1.3. Đặc điểm của hoạt động dạy học ngoại ngữ và dạy họcTiếng Anh
1.3.2. Dạy họcTiếng Anh chuyên ngành tại các trường Cao đẳng nghề
1.3.2.1. Đặc điểm của trường Cao đẳng nghề
Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành khóa học.
Cơ sở dạy nghề là một thể thống nhất, toàn vẹn được liên kết bằng các yếu tố: mục tiêu, chương trình giáo dục/dạy học, hình thức tổ chức, phương tiện, phương pháp đào tạo, giáo viên, học sinh, kết quả học tập,… Cơ sở dạy nghề là một loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp, như quy định tại điều 36 của Luật giáo dục năm 2005.
Theo điều 29, Luật dạy nghề 2006, Trường Cao đẳng nghề là một trong các cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng [17].
Theo điều 24, Luật dạy nghề 2006, mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng là “nhằm trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành
các cơng việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, có sức khoẻ tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.”[17].
Theo điều 26, Luật dạy nghề 2006: “Nội dung dạy nghề trình độ cao đẳng phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng, tập trung vào năng lực các công việc của một nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu đào tạo của nghề, bảo đảm tính hệ thống cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng sự phát triển của khoa học cơng nghệ.; Phương pháp dạy nghề trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chun mơn và phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng tổ chức làm việc theo nhóm.” [17].
Theo Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05 tháng 05 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: “Trường cao đẳng nghề là đơn vị sự
nghiệp, có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật”
và “Trường cao đẳng nghề chịu sự quản lý nhà nước về dạy nghề của Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi trường đặt trụ sở” [2].
Trường Cao đẳng nghề đào tạo chủ yếu trình độ Cao đẳng đối với các ngành, nghề do bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định. Ngoài ra, còn tham gia đào tạo trung cấp nghề và sơ cấp nghề đáp ứng nhu cầu người học và
nhu cầu thực tiễn. Người học Cao đẳng nghề ngoài việc có đủ trình độ kiến thưc, lý luận, hiểu biết xã hội… của trình độ cao đẳng đồng thời cịn có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề cao. Người tốt nghiệp trình độ Cao đẳng nghề có thể tham gia lao động trực tiếp và có thể tham gia cơng tác QL sản xuất.
Trường Cao đẳng nghề khác với trường Cao đẳng chuyên nghiệp là chương trình đào tạo mang tính ứng dụng cao, thời gian sinh viên tham gia học thực hành nâng cao tay nghề nhiều hơn nhiều lần so với Cao đẳng chuyên nghiệp. Nói cách khác, trường Cao đẳng chuyên nghiệp đào tạo theo hướng hàn lâm còn trường Cao đẳng nghề đào tạo theo hướng thực hành.
Người học tốt nghiệp trường Cao đẳng nghề có đủ điều kiện sẽ được đào tạo liên thơng lên bậc đại học hệ chính quy.
1.3.2.2.. Vai trò và đặc điểm của tiếng Anh chuyên ngành
Theo Hutchinson và Waters: “TACN, đó là một cách tiếp cận, không phải
một sản phẩm. TACN không liên quan đến một hình thức ngơn ngữ, một phương pháp hay phương tiện giáo dục” [12, tr.12].
Theo Robinson, khái niệm về TACN dựa trên đặc điểm mang tính định hướng chung và bắt nguồn từ việc phân tích nhu cầu [23. tr. 201]. Tony et al. cho rằng TACN tập trung vào ngôn ngữ, cụ thể về ngữ pháp, từ vựng, ngữ vựng và những kỹ năng học tập [21, tr. 98).
Theo Streven TACN gồm những đặc điểm như: được thiết kế để đáp ứng nhu cầu cụ thể của người học; có liên quan tới một lĩnh vực chuyên ngành cụ thể nào đó; tập trung vào ngôn ngữ tương ứng với những đặc điểm về cú pháp, từ vựng, diễn ngơn, phân tích diễn ngơn, ngữ nghĩa ...; khác biệt với tiếng Anh thơng thường; có thể giới hạn đối với những kỹ năng ngơn ngữ (ví dụ như chỉ áp dụng đối với kỹ năng đọc); có thể sử dụng một phương pháp dạy học khác với Tiếng Anh thơng thường trong các tình huống giảng dạy cụ thể. [24. tr.132]. Bên cạnh đó, theo Tickoo, TACN có những đặc điểm sau: có chức năng hơ ngữ riêng miêu tả tiếng Anh khoa học, có những quy tắc ngơn ngữ riêng để tạo nên những văn bản khoa học như những cụm danh từ dài,
khơng sử dụng nhiều thì, cấu trúc câu khơng đa dạng mà dùng lặp đi lặp lại một cấu trúc ngữ pháp nào đấy, từ vựng và thuật ngữ quen thuộc với người học. [26. tr. 88]
TACN là tiếng Anh dùng cho các mục đích giao tiếp nghề nghiệp cụ thể. Ví dụ như TACN Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng, Quản trị lữ hành, Kỹ thuật chế biến món ăn, Kế tốn doanh nghiệp,.... Thuật ngữ này được dùng để phân biệt với thuật ngữ Tiếng Anh phổ thông, là ngôn ngữ phục vụ cho các mục tiêu giao tiếp thông thường trong cuộc sống xã hội. Sự khác nhau cơ bản giữa TACN và Tiếng Anh phổ thông là về mặt nội dung giao tiếp mang tính chun ngành. Ở đây ngơn ngữ giao tiếp đã gắn với từng ngữ cảnh của nghề nghiệp, với từng tình huống giao tiếp, từng con người, vật dụng, trang thiết bị liên quan đến ngành nghề đó.
TACN cịn có những đặc điểm sau:
- Tính rõ ràng, chính xác: giao tiếp chuyên ngành là giao tiếp mang tính hành động. Thơng tin phải được truyền đạt một cách ít gây hiểu lầm nhất và cần ít thời gian nhất để giải mã. TACN đòi hỏi các thuật ngữ phải được định nghĩa có thể được hiểu một cách nhất qn.
- Tính đặc thù văn hóa: Đó là đặc thù văn hóa của người sử dụng ngơn ngữ và đặc thù văn hóa của ngơn ngữ đang dược sử dụng.
- Tính mục đích rõ rệt: để thuyết phục đối phương làm theo ý mình; tranh thủ cơ hội lợi nhuận và trao đổi thông tin. TACN được sử dụng trong giao tiếp và giao dịch thường là để thu được từ người khác một điều gì đó có lợi cho mình.
Từ những đặc điểm nêu trên có thể khẳng định rằng: TACN không phải là một loạt những sự kiện thực tế được truyền tải qua ngơn ngữ, mà nó có cấu trúc ngơn ngữ đặc biệt của nó. Nó có những đặc điểm khiến TACN khác so với tiếng Anh thông thường. Các chương trình TACN có tính mục đích, bảo đảm cho một cá thể hay một nhóm cá thể - những người có nhu cầu khác biệt so với những ai học Tiếng Anh thông thường thành công trong việc thực hiện chức năng nghề nghiệp của mình.
1.3.2.3. Mục tiêu dạy học Tiếng Anh chuyên ngành tại trường Cao đẳng nghề
Mục tiêu dạy học TACN ở các trường Cao đẳng nghề là giúp SV có được vốn từ căn bản để SV có thể vận dụng chúng trong giao tiếp, đọc và sử dụng được các tài liệu Tiếng Anh trong chuyên ngành mà họ đang theo học. Sau khi hồn thành chương trình, SV phải sử dụng được Tiếng Anh để đọc hiểu các sách báo khoa học thường thức, các tài liệu tham khảo phù hợp với trình độ học vấn và ngành nghề công tác, sử dụng được các thuật ngữ chuyên ngành theo chuyên môn được đào tạo nhằm góp phần hỗ trợ cho việc học tập các mơn học khác, đồng thời có thể giao tiếp trực tiếp với người nước ngoài về các vấn đề sinh hoạt đơn giản hàng ngày, phát triển trí tuệ cần thiết để tiếp tục học tiếp hoặc đi vào cuộc sống lao động, cơng tác.
Học TACN cịn giúp cho SV củng cố kiến thức chuyên ngành, mở rộng sự hiểu biết mà còn giúp họ trau dồi các kỹ năng nghiệp vụ. Thông qua những bài học TACN gắn với các quy trình đào tạo, thao tác nghề nghiệp, với từng tình huống cụ thể, SV lại một lần nữa nắm rõ thực tiễn chuyên ngành mà họ theo học và được tái hiện, lĩnh hội các kiến thức chun ngành dưới góc độ tiếp cận mới thơng qua hoạt động dạy học ngoại ngữ chuyên ngành, mà cụ thể là mơn TACN.
1.3.2.4. Chương trình, nội dung dạy học Tiếng Anh chuyên ngành tại các trường Cao đẳng nghề
Ở nước ta, Tiếng Anh là môn học đã được phổ cập từ lớp 3. Mỗi cấp học có mục đích dạy học khác nhau, nhưng đều có điểm chung là rèn luyện bốn kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên đối với SV cao đẳng nghề, những người chuẩn bị hành trang bước vào lao động, phục vụ xã hội, họ càng cần nắm vững và chuyên sâu hơn công cụ ngoại ngữ. Trên thực tế, hiện nay ở phần lớn các trường Cao đẳng nghề trên cả nước, Tiếng Anh cơ bản và chuyên ngành đã trở thành môn học bắt buộc đối với SV và nó cũng chiếm một lượng đơn vị học trình đáng kể.
TACN theo đúng nghĩa của thuật ngữ được dạy trong hai năm thứ 2 và năm thứ 3 tại các trường Cao đẳng nghề. Thời lượng môn học này thường từ 180 giờ trở lên tùy thuộc vào từng chuyên ngành cụ thể.
Mỗi một ngành nghề khác nhau có những thuật ngữ chuyên ngành tương ứng. Nội dung giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành là những bài khóa, những dạng bài tập, những tình huống ứng với thực tiễn,... được xây dựng dựa trên những từ, những cấu trúc bằng ngoại ngữ theo đặc trưng chuyên ngành và nội dung phải thực sự phù hợp và gắn với chuyên ngành của người học.
Trong quá trình học tập, SV phải nắm vững kỹ năng nghe, nói, đọc và viết theo chuyên ngành. SV cần hiểu và giao tiếp một cách chủ động trong công việc chun mơn, xử lý các tình huống liên quan đến nghiệp vụ và có sự hiểu biết cần thiết về văn hóa giao tiếp khi sử dụng Tiếng Anh. Hơn nữa, SV cũng cần có kiến thức và kỹ năng sử dụng tiếng Anh để tiếp cận với thông tin về ngành nghề của mình.