Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 105)

đã đề xuất

3.4.1. Phương pháp tiến hành

Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất trên đây, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp chuyên gia, xin ý kiến những chuyên gia, phỏng vấn và điều tra thơng qua phiếu xin ý kiến đánh giá. Q trình khảo sát được tiến hành theo các bước dưới đây:

Bước 1: Lập phiếu điều tra

Với các biện pháp đã nêu, tác giả tiến hành điều tra trên hai nội dung: - Điều tra về tính cần thiết của biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết.

- Điều tra về tính khả thi của các biện pháp theo 3 mức: Rất khả thi, khả thi, không khả thi.

Bước 2: Chọn đối tượng điều tra

Tác giả đã tiến hành điều tra 32 người, trong đó Ban Giám hiệu (3 đồng chí), 5 chun gia phịng đào tạo, 3 CBQL phịng cơng tác sinh viên, 3 cán bộ Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế, 4 nhà quản lý ở khách sạn Harbour View (địa chỉ: Số 4 Trần Phú, Hải Phòng) 7 GV ở các Khoa, 7 GV Tiếng Anh của Khoa Ngoại ngữ.

Tác giả xin ý kiến đánh giá của các đối tượng trên về các biện pháp cụ thể với câu hỏi: Để QL tốt hoạt động dạy học môn Tiếng Anh cho SV trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phịng, xin đồng chí cho biết ý kiến đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của “Biện pháp quản lý dạy học môn TACN tại trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng”.

Bước 3: Phát phiếu điều tra

Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả phân tích số liệu của 32 phiếu khảo sát ý kiến về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học TACN ở

trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng được thể hiện trong bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

STT Biện pháp Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Khơng cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Biện pháp 1: Tăng cường tổ chức đánh giá và phát triển chương trình Tiếng Anh chuyên ngành 90.6% 9.4% 0% 87.5% 12.5% 0% 2 Biện pháp 2: Tăng cường quản lý hoạt động dạy TACN của giáo viên

84.4% 15.6% 0% 84.4% 15.6% 0%

3

Biện pháp 3: Tăng

cường quản lý hoạt động học TACN của sinh viên

81.3% 18.7% 0% 71.9% 25% 3.1%

4

Biện pháp 4: Bồi

dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên

87.5% 12.5% 0% 84.4% 15.6% 0%

5

Biện pháp 5: Tăng

cường quản lý việc trang bị, khai thác và bảo quản cơ sở vật chất sư phạm phục vụ hoạt động dạy học TACN 81.3% 15.6% 3.1% 75% 12.5% 12.5% 6 Biện pháp 6: Đẩy

mạnh liên kết đào tạo với các trường cao đẳng ở các nước nói tiếng Anh

Kết quả khảo nghiệm được thể hiện trong Bảng 3.1 trên đây cho thấy các biện pháp quản lý hoạt động dạy học TACN tại trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng tác giả đề xuất là rất cần thiết và có tính khả thi. Tuy nhiên, tỷ lệ cao thấp thay đổi ở từng biện pháp. Từ kết quả đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của sáu biện pháp quản lý đề xuất, tác giả xin đưa ra 2 biểu đồ minh hoạ.

Biểu đồ 3.2: Tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học TACN tại trường Cao đẳng nghề Du lịch và dịch vụ Hải Phòng

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Rất khả thi Khả thi Khơng khả thi

Tính khả thi (%)

Tăng cường tổ chức đánh giá và phát triển chương trình Tiếng Anh chuyên ngành Tăng cường quản lý hoạt động dạy Tiếng Anh chuyên ngành của giáo viên Tăng cường quản lý hoạt động học Tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên Bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên

Tăng cường quản lý việc trang bị, khai thác và bảo quản cơ sở vật chất sư phạm phục vụ hoạt động dạy học TACN

Đẩy mạnh liên kết đào tạo với các trường cao đẳng ở các nước nói tiếng Anh

Biểu đồ 3.3: Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học TACN tại trường Cao đẳng nghề Du lịch và dịch vụ Hải Phòng

Hai biểu đồ minh họa trên cho thấy hai biện pháp được đánh giá rất cần thiết là Biện pháp 1 “Tăng cường tổ chức đánh giá và phát triển chương trình

Tiếng Anh chuyên ngành” (chiếm 90,6%) và Biện pháp 4 “Bồi dưỡng nâng

cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV” (chiếm 87,5%). Tính

cần thiết và tính khả thi của hai biện pháp này cũng tương đối hợp lý: cần thiết chiếm 90,6% và 87,5%, khả thi chiếm 87,5% và 84,4%. Như vậy, tổ chức đánh giá và phát triển chương trình và bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV là hai biện pháp quản lý chủ đạo, các biện pháp khác cũng rất quan trọng nhưng mang tính chất bổ trợ, tạo điều kiện cho hai biện pháp trên.

Biện pháp 2 “Tăng cường quản lý hoạt động dạy TACN của giảng viên” mặc dù mức độ cần thiết được đánh giá thấp hơn so với Biện pháp 1 và

4 nhưng tính khả thi lại khá cao (tỷ lệ đánh giá 84,4%). Điều này cũng dễ hiểu bởi hoạt động dạy của GV là hoạt động mà GV TACN có thể chủ động, tự giác thực hiện.

Biện pháp 6 “Đẩy mạnh liên kết đào tạo với các trường cao ở các nước

nói tiếng Anh” mặc dù mức độ cần thiết được đánh giá ngang bằng với Biện

pháp 2 (84,4%) nhưng tính khả thi lại chưa cao (78,1%) do nhà trường vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đối tác liên kết.

Biện pháp 3 “Tăng cường quản lý hoạt động học TACN của sinh viên” và Biện pháp 5 “Tăng cường quản lý việc trang bị, khai thác và bảo quản cơ

sở vật chất sư phạm phục vụ hoạt động dạy học TACN” được đánh giá là ít

cần thiết và ít khả thi hơn các biện pháp còn lại (cần thiết chiếm 81,3%; khả thi chiếm 71,9% và 75%). Lý do chính là đầu vào của SV thấp, SV cịn e dè trong giao tiếp, tình trạng lười học là phổ biến và việc khai thác, bảo quản cơ sở vật chất vẫn còn là vấn đề nan giải trong nhà trường. Tuy nhiên, ý kiến đánh giá 2 biện pháp này không cần thiết và không khả thi chiếm tỷ lệ tương đối thấp (Biện pháp 3 không cần thiết chiếm 3,1%; Biện pháp 5, không cần thiết 3,1% và không khả thi 12,5% .

Qua sự đánh giá cao của đa số các nhà quản lý, cán bộ GV về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp có thể thấy rằng những biện pháp này được xác định thiết thực với công tác quản lý hoạt động dạy học TACN tại trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phịng. Tuy nhiên, trong một số biện pháp, tính khả thi được đánh giá thấp hơn tính cần thiết. Đây cũng là một thực tế khách quan vì các biện pháp này, ngoài sự nỗ lực của cán bộ GV nhà trường cần có sự phối hợp đồng bộ của tất cả các lực lượng và sự quan tâm tạo điều kiều kiện của các cơ quan quản lý cấp trên.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3, dựa trên cơ sở lý luận và kết quả kháo sát thực tế, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động dạy học TACN tại trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng.

Biện pháp 1: Tăng cường tổ chức đánh giá và phát triển chương trình Tiếng Anh chuyên ngành

Biện pháp 2: Tăng cường quản lý hoạt động dạy Tiếng Anh chuyên ngành của giáo viên

Biện pháp 3: Tăng cường quản lý hoạt động học Tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên

Biện pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên

Biện pháp 5: Tăng cường quản lý việc trang bị, khai thác và bảo quản cơ sở vật chất sư phạm phục vụ hoạt động dạy học Tiếng Anh chuyên ngành Biện pháp 6: Đẩy mạnh liên kết đào tạo với các trường cao đẳng ở các nước nói tiếng Anh

Tác giả đã thực hiện khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp. Kết quả phân tích cho thấy các biện pháp tác giả đã đề xuất cũng là mong muốn của các cán bộ, GV nhà trường và các nhà quản lý trong ngành Du lịch, dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học tiếng TACN tại trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh nói chung và quản lý hoạt động dạy học TACN nói riêng là một việc cần thiết, là nhu cầu thiết yếu để nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Với nhận thức đó, đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn nhằm đề ra những biện pháp cần thiết và có tính khả thi trong quản lý hoạt động dạy học TACN tại trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phịng.

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, dạy học và quản lý hoạt động dạy học. Đồng thời luận văn đã tập trung nghiên cứu đặc điểm và nội dung quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ, dạy học TACN tại các trường Cao đẳng nghề.

Luận văn đã khảo sát và mô tả bức tranh tổng thể về thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học TACN tại trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng. Để nghiên cứu các vấn đề này, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu qua phiếu khảo sát ý kiến của các cán bộ quản lý, GV và SV về các vấn đề liên quan. Số liệu thu được từ các phiếu này được xử lý thông qua phần mềm tin học Excel để có được các kết quả khách quan và tin cậy. Qua khảo sát và xử lý dữ liệu cho thấy sự nỗ lực và những kết quả mà nhà trường đã đạt được cũng như những thiếu sót, nhược điểm trong trong việc quản lý hoạt động dạy học TACN.

Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn khảo sát, tác giả đã mạnh dạn đề xuất 6 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học TACN tại trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng như sau:

Biện pháp 1: Tăng cường tổ chức đánh giá và phát triển chương trình Tiếng Anh chuyên ngành

Biện pháp 2: Tăng cường quản lý hoạt động dạy Tiếng Anh chuyên ngành của giáo viên

Biện pháp 3: Tăng cường quản lý hoạt động học Tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên

Biện pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên

Biện pháp 5: Tăng cường quản lý việc trang bị, khai thác và bảo quản cơ sở vật chất sư phạm phục vụ hoạt động dạy học Tiếng Anh chuyên ngành Biện pháp 6: Đẩy mạnh liên kết đào tạo với các trường cao đẳng ở các nước nói tiếng Anh

Những biện pháp mà luận văn đưa ra là sự vận dụng, cụ thể hóa lý luận của khoa học quản lý vào thực trạng của trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng và các cùng với sự đúc rút kinh nghiệm và xin ý kiến chuyên gia.. Kết quả khảo nghiệm đã minh chứng được tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

Từ những kết luận trên cho phép khẳng định: Giả thuyết đề tài nêu ra là đúng mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã được thực hiện, giả thuyết khoa học đã được chứng minh. Tuy nhiên, các kết quả trong luận văn cũng như những biện pháp mà tác giả nêu trên mới là sản phẩm của những nghiên cứu bước đầu nên chắc chắn vẫn cịn những thiếu sót và cần được tiếp tục xem xét ở mức độ sâu hơn. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các Thầy, Cô, các chuyên gia quản lý giáo dục và các đồng nghiệp đang công tác tại trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch

- Tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo trong phạm vi toàn ngành với các chuyên đề nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực Du lịch, dịch vụ.

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực Tiếng Anh, kỹ năng nghề cũng như nghiệp vụ sư phạm cho các GV Khoa Ngoại ngữ.

- Tăng cường ngân sách cho công tác đào tạo của trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng

2.2. Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

- Trên cơ sở quản lý mục tiêu, nội dung đào tạo, cần cho phép các cơ sở đào tạo được điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực Tiếng Anh, kỹ năng nghề cũng như nghiệp vụ sư phạm cho các GV Khoa Ngoại ngữ.

- Tăng cường chỉ đạo sâu sát việc nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục ở nước ta.

2.3. Đối với trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng

- Có kế hoạch và chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, GV một cách hợp lý.

- Nâng cao chất lượng tuyển dụng GV.

- Tạo điều kiện cho các giảng viên dạy TACN có cơ hội đi học tập, thực tế ở nước ngoài.

- Nâng cấp cơ sở vật chất và trang bị thêm thiết bị dạy học. - Chia nhỏ lớp học TACN, tối đa là 30 SV/lớp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường cán

bộ quản lý giáo dục.

2. Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội (2008), Điều lệ mẫu trường cao

đẳng nghề (Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BLĐTBXH

ngày 05 tháng 05 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009), Điều lệ trường cao đẳng nghề

Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng (Ban hành kèm theo Quyết định số:

2906/QĐ-BVHTTDL ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

4. Nguyễn Quốc Chí –Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương Khoa học quản lý.

Nxb Đại học QGHN.

5. Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020

6. Chính phủ (2008), Quyết định 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”

7. Chính phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/12/2011

8. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề giáo dục học và khoa học giáo dục, Hà Nội.

10. Bùi Minh Hiền – Vũ Ngọc Hải – Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục.

Nxb Đại học Sư phạm.

11. Phó Đức Hồ , Ngơ Quang Sơn, Phương pháp và công n ghê ̣ dạy học

12. Dƣơng Thị Nụ (2009), Tiếng Anh chuyên ngành, Tài liệu dạy cao học

Tiếng Anh, Khoa sau đạo học – Trường Đại học ngoại ngữ - Đại học QGHN.

13. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Những quan điểm giáo dục hiện đại. Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Trường ĐHGD – ĐHQGHN.

14. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)