Biện pháp 2: Tăng cường quản lý hoạt động dạy Tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 85)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên

3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường quản lý hoạt động dạy Tiếng Anh

ngành của giáo viên

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

- Nâng cao nhận thức về trách nhiệm, động cơ phấn đấu của GV. - Đảm bảo việc thực hiện chương trình đào tạo.

- Nâng cao hiệu quả giờ giảng, gây hứng thú học tập cho SV.

- Tăng cường khả năng khai thác, sử dụng tốt các nguồn thông tin, tư liệu đa dạng phục vụ việc dạy học TACN nhằm nâng cao chất dạy học TACN.

- Tạo điều kiện để khuyến khích sự sáng tạo và năng lực tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu của GV

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Quản lý, chỉ đạo việc lập kế hoạch giảng dạy và thực hiện chương trình dạy

học Tiếng Anh chuyên ngành

Quản lý, chỉ đạo việc lập kế hoạch và thực hiện chương trình dạy học của GV là một hoạt động cần thiết, từ đó giúp GV thực hiện đúng, đủ kế hoạch, khối lượng cơng việc của mình một cách khoa học, đồng thời giúp các nhà QL có cơ sở kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình của GV. Để QL tốt nhà trường cần:

- Xây dựng các văn bản, công cụ pháp quy cụ thể để kiểm tra việc giảng dạy của GV, quy định rõ các yêu cầu về việc lập kế hoạch, thực hiện chương trình giảng dạy của GV.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo tổng thể của toàn trường trên cơ sở tư vấn của Khoa ngoại ngữ để tránh việc sắp xếp các mơn học thiếu tính khoa học và hợp lý. Ví dụ như: sắp xếp giảng dạy TACN sau một số môn chuyên ngành bằng tiếng Việt giúp sinh viên dễ hiểu hơn những thuật ngữ chuyên ngành và để tránh cho GV dạy TACN phải giảng cả tiếng Anh và tất cả kiến thức chuyên ngành, không đủ thời gian để luyện kỹ năng tiếng.

- Giao kế hoạch giảng dạy cả năm cho từng GV ngay từ đầu năm học để GV chủ động bố trí thời gian, tìm nguồn tài liệu, khai thác chủ đề cần dạy gắn với thực tế hơn.

- Kế hoạch thi, kiểm tra, trả bài,... phải được thể hiện rõ trong thời khóa biểu của mỗi lớp học và GV giảng dạy lớp đó.

- GV phải lên lịch, kế hoạch giảng dạy môn học, được trưởng khoa duyệt giáo án trước khi giảng dạy.

- Thường xuyên giám sát, kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình của GV qua hồ sơ sổ sách, qua SV, qua dự giờ đột xuât,….

- Cần có biểu mẫu cụ thể cho GV như: phiếu giao kế hoạch đầu năm, phiếu điểm, sổ lên lớp,...

* Quản lý, chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học TACN

Đổi mới phương pháp giảng dạy môn TACN là yêu cầu cấp thiết không những đối với GV khoa Ngoại ngữ mà còn là vấn đề cần được lãnh đạo nhà trường quan tâm thích đáng. Dạy TACN phải là q trình tổ chức sử dụng các thủ pháp thích hợp dẫn dắt người học thâm nhập vào mơi trường nghề nghiệp thực tiễn, nhận thức các tình huống cụ thể, sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp để từ đó hình thành kỹ năng nghề nghiệp cũng như kỹ năng tiếng. Trên thực tế, công việc trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ khi sử dụng đến ngoại ngữ, chủ yếu là các đoạn hội thoại theo từng ngữ cảnh công việc. SV không những cần sử dụng thành thạo ngơn ngữ chun ngành mà cịn phải có ngữ điệu giọng nói truyền cảm trang trọng. Họ phải khéo léo xử lý tình huống với khách nước ngồi như: hướng dẫn, giải quyết, giải thích, thuyết phục,... bằng tiếng Anh. Chính vì vậy, GV dạy TACN nên sử dụng các phương pháp tích cực, đặc biệt là phương pháp đóng vai trong q trình dạy học để giúp SV rút ngắn rào cản ngôn ngữ, tự tin trong giao tiếp.

Trong điều kiện hiện nay, để chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học TACN có hiệu quả, lãnh đạo nhà trường cần tập trung chỉ đạo các vấn đề sau:

 Tăng cường nhận thức đối với các cấp lãnh đạo, QL và GV về “Cải tiến phương pháp dạy học TACN” và tính cấp thiết của nó.

 Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn cho GV với từng kỹ năng cụ thể: viết mục tiêu, soạn giáo án và đặc biệt là giáo án điện tử, phương pháp dạy học tích cực, hiện đại,... thơng qua các khóa học ngắn hạn do giảng viên người Việt Nam hoặc các chuyên gia người nước ngoài đảm nhiệm.

 Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng nghề do chuyên gia nghề nước ngoài giảng dạy.

 Tổ chức các cuộc sinh hoạt chuyên đề để định hướng cho GV, CBQL giáo dục trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo phương châm lấy SV làm trung tâm, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho SV. Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, SV - đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức, khám phá những điều mình chưa rõ, tự tìm ra cho mình phương pháp, kỹ năng trong học tập, bộc lộ và phát huy tính sáng tạo vốn tiềm ẩn trong SV.

 Phát động hội thi GV dạy giỏi ở các cấp: cấp Khoa, cấp trường. Khoa ngoại ngữ có trách nhiệm thực hiện các vấn đề sau:

 Tổ chức cho GV dạy TACN tìm hiểu xu hướng dạy học tích cực, dạy học theo tình huống nghề nghiệp, tọa đàm trao đổi, rút kinh nghiệm và báo cáo thu hoạch về vấn đề này.

 Tổ chức cho một số GV có kinh nghiệm dạy TACN soạn giáo án, dạy thử ở một số bài thí điểm theo phương pháp đổi mới, các GV khác dự giờ, rút kinh nghiệm, từ đó nhân rộng ra các bài khác.

 Sử dụng phịng thực hành chun mơn nghề trong giảng dạy TACN.  Chỉ đạo việc sử dụng công nghệ thông tin, đặc biệt phần mềm dạy TACN trong dạy học.

* Cải tiến công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập TACN của SV

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là một khâu tất yếu trong hoạt động dạy học, tác động nhiều đến việc giảng dạy của thầy cũng như hoạt động học của trò. Bản chất của kiểm tra, đánh giá là cách xác định xem mục tiêu của chương trình đào tạo, của mơn học có đạt được hay khơng và nếu đạt được thì ở mức độ nào. Tổ chức kiểm tra đánh giá phù hợp giúp định hướng cách dạy của thầy và cách học của trị sao cho có hiệu quả, nghĩa là cùng hướng tới việc đạt mục tiêu. Ngồi ra, các thơng tin khai thác được từ kết quả kiểm tra- đánh giá sẽ rất hữu ích cho việc điều chỉnh phương pháp dạy của GV và phương pháp học của

SV, đồng thời giúp các nhà QL có những thay đổi cần thiết trong việc tổ chức trong quá trình đào tạo.

Căn cứ vào thực trạng QL công tác kiểm tra, đánh giá, tác giả đề xuất một số cải tiến về quy trình tổ chức và hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập TACN của SV như sau:

- Thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra, đánh giá, đảm bảo việc cho điểm công bằng, khách quan.

- Xây dựng kế hoạch thi, kiểm tra hợp lý, thông báo rõ ràng với SV trước mỗi kỳ thi ít nhất 1 tháng.

- Tổ chức coi thi nghiêm túc, kỷ luật nghiêm đối với sinh viên vi phạm kỷ luật, đảm bảo tính trung thực trong thi, kiểm tra.

- Thường xuyên lấy ý kiến SV về công tác thi, kiểm tra TACN. - Xây dựng ngân hàng đề thi TACN đảm bảo những yêu cầu:

+ Sát với mục tiêu

+ Phù hợp với tình huống thực tiễn

+ Phủ kín chương trình học

+ Câu hỏi chính xác, rõ ràng

+ Độ khó phù hợp

+ Nội dung cập nhật

+ Được duyệt qua bộ môn trước khi sử dụng

+ Bảo đảm bí mật đề thi

- Chuẩn hóa những yêu cầu mà SV phải đạt được để đảm bảo đánh giá chính xác và cơng bằng.

- Thay đổi các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả môn học: thi viết, bài tập nhỏ, thi vấn đáp, thuyết trình, …. đảm bảo đủ 4 kỹ năng trong đề thi, kiểm tra.

- Nội dung, phương pháp kiểm tra phải mang tính thực tiễn, phát huy tính sáng tạo linh hoạt trong giải quyết về vấn đề ngôn ngữ chuyên ngành.

- Quản lý việc trả bài và chữa các bài kiểm tra thường xuyên hay định kỳ cho SV, nếu là thi vấn đáp cần có thời gian để nhận xét phần thi để SV có thể biết và điều chỉnh cụ thể trong việc học tập của mình.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Nhà trường kết hợp với các Phịng ban đề ra các văn bản, cơng cu ̣ pháp quy cu ̣ thể để đảm bảo các GV thực hiện công tác giảng dạy nghiêm túc, đúng quy định.

Phòng Đào tạo và Khoa Ngoại ngữ cần kiểm tra đi ̣nh kỳ hoă ̣c đô ̣t xuất viê ̣c lâ ̣p kế hoa ̣ch và thực hiện chương trình giảng da ̣y TACN của GV.

GV nhâ ̣n thức được tính cấp thiết của viê ̣c đổi mới phương pháp giảng dạy TACN trong nhà trường, nắm vững nô ̣i dung chưong trình mình da ̣y , dạy đúng tiến đô ̣ của phân phối chưong trình, thực hiê ̣n đúng giờ lên lớp theo thời khóa biểu đã phân cơng.

Nhà trường phối hợp với Phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm về cải tiến nội dung , phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá làm cho nó trở thành mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng thường xuyên và liên hê ̣ với các trường có thành tích tốt trong viê ̣c cải tiến nơ ̣i dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá để xây dựng và thực hiê ̣n kế hoạch cho GV đi trao đổi, học tập.

Nhà trường liên hệ với các doanh nghiệp, các chuyên gia đầu ngành để phối hợp trong việc đào tạo chuyên môn nghề cho GV giảng dạy TACN và trong việc kiểm tra, đánh giá SV.

3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường quản lý hoạt động học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho SV để họ nhận thức được tầm quan trọng của việc học TACN đối với bản thân trong công việc sau này.

Giúp SV chủ động, tích cực và sáng tạo lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm nghề nghiệp, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng động tiếp cận các doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội nói chung và của ngành du lịch, dịch vụ nói riêng.

Đổi mới hoạt động dạy học TACN góp phần nâng cao chất lượng đào tào của nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện * Xây dựng động cơ học tập cho sinh viên

Muốn cải thiện chất lượng đào tạo thì SV, chủ thể của q trình học cần có động cơ học tập đúng đắn. Trong bối cảnh hiện nay nhà trường cần chỉ đạo thực hiện tốt các vấn đề sau:

- Nâng cao nhận thức cho SV về tầm quan trọng của môn TACN với vấn đề lập nghiệp trong tương lai thông qua các cuộc giao lưu, trao đổi giữa SV với cán bộ, GV, các SV đã thành danh, chuyên gia đến từ các khách sạn, nhà hàng có uy tín trong ngành Du lịch và Dịch vụ.

Việc tổ chức các cuộc giao lưu trao đổi sẽ góp phần đắc lực cho việc nâng cao nhận thức của SV. Trong các cuộc giao lưu trao đổi, các chuyên gia trong ngành, các SV đã thành danh sẽ là những tấm gương tốt cho SV noi theo trong quá trình học tập và rèn luyện. Những chia sẻ kinh nghiệm, nhận xét của họ về nghề nghiệp đặc biệt các bài học rút ra từ thực tế công tác là lời khuyên bổ ích nhất cho SV để họ có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp. Thông qua những cuộc giao lưu SV các chuyên ngành khác nhau chia sẻ với nhau về những tâm tư, nguyện vọng, những nhận định và kinh nghiệm trên phương diện là người học và là chủ nhân của ngành Du lịch trong tương lai.

- Sử dụng kết quả học tập môn TACN để giới thiệu cơ sở thực tập và việc làm cho SV. Đây là biện pháp tích cực nhằm tạo động lực để SV cố gắng thi đua học tập.

- Tạo điều kiện cho SV có tay nghề khá và kỹ năng Tiếng Anh tham gia phục vụ các sự kiện lớn của đất nước, của ngành và của nhà trường.

Thông qua các hoạt động này sinh viên có thêm cơ hội thể hiện khả năng bản thân, giao lưu học hỏi, tự hào về truyền thống đất nước, của ngành cũng như uy tín của nhà trường, củng cố nhận thức và nâng cao trách nhiệm với nghề mình đã lựa chọn.

- Xây dựng bầu khơng khí học tập tích cực cho SV. Để học tập có hiệu quả nhà trường cần thường xuyên chỉ đạo các hoạt động sau:

+ Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập TACN theo định hướng phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo tiếp thu tri thức của sinh viên.

+ Tổ chức câu lạc bộ nói Tiếng Anh, tổ chức các buổi đi học tập kinh nghiệm tại cơ sở thực tế

+ Mời các chuyên gia có tay nghề giỏi trực tiếp tham gia một số bài giảng thực hành, giao lưu và giải đáp các thắc mắc của SV bằng Tiếng Anh.

* Quản lý hoạt động học tập trên lớp, thực tập tại các cơ sở

Học tập trên lớp là hoạt động chính trong chương trình đào tạo của nhà trường. Quản lý tốt việc học tập trên lớp của SV là điều kiện quan trọng đầu tiên có liên quan đến việc nâng cao chất lượng dạy học. Để học TACN trên lớp có hiệu quả, nhà trường cần chỉ đạo tốt các vấn đề sau:

+ Sắp xếp lớp học TACN có trình độ tương đối đồng đều với số lượng tối đa là 20 SV để đảm bảo luyện kỹ năng tiếng.

+ Thông báo lịch học tập, tiến độ đào tạo từng kỳ.

+ Xây dựng nề nếp, cách thức giảng dạy và học tập cho môn TACN. Cách thức giảng dạy và học tập của môn học này phải được Khoa Ngoại ngữ xây dựng trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm, tạo điều kiện tối đa cho SV được rèn luyện kỹ năng tiếng Anh theo chuyên ngành nghề nghiệp, năng lực xử lý các tình huống có vấn đề.

+ Hướng dẫn SV học cách chủ động nghe giảng, ghi chép, ghi nhớ, hiểu tình huống, luyện kỹ năng nói ngay trên lớp.

+ Tạo điều kiện và hướng dẫn SV cách vận dụng và chuyển hóa tri thức, các mẫu câu tiếng Anh vào điều kiện thực tể trong từng tình huống nghề nghiệp cụ thể.

+ Tăng cường kiểm tra giám sát và đánh giá hoạt động dạy học mơn TACN. Phịng đào tạo cần có kế hoạch kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học và có chế độ khuyến khích cụ thể cho mơn học. Việc kiểm tra cần thực hiện nhất quán với mục tiêu và phương pháp dạy học đã xác định. Kết quả của kiểm tra phải được xem xét và là một trong những tiêu chí xếp loại thi đua, được đăng cơng khai để động viên khuyến khích các lớp, SV chấp hành nội quy, kịp thời nhắc nhở các tập thể, cá nhân kịp chỉnh sửa hoàn thiện hơn.

Tham gia thực tập ở cơ sở thực tế là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo của nhà trường. Đây được coi là hoạt động nổi bật của hệ đào tạo nghề. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động này nhà trường cần tập trung chỉ đạo các vấn đề sau:

- Kiện tồn cơng tác tổ chức thực tập tại cơ sở. Ban chỉ đạo gồm trưởng ban do đại diện Ban giám hiệu nhà trường đảm nhận, Phó Ban chỉ đạo là Trưởng Phòng Công tác học sinh, sinh viên, ủy viên là đại diện Phịng Tài chính kế tốn, các trưởng khoa ngoại ngữ và khoa chuyên ngành. Để chỉ đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)