Thực trạng quản lý hoạt động họcTiếng Anh chuyên ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 60 - 67)

2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy họcTiếng Anh chuyên ngành

2.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động họcTiếng Anh chuyên ngành

Thực trạng nhiều sinh viên trường nghề mặc dù đã được học tiếng Anh nhiều năm (từ bâ ̣c tiểu ho ̣c lên đến cao đẳng ) nhưng không sử dụng được tiếng Anh trong những tình huống giao tiếp thơng thường . Do vậy, việc xây dựng phong trào học tập và kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của SV là vơ cùng cần thiết. SV cần có nhận thức đúng đắn , động cơ và thái độ tích cực, sự tự tin trong học tập tiếng Anh. Bên cạnh đó, cơ hội tiếp cận với người bản ngữ của SV khơng nhiều . Đây cũng chính là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh nói chung , TACN nói riêng hiện nay.

Để nghiên cứu và đánh giá thực trạng hoạt động học TACN của sinh viên trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phịng , tơi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra qua bảng hỏi, phỏng vấn cán bộ lãnh đạo, thu thập thông tin, dự giờ, quan sát hoạt động dạy của GV và hoạt

động học của sinh viên. Sau đây tơi xin trình bày chi tiết các vấn đề đã nghiên cứu.

2.2.3.1. Thực trạng hoạt động học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên

 Động cơ, mục đích học Tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên

Động cơ, mục đích học tập là một trong những yếu tố quyết định đến thành công của người học ngoại ngữ , cụ thể ở đây là Tiếng Anh và TACN. Bởi thế, nếu khơng có động cơ học tập tích cực người học sẽ hầu như khơng có bất cứ nỗ lực nào để hồn thành các nhiệm vụ do quá trình học đặt ra.

Để tìm hiểu động cơ , mục đích học TACN của SV, tác giả đã tiến hành phỏng vấn, phát phiếu điều tra đối với 100 SV hê ̣ Cao đẳng nghề trong trường. Kết quả thu về cho thấy động cơ, mục đích học TACN của các SV là rất khác nhau và được cụ thể hoá ở bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2.4. Động cơ, mục đích học Tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên

TT Mục đích, động cơ học tiếng Anh

chuyên ngành của sinh viên Số lƣơ ̣ng Tỷ lệ

1 Vượt qua các kỳ thi. 73 73%

2 Đọc sách, báo chuyên môn, dịch thuật...

bằng tiếng Anh. 32 32%

3 Tìm việc và hồn thiện trong chuyên

môn. 55 55%

4 Tìm hiểu văn hố, đất nước, con người

của những nước nói tiếng Anh. 10 10%

5 Khơng xác định được mục đích của việc

học tiếng Anh chuyên ngành. 6 6%

Động cơ, mục đích học TACN của SV trường Cao đẳng nghề Du li ̣ch và Dịch vụ Hải Phòng rất khác nhau. Phần lớn SV học TACN để vượt qua các kỳ thi. Tuy nhiên, trong số này phần lớn SV mong muốn điểm thi phải đạt loại khá hoặc giỏi, còn lại một bộ phận nhỏ chỉ mong không bị thi lại. Điều này cũng dễ hiểu vì thực tế ở trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phịng, TACN là mơn học bắt buô ̣c đối với tất cả SV các khoa và nó

chiếm một thời lượng tương đối lớn. Chính vì vậy, kết quả học tập ảnh hưởng trực tiếp đến việc xếp loại học tập và xét học bổng cho SV.

Mục đích để tìm được một việc làm tốt trong tương lai cũng là một động lực lớn trong việc học TACN của SV. Mục đích học TACN để đọc sách, báo chuyên mơn bằng tiếng Anh, và tìm hiểu văn hố, đất nước, con người của nước nói tiếng Anh cũng chỉ mờ nhạt đối với SV.

Bên cạnh đó, cũng cịn có những SV không thể xác định được mục đích, động cơ cho việc học TACN của mình trên nghế nhà trường. Chính sự thiếu vắng động cơ học tập đã làm cho SV dễ chán nản, mệt mỏi và không đầu tư thực sự vào việc học.

 Ý thức, thái độ học TACN của SV

Để biết được ý thức, thái độ học tập môn TACN của SV hê ̣ Cao đẳng nghề trường Cao đẳng nghề Du li ̣ch và Di ̣ch vu ̣ Hải Phòng, tác giả đã hỏi 100 SV về mức độ quan tâm cũng như sự hứng thú của SV về môn TACN, và bảng 2.5 đã cho thấy những mức độ quan tâm khác nhau của SV.

Bảng 2.5. Thái độ, ý thức học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên

TT Mức độ quan tâm của sinh viên

về tiếng Anh chuyên ngành Số lƣơ ̣ng Tỷ lệ

1 Rất quan tâm 20 20%

2 Quan tâm 45 45%

3 Không mấy quan tâm 23 23%

4 Không quan tâm 12 12%

Qua kết quả nêu trên và qua tiếp xúc, thăm dị ý kiến của nhiều SV trong q trình giảng dạy, tác giả nhận thấy hầu hết các SV đều nhận thức được vai trị của mơn TACN. Trong số này có những em học khá, giỏi, có ý thức học tập và những em học ở mức trung bình khá nhưng ln ln lo lắng rèn luyện, học hỏi mơn TACN. Tuy nhiên, có đến 35% SV chưa có hứng thu ho ̣c cũng như chưa có ý thức, thái độ học tập bộ mơn. Những SV này một phần do trình độ tiếng Anh cơ bản kém, không hiểu và không theo kịp bài học trên lớp, mô ̣t phần là lười biếng do chưa nhâ ̣n thức được tầm quan tro ̣ng của TACN. Như vậy, trừ số ít những SV giỏi và quan tâm đến mơn học, thì số cịn lại, các em cần sự dìu dắt định hướng đúng đắn của GV cùng phương pháp giảng dạy tích cực và biện pháp quản lý nâng cao chất lượng học tập của môn học quan trọng này.

Thời gian SV dành cho việc học TACN ngoài giờ lên lớp cũng là một vấn đề đáng quan tâm để thấy được ý thức học TACN của SV. Điều này được thể hiê ̣n rõ ở bảng 2.6 dưới đây:

Bảng 2.6. Thời gian SV dành cho việc học TACN ngoài giờ lên lớp

TT Thời gian sinh viên dành cho môn

học Tiếng Anh chuyên ngành/ 1 ngày Số lƣơ ̣ng Tỷ lệ

1 90 phút trở lên 5 5%

2 60 phút 20 20%

3 30 phút 40 40%

4 Không dành thời gian 35 35%

Từ kết quả khảo sát cho thấy, SV đã không dành nhiều thời gian cho môn học TACN mặc dù môn học này chiếm một thời lượng khá lớn trong chương trình ho ̣c. Số SV dành 30 phút/ngày ở nhà cho môn học TACN chiếm số lượng lớn hơn số SV dành 60 phút trở lê n cho môn ho ̣c này . Mô ̣t con số thâ ̣t bất ngờ là 35% SV không dành mô ̣t chút thời gian nào để ho ̣c TACN ở nhà. Trong ho ̣c ngoa ̣i ngữ , sự nỗ lực tự học tập của mỗi người chiếm tỷ lệ 70% trong sự thành công. Như vâ ̣y, theo thống kê, thời gian tự ho ̣c TACN của SV chưa đáp ứng được yêu cầu mơn ho ̣c , SV chỉ học mang tính đối phó, chưa xác định được mục tiêu học tập của bản thân.

2.2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động học Tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên

Việc học tập của SV chịu sự ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố: động cơ học tập, môi trường học tập, phương pháp học tập, thiết bị học tập,.... và đặc biệt là yếu tố người dạy. Để nâng cao chất lượng ho ̣c tâ ̣p của SV , nhà trường đã chỉ đạo GV cũng như CBQL về việc quản lý học tập của SV mô ̣t cách bài bản, cụ thể như:

+ Giáo dục ý thức nghề nghiệp, động cơ, thái độ học TACN cho SV; + Bồi dưỡng các phương pháp học tiếng Anh tích cực cho SV;

+ Xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học TACN trên lớp của SV; Kiểm tra sự chuyên cần học tập của SV qua số buổi đi học, số lần hồn thành bài tập thơng qua điểm đánh giá trong quá trình ho ̣c cho từng SV; Nhận xét và đánh giá cụ thể từng SV trong các buổi học thực tế ở các doanh nghiệp;

+ Xây dựng quy định về nề nếp tự học TACN của SV;

+ Phối hợp giáo viên chủ nhiê ̣m , cán bộ lớp , phòng Đào tạo , Đoàn thanh niên theo dõi nề nếp học TACN của SV;

+ Rèn luyện SV trong môi trường làm việc thực tế trong thời gian đi thực tập tại các cơ sở thực tế;

+ Đánh giá SV qua các chương trình sự kiện trong và ngồi nước. SV được học hỏi và tự đánh giá trình độ thơng qua các hoạt động như: sinh hoạt câu lạc bộ, các chương trình sự kiện (Summer Night) được tổ chức định kỳ và

đặc biệt SV có điều kiện khẳng định tri thức, ngơn ngữ và ngoại ngữ trong các cuộc kỳ tay nghề quốc tế Asean,...;

+ Khen thưởng và kỷ luật SV kịp thời về việc thực hiện nề nếp học tâ ̣p. Để đánh giá được thực tra ̣ng quản lý hoa ̣t đô ̣ng ho ̣c TACN của SV, tác giả đã hỏi 10 CBQL và 10 GV và bảng 2.7 dưới đây thể hiê ̣n rõ thực tra ̣ng quản lý hoạt động học TACN.

Bảng 2.7. Thực trạng quản lý hoạt động học TACN của SV

TT Nội dung Chủ thể đánh giá Kết quả thực hiện (%) Tốt Tƣơng đối tốt Trung bình Yếu 1 Giáo dục ý thức nghề nghiệp, động cơ và thái độ học TACN cho SV

GV 20% 20% 50% 10%

CBQL 10% 20% 60% 10%

2 Bồi dưỡng các phương pháp học TACN tích cực cho SV GV 0% 20% 40% 40% CBQL 0% 20% 30% 50% 3 Xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học TACN trên lớp của SV GV 20% 50% 20% 10% CBQL 20% 50% 10% 20% 4 Xây dựng quy định về nề nếp tự học TACN của SV GV 0% 0% 70% 30% CBQL 0% 0% 80% 20% 5

Phối hợp giáo viên chủ nhiê ̣m, cán bộ lớp, phòng Đào ta ̣o, Đoàn thanh niên theo dõi nề nếp học TACN của SV

GV 0% 10% 20% 70%

CBQL 0% 10% 10% 80%

6

Rèn luyện SV trong môi trường làm việc thực tế trong thời gian đi thực tập tại các cơ sở thực tế

GV 10% 20% 30% 40%

CBQL 10% 30% 30% 30%

7

Đánh giá SV qua các chương trình sự kiện trong và ngoài nước

GV 0% 0% 30% 70%

CBQL 0% 0% 30% 70%

8

Khen thưởng và kỷ luật SV kịp thời về việc thực hiện nề nếp học tập

GV 0% 0% 10% 90%

Kết quả khảo sát cho thấy , việc xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học TACN trên lớp của SV được thực hiện tương đối tốt, cả CBQL và GV đều đánh giá hoa ̣t đô ̣ng này ở mức tốt 20% và tương đối tốt 50%.

Tuy nhiên, các biện pháp quản lý khác vẫn còn mang tính hình thức , hiê ̣u quả chưa cao.

Đối với việc giáo dục ý thức nghề nghiệp , đô ̣ng cơ, thái độ học tập cho SV, nhiều CBQL, GV cho rằng khi SV vào trường các em đã có đi ̣nh hướng nghề nghiê ̣p rõ ràng, viê ̣c giáo du ̣c đô ̣ng cơ, thái độ học tập, học Tiếng Anh là khơng cần thiết , có đến đến 60% CBQL và 50% GV xếp ở mức TB, 10% ý kiến của CBQL và GV đánh giá công tác này ở mức Yếu. Như vâ ̣y, CBQL, GV nhà trường chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của công việc này dẫn đến viê ̣c nhiều SV không xác đi ̣nh được mu ̣c tiêu ho ̣c TACN dẫn đến tình tra ̣ng lười ho ̣c, không coi tro ̣ng môn ho ̣c.

Việc bồi dưỡng các phương pháp học tiếng Anh tích cực cho SV cũng chưa được tốt, các ý kiến thống nhất đánh giá của CBQL và GV tập trung chủ yếu ở mức Trung bình và Yếu. Đánh giá ở mức Yếu: 50% CBQL và 40% GV Trong hoạt động học TACN của SV, hoạt động tự học, tự nghiên cứu giữ một vai trò rất quan trọng, tuy nhiên hoạt động này được đánh giá chưa cao: 80% CBQL và 70% GV đánh giá mức độ quản lý SV về tự học ở mức Trung bình, 20% ý kiến đánh giá của CBQL và 30% GV đánh giá ở mức Yếu.

Viê ̣c phối hợp giáo viên chủ nhiê ̣m , cán bộ lớp , phòng Đào tạo , Đoàn thanh niên theo dõi nề nếp học TACN của SV thực hiện chưa được tốt: 80% CBQL và 70% GV đánh giá ở mức yếu.

Rèn luyện SV trong môi trường làm việc thực tế trong thời gian đi thực tập tại các cơ sở thực tế đã được quan tâm , tuy nhiên chưa được triê ̣t để , có đến 40% GV và 30% CBQL đánh giá ở mức Yếu . Thời gian các sinh viên học tập thực tế khi còn đang đi học là vơ cùng hữu ích, tuy nhiên các sinh viên chưa sử dụng thời gian đó hiệu quả. Số đơng SV thực tập ở các đơn vị kinh doanh tư nhân trong nước ít được tiếp xúc với người nước ngoài để trao đổi thực hành Tiếng Anh. Số SV may mắn hơn có cơ hội thực tập ở các đơn vị

kinh doanh khách sạn - nhà hàng liên doanh hay vốn 100% của nước ngoài, nhưng vì trình độ ngoại ngữ cịn hạn chế, thiếu mạnh dạn nên các SV đến thực tập chỉ được làm những việc phụ, họ có thể mới được quan sát cơng việc, khơng có điều kiện để từng bước thực hành kỹ năng nghề nghiệp và thực hành TACN.

Trong những năm gần đây, nhà trường đã ý thức được việc phối hợp quản lý nề nếp và tạo điều kiện tốt cho SV học tập, đồng thời giữ nghiêm kỷ cương nề nếp sẽ khuyến khích, động viên kịp thời những SV có ý thức tốt, xử lý nghiêm những SV vi phạm đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo của Trường. Tuy vậy, khen thưởng và kỷ luật kịp thời SV về việc thực hiện nề nếp học tập chưa được thực sự quan tâm, gần 90% CBQL và GV đánh giá công tác này ở mức Yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)