Nội dung quản lý hoạt động dạy họcTiếng Anh chuyên ngành tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 33)

trƣờng Cao đẳng nghề

Hiện nay, tại các trường Cao đẳng nghề ở Việt Nam, Tiếng Anh nói chung và TACN nói riêng là một mơn học bắt buộc trong chương trình giảng dạy. Sau khi hồn thành xong chương trình Tiếng Anh cơ bản, SV có cơ hội tìm hiểu các thuật ngữ cũng như kiến thức về chuyên ngành mà mình đang nghiên cứu qua môn TACN. Với tầm quan trọng của TACN trong nhà trường cũng như trong thực tiễn cuộc sống, việc phát triển năng lực dạy học TACN, quản lý hoạt động dạy học TACN đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

1.4.1. Quản lý mục tiêu dạy học Tiếng Anh chuyên ngành tại các trường Cao đẳng nghề Cao đẳng nghề

Để một môn học được nằm trong hệ thống các mơn học của chương trình học trong các trường Cao đẳng nghề, nó phải chịu sự chi phối của mục đích tổng thể, phải có đích để người dạy và người học hướng và phải có mục tiêu cụ thể để người học đạt được trong từng giai đoạn học tập. Mục tiêu mô tả những gì cuối cùng xảy ra cho mơn học cụ thể. Chúng cụ thể hóa nội dung và trình độ (kiến thức, kĩ năng và thái độ) người học phải đạt được trên cơ sở

hành vi (người học phải đạt được những gì, đến đâu, thay đổi thái độ như thế nào trong quá trình học và sau khi hồn thành mơn học,... Do vậy, mục tiêu chương trình TACN có vai trị hướng dẫn lựa chọn những nội dung (dạy cái gì?) và phương pháp dạy môn học (dạy như thế nào?) cho từng giai đoạn giảng dạy. Để xây dựng mục tiêu chuẩn và rõ ràng cho từng giai đoạn học tập và thực hiện đảm bảo mục tiêu, chúng ta cũng cần có cơng tác QL mục tiêu.

Xây dựng mục tiêu của hoạt động dạy học TACN cần đảm bảo yêu cầu của nguyên tắc SMART:

- Specific - cụ thể, dễ hiểu. Các tiêu chí về kỹ năng, về khối lượng kiến thức SV cần chiếm lĩnh phải cụ thể vì điều này có tính định hướng cho hoạt động dạy học trong thời gian thực thi.

- Measurable - Đo lường được. Khi xây dựng mục tiêu mơn học mà khơng tính đến việc khả năng đo lường, kiểm tra đánh giá được mục tiêu cần đạt được, thì sau khi hồn tất q trình dạy học khơng biết có đạt mục tiêu đã đề ra hay không.

- Achievable - vừa sức. Các nhà quản lý hay những người trực tiếp giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành cần hết sưc lưu ý đặc tính này. Để đảm bảo tính vừa sức của mơn học này địi hỏi chính những người làm cơng tác đào tạo phải tính tốn, cân đối giữa khối lượng kiến thức của ngành và khả năng nhận thức của người học ở trình độ cao đẳng học Tiếng Anh không chun. Mục tiêu có tính thách thức để người dạy và người học cùng cố gắng, mà cũng loại những u cầu khơng thể đạt nổi. Nếu trình độ tiếng Anh cơ bản chỉ đạt trình độ B, thì khơng nên chọn giáo trình học chun ngành mang tính chất nghiên cứu, mà chỉ chọn giáo trình tiếng Anh chun ngành mang tính luyện tập, thực hành cơ bản.

- Realistics - Thực tế. Đây là tiêu chí đo lường sự cân bằng, tính hữu dụng của việc dạy học TACN gắn liền với thực tế của ngành nghề trong từng thời kỳ cụ thể và nó cũng thể hiện tiêu chí có thể đạt tới của SV theo trình độ chung của hệ đào tạo Cao đẳng nghề.

- Timebound - có thời hạn. Mục tiêu của mơn học phải tính đến thời gian hồn thành. Nếu khơng xác định thời gian hồn thành, thì cơng việc sẽ bị trì hỗn. Thời gian thực thi hợp lý, giúp người dạy và người học vừa đạt được mục tiêu vừa dưỡng sức cho mục tiêu khác.

Hiện nay, có một số quan điểm phát triển nguyên tắc SMART thành SMARTER. Trong đó E là Engagement- liên kết và R là Relevant- thích đáng.

- Engagement- liên kết. Nhà trường cần tính liên kết lợi ích của chủ thể QL với lợi ích của chủ thể khác. Nếu các nhà QL quản lý mục tiêu tốt, giáo viên thực hiện đảm bảo đúng mục tiêu, thì họ sẽ được kích thích như thế nào. Nếu nhà trường khơng có chế độ này, việc thực hiện mục tiêu sẽ kém hiệu quả.

- Relevant- thích đáng. Mục tiêu mơn học TACN cần phải thích đáng, hài hịa với các mơn học khác và cơ sở vật chất trong hệ thống nhà trường.

Quản lý mục tiêu của dạy học Tiếng Anh chuyên ngành được cụ thể qua các bước:

- QL phương pháp triển khai xây dựng và thực thi mục tiêu của môn học. Chỉ đạo các hoạt động xây dựng mục tiêu cho chương trình mơn học TACN.

- QL mục tiêu dạy học TACN của nhà trường: Xác định các mục tiêu chung của TACN trong phạm vi đào tạo của nhà trường. Xác định vai trò của các đơn vị cấp dưới tham gia vào việc thực hiện mục tiêu.

- QL mục tiêu của dạy học TACN của từng chuyên ngành cụ thể. Từng nhóm giảng viên dạy TACN cụ thể thảo luận xác định mục tiêu của môn TACN mà họ đảm nhận. Nhà trường đóng vai trị cố vấn, khuyến khích bộ mơn đề ra và thực hiện mục tiêu phù hợp của từng môn TACN cụ thể.

- QL thực hiện mục tiêu: Nhà trường hỗ trợ điều kiện và phương tiện cần thiết cho việc dạy học TACN, giao quyền chủ động cho khoa thực hiện nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu (nội dung chương trình, người thực hiện, tổng thời gian, tiến độ,...), tổ chức hội thảo huấn luyện mục tiêu (ý thức về mục tiêu, các bước để thực hiện mục tiêu, chính sách và nguồn

nhân lực thực hiện mục tiêu, đưa ra yêu cầu và mục tiêu của từng GV,...). Chỉ đạo các hoạt động soạn giáo án, công tác hoạt động nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ phục vụ cho việc giảng dạy và đặc biệt là tổ chức ngoại khóa hay liên hệ thực tập tai các cơ sở thực tế.

- QL kiểm tra và hiệu chỉnh: Nhà trường có hoạch định, có ban kiểm tra các khâu trong quá trình thực hiện mục tiêu.

- QL công tác tổng kết và đánh giá: Căn cứ vào mục tiêu đã xây dựng với kết quả thực tế, nhà trường sẽ đánh giá công tác giảng dạy mơn TACN. Thành tích của giảng viên, của bộ môn, của khoa trách nhiệm thực hiện được căn cứ vào mức độ hoàn thành mục tiêu đã xây dựng.

1.4.2. Quản lý chương trình, nội dung dạy học Tiếng Anh chuyên ngành tại các trường Cao đẳng nghề các trường Cao đẳng nghề

Tổ chức, chỉ đạo xây dựng chương trình đào tạo là cơng việc vơ cùng quan trọng, nó là cơ sở, nền tảng cho hoạt động dạy học. Các bước tiến hành xây dựng chương trình đào tạo thường là:

+ Thành lập hội đồng khoa học

+ Triển khai xây dựng nội dung của chương trình từ cấp cơ sở. + Tổ chức nghiệm thu và bảo vệ chương trình.

+ Ban hành chương trình đào tạo.

+ Tổ chức đánh giá chương trình sau khi triển khai hoạt động giảng dạy. Chương trình, nội dung dạy học TACN cần phải bảo đảm các yêu cầu: + Phù hợp với mục tiêu đào tạo (mục tiêu chung và cụ thể của ngành học). + Gắn liền với thực tế.

+ Đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại, phù hợp với trình độ người học. + Đảm bảo tính thống nhất chung trong cả nước, đồng thời cũng tính đến đặc điểm từng vùng miền.

+ Đảm bảo tính liên thơng và tính hệ thống giữa các mơn học. Để có nội dung thống nhất, triển khai hoạt động QL cần thực hiện.

+ Phân công nhiệm vụ cho các khoa, tổ bộ môn biên soạn các bài giảng, giáo trình mơn học.

+ Tổ chức hội thảo, đánh giá nội dung biên soạn. + Tổ chức nghiệm thu và ban hành nội bộ.

QL việc thực hiện chương trình, nội dung dạy học TACN có tầm quan trọng xuyên suốt q trình QL hoạt động dạy học mơn TACN. Yêu cầu của công tác QL là tổ chức và điều khiển để thực hiện đúng và tốt chương trình nội dung môn học để đảm bảo khối lượng và chất lượng kiến thức cho SV theo đúng mục tiêu đào tạo, làm cho SV tích cực học tập, lao động, biến kiến thức truyền thụ của GV thành kiến thức của mình từ đó vận dụng vào thực tiễn.

1.4.3. Quản lý hoạt động học Tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên tại các trường Cao đẳng nghề các trường Cao đẳng nghề

Hoạt động học tập của SV nói chung và hoạt động học TACN nói riêng là hoạt động song song cùng với hoạt động của thầy. QL hoạt động học của SV là QL việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu và rèn luyện nghề nghiệp của SV. Vì vậy, QL hoạt động học TACN của SV cũng khơng nằm ngồi những u cầu đó và được cụ thể bằng những yếu tố sau:

- Phải định hướng cho SV có động cơ đúng đắn trong việc học tập TACN. Từ đó SV sẽ biết xây dựng cho mình thái độ học tập tốt, có ý thức tự giác tìm tịi, nghiên cứu và chủ động hơn trong những bài học TACN.

- Tổ chức hướng dẫn SV học tập, tìm ra phương pháp học tập phù hợp với TACN, nâng cao chất lượng học tập và kĩ năng nghề nghiệp cho SV.

- Rèn luyện cho SV có nề nếp học tập tốt cũng như ý thức tự học, chấp hành tốt các quy chế, nội quy trong khi học môn học TACN.

- QL, chỉ đạo các hoạt động ngoại khóa phục vụ cho các hoạt động học tập, nâng cao kiến thức, củng cố sự say mê, yêu nghề của SV.

- Tổ chức tốt các hoạt động QL sinh viên, hoạt động giao lưu với doanh nghiệp hoặc các tổ chức nghề nghiệp quốc tế, tham quan thực tập tại cơ sở liên doanh.

- QL việc phân tích đánh giá kết quả học tập của SV. Phân tích và đánh giá kết quả học tập của SV là yêu cầu cần thiết trong công tác QL hoạt động dạy học đối với các khoa, bộ mơn nói chung và khoa Ngoại ngữ nói riêng. Để có cơ sở cho việc đánh giá kết quả học tập của SV, Phòng Đào tạo cần chỉ đạo các GV thực hiện nghiêm túc Quyết định số 14 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, để thực hiện đánh giá điểm quá trình và điểm thi các học phần đầy đủ và nghiêm túc.

Thông qua phân tích kết quả học tập của sinh viên, Phịng Đào tạo, các chủ nhiệm khoa và trưởng bộ mơn có được thêm các thơng tin về chất lượng giảng dạy của giáo viên, chất lượng học tập của sinh viên qua các học phần, từ đó có biện pháp điều chỉnh QL hoạt động dạy học TACN cho phù hợp.

1.4.4. Quản lý hoạt động dạy Tiếng Anh chuyên ngành của giáo viên tại các trường Cao đẳng nghề các trường Cao đẳng nghề

Cũng như việc QL hoạt động dạy học nói chung, trong các trường cao đẳng nghề, việc QL hoạt động dạy TACN của GV được thực hiện qua hai nội dung cơ bản đó là: QL hoạt động giảng dạy trên lớp và QL hồ sơ chuyên môn của GV.

* QL hoạt động giảng dạy

Quản lý hoạt động giảng dạy bao gồm một số nội dung QL cơ bản: - Quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy. Quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy là vấn đề cần thiết để đảm bảo truyền tải, hướng dẫn đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cho SV, đồng thời giúp cho GV thực hiện đúng chương trình và quản lý được chương trình GV đang giảng dạy. Quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy là phải quản lý GV dạy đúng, dạy đủ các bài, đúng tiến đô ̣ và kiểm tra, đánh giá kết quả ho ̣c tâ ̣p của SV theo đúng kế hoa ̣ch da ̣y ho ̣c.

- QL hình thức dạy học TACN. Hình thức dạy và học trên lớp đối với các trường Cao đẳng nghề hiện nay vẫn được coi là một trong các hình thức cơ bản và chủ yếu của quá trình dạy học. Tuy nhiên, đối với bộ mơn TACN,

hình thức dạy học cần đa dạng, sát thực tiễn để SV có cơ hội được tiếp cận với môi trường làm việc thực tế. Dạy học TACN có thể tổ chức trong phòng học hoặc ngồi phịng học, tại các doanh nghiệp,… Ví dụ, đối với ngành Quản trị khách sạn, hoạt động dạy học TACN có thể diễn ra tại các khách sạn để SV có cơ hội sử dụng ln bài học trong tình huống cụ thể, giao tiếp với khách nước ngoài.

- QL việc vận dụng phương pháp, sử dụng phương tiện dạy học. Trong dạy học TACN, GV cần kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau để SV có cơ hội luyện tập kỹ năng tiếng Anh theo đặc thù chuyên ngành. Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nào, dạy học TACN cũng phải có những tình huống cụ thể, thực tế thì mới đạt hiệu quả cao.

- QL việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV. Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động dạy học. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV là q trình thu thập và xử lý thơng tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của SV, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp giúp SV có tiến bộ. Trong dạy học TACN, hình thức, phương pháp và nội dung kiểm tra, đánh giá có vai trị quan trọng, phản ánh đúng kết quả dạy học. Douglas cho rằng: “Bài kiểm tra ngoại ngữ chuyên

ngành là bài kiểm tra mà trong đó nội dung kiểm tra và phương pháp kiểm tra được rút ra từ việc phân tích một tình huống sử dụng ngoại ngữ với một mục đích cụ thể, để cho dạng bài kiểm tra và nội dung kiểm tra phù hợp với những tình huống có thật ngồi đời, cho phép năng lực ngơn ngữ của người dự thi và kiến thức chuyên ngành của họ một mặt được tương tác với nhau, mặt khác tương tác với các dạng bài tập đã thiết kế. Một bài kiểm tra như vậy cho phép chúng ta suy diễn về khả năng của người dự thi sử dụng ngôn ngữ

trong một chuyên ngành cụ thể”. [20, tr.65] Từ định nghĩa về bài kiểm tra

ngoại ngữ chuyên ngành của Douglas cho thấy bài kiểm tra ngoại ngữ chuyên ngành khơng chỉ có nội dung mà cịn địi hỏi phải có phương pháp kiểm tra phù hợp với những tình huống sử dụng ngơn ngữ có thật ngồi đời, giúp đánh

giá chính xác năng lực sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành của người dự thi. Do đó, tiêu chí nội dung, phương pháp và hình thức của bài kiểm tra, bài thi phải luôn đảm bảo phù hợp với mục tiêu mơn học và có hướng để người học liên hệ thực tế và có tính sáng tạo linh hoạt trong giải quyết về vấn đề ngôn ngữ chuyên ngành.

* QL hồ sơ chuyên môn của các GV:

- QL hồ sơ chuyên môn của các GV là phương tiện giúp người QL nắm chắc được tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các GV trong bộ môn, đồng thời hồ sơ chuyên môn của các GV là một trong những cơ sở pháp lý đánh giá việc thực hiện nề nếp chuyên môn của họ. Những hồ sơ cơ bản cần phải có của mỗi GV gồm:

- Chương trình mơn học TACN mà GV đang giảng dạy.

- Kế hoạch năm học: kế hoạch hoạt động chuyên môn của GV.

- Kế hoạch giảng dạy môn học. Lập kế hoạch giảng dạy là thao tác cơ bản để đảm bảo mục tiêu cho từng bài học, từng đơn vị học trình đã được xây dựng trong mục tiêu môn học

- Tập bài soạn. Đây là cơng việc soạn giáo án. Nó giúp mỗi giờ lên lớp của GV đảm bảo đúng tiến độ, xác định đúng trọng tâm bài học, cân đối thời gian để khai thác và hình thành kỹ năng ngơn ngữ nhất định cho SV trong thời gian ngắn nhất có thể. Hơn nữa, soạn bài cũng tính đến phương pháp truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)