Thực trạng điều kiện và phương tiện hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 66)

2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư

2.4.6. Thực trạng điều kiện và phương tiện hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo

giáo ở trường MNTT

Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, người Hiệu trưởng phải biết dựa vào phụ huynh các cháu, các tổ chức, các đoàn thể. Xác định đúng mục đích, nội dung và hình thức phối hợp giữa gia đình và cộng đồng là yếu tố quan trọng để tạo điều kiện cho quần chúng tham gia vào sự nghiệp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. Nhiều Hiệu trưởng đã có kinh nghiệm trong cơng tác tun truyền, phối hợp giữa gia đình và cộng đồng về giáo dục mầm non.

Trường mầm non tư thục thường xuyên kết hợp với các bậc phụ huynh sử dụng nhiều phương pháp xã hội hóa trong cơng tác giáo dục trẻ qua việc:

- Xác định nội dung thiết thực cần tuyên truyền đối với phụ huynh và cộng đồng: 100% .

- Tuyên truyền qua việc xây dựng góc tuyên truyền ở trường, nhóm, lớp, qua các cuộc họp phụ huynh, qua các hội thi của cô và cháu: 100%.

- Nắm bắt và tận dụng thế mạnh của phụ huynh: 100%

Tuy nhiên thực tế cho thấy một số trường chưa xác định nội dung trọng tâm cần tuyên truyền cho từng thời điểm cụ thể, nên nhiều khi đưa ra quá nhiều nội dung, trình bày chưa thật rõ ràng người xem khó nhận biết. Việc tuyên truyền phổ biến kiến thức cho các bậc cha, mẹ chưa được làm thường xuyên và đều đặn ở các trường, một số trường chưa chú trọng vấn đề này. Ngun nhân, do chưa có kinh phí để chi cho hoạt động này, chưa biết kết hợp với các đoàn thể để nội dung tuyên truyền được phong phú.

2.4.7. Thực trạng việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường MNTT

Kết quả thực hiện các hoạt động giáo dục ở bảng 2.18 cho giá trị trung bình đạt từ 4,64 – 4,91 cho thấy các trường MNTT đều thực hiện và đạt kết quả Tốt các hoạt động giáo dục dành cho trẻ mẫu giáo như: dạy học, vui chơi, tham quan đi dạo, lao động, ngày hội ngày lễ.

Bảng 2.18: Thống kê về kết quả thực hiện các hoạt động giáo dục STT Hoạt động giáo dục Thấp nhất Cao nhất Trung bình 1 Tổ chức HĐ dạy học cho trẻ 4 5 4,91

2 Tổ chức HĐ vui chơi cho trẻ 4 5 4,91

3 Tổ chức HĐ ngày hội, ngày lễ cho trẻ 4 5 4,89

4 Tổ chức HĐ tham quan đi dạo 3 5 4,64

5 Tổ chức HĐ lao động 2 5 4,66

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long thục thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

2.5.1. Thực trạng việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục

Qua kết quả khảo sát bảng 2.19 cho thấy việc xây dựng kế hoạch công tác năm, tháng, tuần được các trường thực hiện tốt (90,2%). Tuy nhiên đối với việc xây dựng kế hoạch hoạt động đồn thể của trường chưa được tích cực thực hiện (65,5%) do

tính chất của trường MNTT khơng địi hỏi nhiều đến các hoạt động đồn thể. Cơng tác kế hoạch hoá ở một số trường tư thục còn non yếu, đây là một trong những nguyên nhân mà các hiệu trưởng chưa có những biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng GD trẻ. Các bản kế hoạch thường lập ra từ đầu năm học nên nhà trường chưa nắm hết các yếu tố liên quan như phụ huynh, những hoạt động phát sinh trong năm học. Do đó, một số chỉ tiêu của kế hoạch đưa ra như khen thưởng, nâng cao đời sống cho giáo viên, nhân viên khó thực hiện được. Tuy nhiên, để làm rõ hơn nội dung này, người nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn sâu một số CBQL và giáo viên cụ thể như sau:

CBQL 1: Vấn đề này trường thực hiện khá, cũng một phần do các cấp lãnh đạo kiểm tra thường xuyên, việc thực hiện cũng trở thành thói quen nên làm và cũng thấy lợi ích của việc lập kế hoạch trong công tác. Kế hoạch tốt thì việc thực hiện dễ dàng và nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên cũng còn một số kế hoạch vẫn còn thực hiện ở mức qua loa.

CBQL 2: Tương đối, vẫn cịn thiếu sót trong việc kiểm tra đánh giá các hoạt động

giáo dục của GV, vì khơng có thời gian nhiều.

GV 1: Thực hiện tương đối tốt, sếp rất nghiêm túc trong việc thực hiện các chỉ đạo

của cấp trên. Chỉ đơi khi GV mình thực hiện chưa tốt.

GV 2: Cách chung là có thực hiện nhưng cũng còn một vài hoạt động chưa có kế hoạch nhưng nói chung cũng tổ chức khá.

Người nghiên cứu cũng phỏng vấn thêm một số giáo viên về việc lập kế hoạch của chính họ thì đa số cũng trả lời: "Việc lập kế hoạch cũng được thực hiện tương đối do việc tổ chức hoạt động thường xun nên có những hoạt động cũng khơng cần lập kế hoạch".

Bảng 2.19. Bảng thực trạng nội dung lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục Nội dung quản lý

Kết quả (%) Thứ hạng Yếu KémTrung bình Khá Tốt Xây dựng kế hoạch

Xây dựng kế hoạch công tác năm, tháng,

Xây dựng kế hoạch chuyên môn

0,0 0,0 2.4 12,3 85,3 2

Xây dựng kế hoạch hoạt động đoàn thể

0,0 0,0 8.3 26,2 65,5 5

Xây dựng kế hoạch kiểm tra- đánh giá

0,0 0,0 3.9 25,9 70,2 4

Phê duyệt kế hoạch

0,0 0,0 0,0 25,0 75,0 3

2.5.2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục

Kết quả khảo sát ở bảng 2.20 cho thấy việc quản lý tổ chức hoạt động giáo dục dựa trên kế hoạch đã đề ra, tuy nhiên ban giám hiệu trường mầm non tư thục thường có một số cơng việc do cấp trên đưa xuống cần phải triển khai, có những cơng việc giao tiếp để tạo nguồn xã hội hóa giáo dục; trường cịn có những cơng việc đột xuất về sức khoẻ học sinh, phải thực hiện, trong khi đó chương trình GD trẻ xây dựng theo chương trình giáo dục mầm non mới đã phủ kín thời gian nên việc tổ chức thực hiện quản lý hoạt động giáo dục trẻ cũng cịn hạn chế. Từ đó ta thấy trong quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GD trẻ, các hiệu trưởng cần phải dành một quỹ thời gian khoảng 15- 17% để giải quyết các công việc như thế để công việc đột xuất chung không bị ảnh hưởng. Qua khảo sát thực trạng nơi 6 trường MNTT cho thấy trong các nội dung tổ chức hoạt động thì việc tham dự tập huấn chun mơn do sở/ phịng tổ chức được thực hiện tốt nhất (95,7%), bên cạnh đó liên lạc với các trường trong khu vực cũng được đánh giá quan trọng ở mức thứ hai vì để trao đổi và chia sẻ những nội dung, chỉ thị của lãnh đạo Phòng/ Sở, cũng vậy nội dung họp phổ biến đến giáo viên cũng được đánh giá là thực hiện tốt giúp giáo viên thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra và cập nhật được những yêu cầu, chỉ thị của cấp trên. Tuy nhiên, việc gặp gỡ trao đổi với phụ huynh học sinh không được nhà trường quan tâm nhiều (56,9%) do những lý do khách quan như phụ huynh đa số là cơng nhân nên khơng có thời gian gặp gỡ giáo viên để biết tình hình của các bé, việc tổ chức đại hội phụ huynh hằng năm cũng gặp nhiều khó khăn nhưng việc kết hợp với

phụ huynh học sinh để cùng nhau giáo dục trẻ lại là một trong những điều kiện rất quan trọng để giúp trẻ phát triển tồn diện. Vì đây là thời gian vàng để trẻ phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó, việc tổ chức nghiên cứu khoa học GDMN, viết và ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm (75,6%) và tổ chức các hội thi, ngày lễ, ngày hội theo chương trình (80,0) cũng lần lượt được thực hiện ở mức trung bình do đặc thù của trường mầm non tư thục không tham gia hoạt động thi đua như các trường công lập và phụ thuộc vào các ngày lễ tôn giáo.

Bảng 2.20. Bảng thực trạng nội dung tổ chức thực hiện quản lý hoạt động giáo dục

Nội dung quản lý

Kết quả (%) Thứ hạng Yếu Kém Trung bình Khá Tốt Tổ chức thực hiện

Soạn thảo văn bản báo cáo gửi phòng/ sở 0,0 0,0 0,0 16,6 83,4 8 Soạn thảo văn bản cơ quan 0,0 0,0 0,0 13,4 86,6 5 Họp phổ biến công tác đến giáo viên 0,0 0,0 0,0 10,3 89,7 3 Tham dự tập huấn chun mơn do sở/

phịng tổ chức 0,0 0,0 0,0 4,3 95,7 1

Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh học sinh 0,0 0,0 13.2 29,9 56,9 12 Liên lạc với các trường trong cùng khu vực 0,0 0,0 3.0 6,2 90,8 2 Chỉ đạo bồi dữơng chuyên môn cho giáo

viên theo yêu cầu đổi mới 0,0 0,0 3.9 10,6 85,5 7

Tổ chức các hội thi, ngày lễ, ngày hội theo

chương trình. 0,0 0,0 4.5

15,5 80,0 10

Kiểm tra tổ trưởng về nề nếp quản lý, nhận định của tổ trưởng về từng tổ viên, uy tín của tổ trưởng

0,0 0,0 0.9 16,7 82,4 9

Kiểm tra công tác bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt động giáo dục, cơ sở vật chất phòng học, đồ dùng và các thiết bị trong

quá trình giáo dục 0,0 0,0 0,5

13,0 86,5 6

Kiểm tra việc thực hiện chương trình, kiểm tra giáo viên, kiểm tra trẻ thông qua đánh giá các dạng kế hoạch

Tổ chức nghiên cứu khoa học GDMN, viết

và ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm. 0,0 0,0 2,7 21,7 75,6 11

2.5.3. Thực trạng việc chỉ đạo hoạt động giáo dục

Kết quả khảo sát bảng 2.21 cho thấy Hiệu trưởng thể hiện được vai trò của người lãnh đạo trong cơng tác quản lý của mình bằng việc: Triển khai các văn bản, chỉ thị, yêu cầu của ngành về yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đến giáo viên và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từng cá nhân kịp thời (90,0%) cũng như việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Sở/ Phòng đúng lúc . Qua trao đổi ý kiến với một số hiệu trưởng và giáo viên cũng được biết các biện pháp động viên khen thưởng bằng tinh thần và vật chất kịp thời cũng là động lực giúp giáo viên có ý thức tự giác hồn thành cơng việc được giao, và ln có ý thức tự giác học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để tự khẳng định mình trong khối, trong trường.

Câu hỏi: Nhà trường có biện pháp nào để hỗ trợ Thầy/ Cô trong các hoạt động giáo dục khơng?

GV 1: Có. Tạo điều kiện tốt cho mình trong việc thực hiện, tạo cho mình một

tinh thần an tâm cơng tác như việc (con mình bệnh có sắp xếp người đứng lớp thay, gây dựng quỹ hỗ trợ những chị em khó khăn, thăm hỏi gia đình các giáo viên nhân viên).

GV 2: Có. Hơm trước mình thi giáo viên giỏi cấp thành phố, xếp đã chỉ đạo

cho các giáo viên cùng khối hỗ trợ rất nhiếu làm mình an tâm và đã đạt kết quả tốt.

Bảng 2.21. Bảng thực trạng nội dung chỉ đạo hoạt động quản lý hoạt động giáo dục

Nội dung quản lý

Kết quả (%) Thứ hạng

Yếu Kém Trung bình Khá Tốt Triển

khai thực

Triển khai các văn bản chỉ đạo của Sở/

Phòng 0,0 0,0 1,9

hiện Triển khai các văn bản, chỉ thị, yêu cầu của ngành về yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đến giáo viên và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từng cá nhân

0,0 0,0 1,8 8,2 90,0 1

2.5.4. Thực trạng việc kiểm tra- đánh giá hoạt động giáo dục

Hiệu trưởng chưa thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên và đúng lịch đề ra, bởi nhiều cơng việc đột xuất và họ cịn băn khoăn về việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục trên trẻ vì:

+ Tính khách quan của bộ cơng cụ đánh giá trẻ 5 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay.

+ Thời gian, điều kiện để thực hiện một cách thường xuyên, có hệ thống việc đánh giá trẻ qua bảng liệt kê theo dõi sự phát triển của trẻ, mà chương trình GDMN mới ban hành cịn gặp nhiều khó khăn, bởi số trẻ/lớp đơng, giáo viên/ lớp ít.

(2 cô/1 lớp).

+ Việc đánh giá giáo viên thực hiện chương trình đổi mới cần có những tiêu chí phù hợp theo hướng đổi mới. Đánh giá kết quả trên trẻ, xây dựng môi trường học tập, và đánh giá hoạt động của cô và trẻ hàng ngày để điều chỉnh kịp thời về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GD trẻ, đánh giá từng chủ điểm, đánh giá học kỳ và cuối năm.

Khâu đánh giá kết quả trên trẻ thực hiện cịn ở mức độ cảm tính. Những thực trạng trên được người nghiên cứu biết được thông qua việc phỏng vấn sâu với một số CBQL và GV tại các trường khảo sát.

GV 1: Chưa thường xun vì hiệu trưởng khơng có thời gian, thường một năm kiểm tra 2 lần theo kế hoạch thôi chứ khơng có kiểm tra đội xuất.

GV 2: Cũng có thực hiện nhưng cịn qua loa, hình thức, xử lí cơng việc theo

cảm tính nhiều hơn.

GV 3: Hiệu trưởng thường kiểm tra về kế hoạch của giáo viên như kế hoạch

tháng, kế hoạch BDTX, kế hoạch thực hiện trong ngày. Có khi kiểm tra kế hoạch của khối trưởng nhằm nắm rõ hơn về hoạt động sư phạm của từng giáo viên.

quen với những hoạt động giáo dục mới. Kiểm tra thường xuyên cũng làm cho giáo viên căng thẳng.

CBQL 2: Giáo viên sợ phải kiểm tra thường xuyên; chưa có nhiều thời gian

để nắm bắt tâm tư tình cảm, nguyện vọng của trẻ và GV.

CBQL 3: Thường thì kiểm tra tổ chun mơn cho nhanh trong đó có nề nếp

sinh hoạt của tổ, công tác BDTX, điều kiện cơ sở vật chất, kết quả hoạt động giáo dục...khơng có thời gian để kiểm tra cụ thể.

2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo các trường mầm non tư thục thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

Kết quả về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục được thể hiện ở bảng 2.22 bao gồm nhóm yếu tố bên trong nhà trường và nhóm yếu tố bên ngồi nhà trường đều cho kết quả đánh giá là ảnh hưởng và rất ảnh hưởng (Tỉ lệ 75%-100%).

Các yếu tố bên trong nhà trường còn được đánh giá 100% là rất quan trọng như yếu tố Trình độ năng lực của CBQL, ln ln nâng cao tinh thần trách nhiệm, mạnh dạn loại bỏ những tệ nạn trong giáo dục mầm non thuộc nhóm yếu tố bên trong nhà trường (tỉ lệ 100%) cho biết rằng đối tượng khảo sát đánh giá yếu tố này là rất ảnh hưởng trong công tác quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo. Trong khi đó, cơ chế chính sách đối với CB, GV thực hiện hoạt động giáo dục trẻ được đánh giá ở mức độ ít ảnh hưởng hơn (80%) do khơng có chính sách đặc biệt nào đối với các trường MNTT, và yếu tố tăng cường đầu tư trang thiết bị GD, tài liệu, học liệu, phương tiện cho việc chăm sóc và GD các cháu lứa tuổi mầm non cũng không được đánh giá cao (85%) vì trường MNTT theo cơ chế tự thu tự chi không hưởng theo ngân sách nhà nước.

Đối với các yếu tố bên ngồi thì đối tượng khảo sát cho rằng Cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình tồn vẹn trong đó mọi thành viên thật sự quan tâm nhau, nề nếp tốt, phát huy những mặt tích cực của trẻ (95%) thơng qua việc thường xuyên liên hệ với nhà trường để nắm được tình hình trẻ để phối hợp chặt chẽ hơn (90%) . Như vậy việc liên kết với gia đình trong cơng tác giáo dục trẻ sẽ góp phần

quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, vấn đề tham gia vào các hoạt động của trường, giúp đỡ trường trong các hoạt động chưa được phụ huynh quan tâm nhiều (75%) nên việc xã hội hóa giáo dục trong bậc học mầm non cũng không đạt được kết quả cao (80%) nhưng giáo dục Mầm non lại phụ thuộc rất nhiều vào cơng tác xã hội hóa giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)