Khoa Ngoại Ngữ trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 52 - 54)

2.1. Một vài nét về Trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng

2.1.6. Khoa Ngoại Ngữ trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hả

Tổ bộ môn Ngoại ngữ ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng, tiền thân là trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Hải Phòng, được thành lập năm 2004. Trong những năm đầu thành lập, Tổ bộ mơn Ngoại ngữ gặp rất nhiều khó khăn. GV trong tổ vừa ít vừa chưa có nhiều kinh nghiệm. Sách giáo khoa, tài liệu và những phương tiện chuyên dụng phục vụ cho hoạt động dạy học ngoại ngữ còn thiếu.

Ngày 02/01/2013, Tổ bộ môn Ngoại ngữ chính thức được nâng cấp thành Khoa Ngoại Ngữ theo quyết định số 15/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Khoa Ngoại ngữ có nhiệm vụ:

- Giảng dạy Tiếng Anh cơ bản và TACN cho tất cả các nghề nhà trường đào tạo. Cụ thể là các nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng, Hướng dẫn du lịch, Quản trị lữ hành.

- Tham gia thực hiện các khóa bồi dưỡng Tiếng Anh ngắn hạn theo nhu cầu cho cán bộ GV, SV của trường và các đối tượng khác theo quy định của nhà trường.

- Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình mơn học do Hiệu trưởng giao.

- Tổ chức nghiên cứu, cải tiến phương pháp giảng dạy Tiếng Anh; đề xuất bổ sung thiết bị dạy học.

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho GV trong Khoa.

- Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của Khoa.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

Hiện nay, Khoa Ngoại ngữ có tổng số 7 GV. 100% GV trong Khoa đạt chuẩn GV dạy nghề, đảm bảo yêu cầu về kiến thức cũng như nghiệp vụ sư phạm để giảng dạy cho SV cao đẳng nghề . GV trong Khoa luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học tập nghiên cứu nâng cao trình độ chun mơn. Hàng năm 100% GV tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực Tiếng Anh, phương pháp giảng dạy Tiếng Anh do Tổng cục dạy nghề, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và nhà trường tổ chức.

Bảng 2.1. Đội ngũ giáo viên Khoa Ngoại ngữ

Năm học Tổng số Nữ Tuổi TB

2009-2010 6 6 29

2010-2011 7 7 29

2011-2012 8 7 30

2012-2013 7 7 30

Qua bảng tổng kết có thể thấy, đội ngũ GV qua các giai đoạn hầu như toàn bộ là nữ và 100% số chị em đang trong độ tuổi sinh con và nuôi con nhỏ. Đây cũng là một vấn đề khó khăn lớn của Khoa, vì các chị em không thể dành trọn thời gian của mình vào cơng việc chun mơn (thời gian của các chị bị chi phối rất nhiều bởi công việc gia đình, sức khoẻ sinh sản, chăm con nhỏ). Điều này gây khó khăn cho Khoa khi phân cơng giờ giảng và một phần nào đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy và học tập ngoại ngữ của nhà trường.

Mô ̣t số giáo viên có kinh nghiê ̣m xin chuyển trường vì mô ̣t số lý do : Trường ở xa trung tâm thành phố, đi la ̣i khó khăn; thu nhâ ̣p thấp; lý do gia đình. Chính vì vậy, đội ngũ GV trong Khoa tương đối trẻ, số GV trên 5 năm kinh nghiệm chỉ có 3, đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới việc dạy và học Tiếng Anh và đặc biệt là TACN của Khoa. Hầu hết GV trong Khoa trẻ cả về tuổi đời cũng như tuổi nghề, do đó phương pháp dạy học và kỹ năng sư phạm vẫn còn non nớt.

Phải thừa nhận rằng Khoa Ngoại ngữ chưa phải là một đơn vị mạnh. Sự chuyển biến để bắt kịp với tình hình mới của nhà trường, của bối cảnh xã hội cịn chậm. Chính vì vậy, để Khoa phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu của nhà trường, của xã hội, cần có những biện pháp quản lý hoạt động dạy học phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)