Hình thức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường MNTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 33 - 36)

1.3. Hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường MNTT trong hệ thống

1.3.3. Hình thức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường MNTT

1.3.3.1. Hoạt động vui chơi

Thuật ngữ “chơi”có nhiều nghĩa khác nhau nhưng trong phạm trù hoạt động của trẻ thì chơi là một hoạt động mơ phỏng lại cuộc sống của con người, mô phỏng lại các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con người trong xã hội.

Ngoài ra thuật ngữ “chơi” được coi là hoạt động mà động cơ ở trong quá trình chứ khơng trong kết quả của hoạt động. Khi thực hành các trò chơi, các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội được trẻ mô phỏng lại; điều này mang lại cho trẻ một trạng thái tinh thần vui vẻ, phấn chấn, dễ chịu, giúp trẻ mau sớm hịa nhập vào mơi trường cộng đồng và xã hội.Vai trò hoạt động vui chơi đối với sự phát triển nhân cách trẻ MG được thể hiện qua các phương diện sau:

+ Chơi là hoạt động chiếm phần lớn thời gian trong ngày của trẻ MG. Cơ giáo có thể tổ chức cho trẻ chơi vào các thời điểm: (1) đón - trả trẻ, (2) cho chơi tự do (tối đa 60 - 90 phút); (3) Hoạt động học có chủ đích (tối đa 30 phút); (4) chơi và hoạt động ở các góc (tối đa 40 phút); (5) chơi và hoạt động ngoài trời (tối đa 45 phút); (6) hoạt động chiều (40 - 50 phút).

+ Vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển tồn diện nhân cách cho trẻ MG: thơng qua hoạt động trẻ được phát triển về thể chất, lao động, thẩm mỹ nhằm hỗ trợ sự phát triển nhân cách của trẻ sau này

Tại các trường mầm non hoạt động vui chơi của trẻ bao gồm các hình thức sau: (1) đóng vai theo chủ đề, (2) trị chơi đóng kịch, (3) trị chơi lắp ghép - xây dựng, (4) trò chơi vận động, (5) trò chơi dân gian, (6) trò chơi học tập, (7) theo nhóm hoặc tập thể, (8) chơi một chủ đề hoặc kết hợp nhiều chủ đề, (9) chơi trong lớp hoặc ngồi trời, (10) chơi tự do trong giờ đón trẻ, trả trẻ hoặc chơi trong các hoạt động giáo dục có chủ đích, (11) chơi trong giờ tham quan, đi dạo, ngày lễ hội.

1.3.3.2. Hoạt động đi dạo, tham quan

Đi dạo là một hình thức tổ chức hoạt động ngồi trời; qua đó giúp trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội để trẻ phát triển thể chất và tinh thần.

Tham quan là hình thức cao hơn của đi dạo giúp trẻ thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội, các cơng trình văn hóa nghệ thuật như Viện bảo tàng, di tích lịch sử, đền thờ các vị anh hùng dân tộc, nhà máy, xí nghiệp. Qua đó, trẻ có điều kiện tiếp xúc, lĩnh hội những giá trị văn hóa của lồi người để có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống xã hội nơi trẻ được sinh ra, trưởng thành và học tập.

Tổ chức cho trẻ đi dạo, tham quan, các cơ sở giáo dục cần thực hiện khi trẻ 5 tuổi trở lên, cần có các yêu cầu sau:

- Mỗi năm nên tổ chức cho trẻ tham quan từ 1-3 lần; tốt nhất vào các ngày lễ, hội;

- Cần mở rộng nhiệm vụ và nội dung, tăng cường các trò chơi vận động, trò chơi học tập; rèn cho trẻ ý thức tổ chức, tinh thần tập thể, giúp đỡ nhau khi đi dạo- tham quan; kích thích năng lực quan sát, hình thành các thao tác như phân tích, so sánh các sự vật, hiện tượng; tạo điều kiện cho trẻ tích cực, độc lập khi đi dạo - tham quan.

- Giáo viên không can thiệp vào những thao tác hành động của trẻ nhằm giúp trẻ đạt được tính kỷ luật và tự lập trong quá trình đi dạo - tham quan; điều này có tác dụng rất lớn vào việc hình thành nhân cách của trẻ sau này.

1.3.3.3. Hoạt động dạy học

Dạy học ở trường mẫu giáo là q trình phát triển có hệ thống, có kế hoạch, có mục đích các năng lực nhận thức của trẻ, trang bị cho trẻ hệ thống các tri thức sơ đẳng, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo tương ứng; trên cơ sở đó, góp phần hình thành nhân cách cho trẻ sau này.

Dạy học có vai trị quan trọng trong giáo dục phát triển thể chất, thẩm mỹ, đạo đức, lao động, góp phần phát triển tồn diện nhân cách cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt là sự phát triển về trí tuệ.

Ngồi ra, dạy học cịn có ý nghĩa quan trọng, chuẩn bị cho trẻ những tiền đề cần thiết để trẻ thích ứng với hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo ở trường tiểu học và các cấp học tiếp theo.

Xuất phát từ đặc điểm nhận thức và hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi, nên việc học của trẻ ở lứa tuổi này được tổ chức với những hình

thức sau:

- Học tự nhiên qua chơi, qua thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày: hướng dẫn tổ chức hoạt động vui chơi, tổ chức mơi trường hoạt động ở các góc, tổ chức ngày hội, ngày lễ, hoạt động lao động, hướng dẫn tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh...

- Học có chủ định dưới sự định hướng và hướng dẫn trực tiếp của giáo viên là hình thức hoạt động có chủ đích. Nội dung học được tổ chức, cung cấp đến trẻ theo hướng tích hợp thơng qua các lĩnh vực nội dung hoạt động cụ thể như hoạt động: phát triển vận động, khám phá khoa học tự nhiên - xã hội, tập cho trẻ làm quen với toán; tập cho trẻ làm quen với văn học trong đó có chữ cái; giáo dục âm nhạc, tạo hình.

1.3.3.4. Hoạt động lao động

Hoạt động lao động đối với lứa tuổi mẫu giáo được sử dụng như một phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ về các mặt: thể lực, tình cảm, nhận thức, thẩm mỹ; đồng thời rèn cho trẻ một số phẩm chất, kỹ năng sống phù hợp với tuổi, gia đình và xã hội.

Đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo, tổ chức cho trẻ làm quen dần với lao động tự phục vụ (đi giày dép, mặc quần áo, tự xúc ăn bằng muỗng, rửa tay bằng xà bông...) trong các thời điểm: hoạt động ngoài trời, vệ sinh trước và sau khi ăn, ngủ. Bên cạnh đó, cần tổ chức cho trẻ các hình thức lao động khác như:

- Tổ chức lao động vệ sinh lớp học nhằm giáo dục trẻ quan tâm đến người khác, hứng thú được cùng cô phục vụ các bạn.

- Tổ chức lao động tập thể ở mức độ đơn giản nhằm bước đầu hình thành hứng thú đối với lao động; tạo tính sạch sẽ, ngăn nắp, chăm chỉ, biết hợp tác với các bạn trong quá trình lao động cũng như trong học tập.

1.3.3.5. Hoạt động ngày hội ngày lễ

Ngày hội, ngày lễ được tổ chức cho trẻ mẫu giáo thường gắn với những ngày lễ, hội lớn của dân tộc và địa phương, những sự kiện có ý nghĩa xã hội quan trọng đất nước. Tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường mẫu giáo là một hoạt động được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, nhằm góp phần thực hiện

mục tiêu giáo dục mầm non nói chung là đào tạo con người phát triển hài hịa về nhân cách.

Thơng thường, xuất phát từ mục tiêu giáo dục mầm non, đặc điểm phát triển của trẻ và nội dung của từng ngày lễ, hội; tổ chức ngày lễ - hội cho trẻ mẫu giáo tiến hành dưới hình thức hoạt động tổng hợp. Trong đó, gồm: phát biểu khai mạc, trị chuyện trao đổi với trẻ, biểu diễn - thi văn nghệ, liên hoan bánh kẹo, phát biểu của đại biểu (nếu có).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 33 - 36)