Biện pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 95 - 97)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên

3.2.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp

cho đội ngũ giáo viên

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp đội ngũ GV ngày càng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đào tạo nghề.

Giúp GV dạy TACN tự tin trong đổi mới phương pháp dạy học TACN góp phần nâng cao chất lượng đào tào của nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường. Để làm tốt công tác này, nhà trường cần:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo đối với từng GV giảng dạy TACN, chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn GV trẻ cịn ít kinh nghiệm.

- Mở các lớp bồi dưỡng, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành GV giảng dạy.

- Chun mơn hóa GV dạy Tiếng Anh theo từng chuyên ngành cụ thể theo khả năng và theo thế mạnh của từng người để GV có hướng tự nghiên cứu, nâng cao trình độ.

- Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu chuyên sâu cho GV thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học với những đề tài liên quan tới TACN.

- Chỉ đạo khoa Ngoại ngữ sinh hoạt chuyên môn thường kỳ mỗi tháng 2 lần nhằm trao đổi, thống nhất và bổ sung kịp thời các vấn đề mới áp dụng cho giảng dạy TACN.

- Chỉ đạo, quản lý, khuyến khích các GV tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa hỗ trợ đào tạo của nhà trường: câu lạc bộ pha chế, câu lạc bộ Tiếng Anh, ....

- Tăng cường công tác thực tế của GV tại các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ liên doanh.

- Tổ chức cho GV tham quan học tập tại các khu du lịch, các doanh nghiệp trong ngành du lịch, dịch vụ có uy tín trong và ngồi nước.

- Xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện thuận lợi cho các giảng viên được đào tạo nghiệp vụ cũng như rèn kỹ năng TACN ở các nước nói tiếng Anh.

- Tăng cường dự giờ giữa các GV dạy TACN để họ có cơ hội học hỏi và rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy.

- Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận giáo dục, trang bị kỹ năng tác nghiệp, kiến thức chuyên môn, tin học ứng dụng…

Nếu nhà trường làm tốt cơng tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho GV dạy TACN thì trong thời gian khơng xa, nhà trường sẽ có một đội ngũ GV năng lực, đủ tự tin đào tạo cho các thế hệ SV giỏi, đáp ứng nhu cầu xã hội.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện tốt các vấn đề trên nhà trường cần giao cho cho Khoa Ngoại ngữ chủ động đề xuất nhu cầu học tập, Phòng đào tạo lên kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng, Phòng Tài chính kế tốn có kế hoạch về kinh phí. Nhà trường cũng cần liên hệ với các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ có uy tín để đưa GV đến thực tập nghề thường xuyên.

Từng GV khoa Ngoại ngữ cũng cần có mục tiêu phấn đấu, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực bản thân.

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường quản lý việc trang bị, khai thác và bảo quản cơ sở vật chất sư phạm phục vụ hoạt động dạy học Tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)