cho sự phát triển nhân cách trẻ và chuẩn bị tốt cho trẻ và lớp 1; CBQL, GV, NV trong nhà trường là lực lượng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục trẻ của nhà trường.

Giúp cho đội ngũ CBQL, GV và NV thấm nhuần đường lối đổi mới GD của Đảng, thấm nhuần chiến lược phát triển nguồn lực con người Việt Nam trong thời

kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước và chủ trương đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Nhận thức được vai trò của việc nâng cao chất lượng CBQL và đội ngũ giáo viên nhằm thực hiện HĐGD trong trường mầm non, đó là yếu tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên và nhân viên về quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non, làm cơ sở cho việc tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục trẻ mầm non có chất lượng ở trường mầm non.

3.3.7.2. Nội dung của biện pháp

Từ thực trạng nhận thức của CBQL và GVMN ở thành phố Vĩnh Long về quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non, người nghiên cứu xác định cần phải nâng cao nhận thức của CBQL và GV về hoạt động giáo dục. Bởi vì, biện pháp tác động đem lại kết quả tốt nhất là tác động về nhận thức, đồng thời là biện pháp quan trọng nhất để thực hiện tốt mục tiêu QL hoạt động giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục ở các trường MNTT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay.

Nhận thức phải giải đáp được các vấn đề: Hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo, quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo, biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo là gì? Các mục tiêu giáo dục, vai trò của hiệu trưởng nhà trường trong quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non?

Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ cho GV, nhân viên trường MNTT, từ đó ý thực được trách nhiệm của mình đối với hoạt động giáo dục trẻ.

Đối với CBQL: Cần nhận thức đúng vai trò quyết định chất lượng hoạt động giáo dục trẻ của đội ngũ GVMN. Hiểu rõ xu thế phát triển GDMN và yêu cầu của XH đối với chất lượng giáo dục trẻ. Nâng cao trách nhiệm trong việc bồi dưỡng đội ngũ GVMN, nâng cao chất lượng giáo dục đảm bảo hiệu quả.

Nhận thức được sứ mệnh chính trị của nhà trường, uy tín của nhà trường đối với xã hội là do đội ngũ GV quyết định. Do đó, việc xây dựng một tập thể vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý, điều hành công việc.

Đối với GV đứng lớp: Cần nhận thức đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình và ý thức được vấn đề bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non.

3.3.7.3. Cách thức thực hiện

Để thực hiện một cách hiệu quả việc nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về hoạt động giáo dục trẻ mầm non, người HT cần thực hiện một số công việc cụ thể sau:

Tuyên truyền triển khai kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, của ngành về phát triển GDMN nói chung và phát triển giáo dục trẻ mẫu giáo nói riêng.

Hàng năm thường xuyên tổ chức họp Hội đồng nhà trường, tổ chức thực hiện các buổi chuyên đề, tọa đàm về kiến thức giáo dục trẻ; tuyên truyền phổ biến nội dung giáo dục trẻ.

Cấp, phát tài liệu cho GV trao đổi học tập kinh nghiệm và tự nghiên cứu.

3.3.7.4. Điều kiện thực hiện

Muốn thực hiện có hiệu quả việc nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về quản lý hoạt động giáo dục mầm non thì mỗi cán bộ, giáo viên trong nhà trường phải tích cực, tự chủ về nhận thức của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 91 - 93)