Biện pháp 6: Đẩy mạnh liên kết đào tạo với các trường cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 100 - 103)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên

3.2.6. Biện pháp 6: Đẩy mạnh liên kết đào tạo với các trường cao

các nước nói tiếng Anh

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng chính sách về liên kết đào tạo nghề với các đối tác nước ngoài.

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, GV tiếng Anh và SV về bản chất, yêu cầu của hoạt động dạy học TACN trong xu thế hội nhập quốc tế.

Trang bị kiến thức cơ bản về hợp tác quốc tế và liên kết trong đào tạo nghề.

Phát triển chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, TACN nói riêng.

Nâng cao chất lượng GV của nhà trường cả về chuyên môn nghiệp vụ và Tiếng Anh.

Giúp SV mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Anh, đặc biệt là trong sử dụng TACN.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Nâng cao nhận thức tư tưởng về liên kết đào tạo nước ngoài

Để cán bộ, GV, SV có nhận thức đúng đắn về liên kết đào tạo, hợp tác quốc tế, nhà trường cần chỉ đạo thực hiện những vấn đề sau:

+ Tổ chức phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Chính phủ và Thành phố về hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo trong cán bộ GV, SV toàn trường để mọi cán bộ GV, SV nắm vững được những thời cơ và thách thức của đào tạo nghề khi đất nước ta tham gia hội nhập quốc tế.

+ Tạo điều kiện thuận lợi và sẵn sàng đón tiếp các đoàn quốc tế tới thăm và làm việc tại trường để cán bộ , GV, SV có thểm hiểu biết về hợp tác quốc tế. Cử cán bộ quản lý, GV, SV tham dự các Hội thảo quốc tế về giáo dục tổ chức tại Việt Nam hoặc nước ngoài.

+ Phổ biến nội dung hội nghị tập huấn và triển khai công tác hợp tác quốc tế cho các cán bộ quản lý, GV và SV.

+ Tăng cường quan hệ, hợp tác với tổ chức cung cấp tình nguyện viên dạy Tiếng Anh Lattitude để hàng năm được tiếp nhận tình nguyện viên người bản ngữ về hỗ trợ trong hoạt động dạy học Tiếng Anh nói chung, TACN nói riêng để GV, SV hiểu rõ hơn tầm quan trọng của liên kết đào tạo nước ngồi.

* Tổ chức khảo sát, tìm đối tác liên kết phù hợp

Để tìm được đối tác liên kết phù hợp nhà trường cần quan tâm đến các vấn đề sau:

+ Dựa trên mối quan hệ với các tổ chức nước ngoài như Bristish Council tranh thủ tìm hiểu, tìm kiếm đối tác.

+ Quán triệt nguyên tắc lựa chọn đối tác: “Hiểu biết và tương hợp”, “Bình đẳng và cùng có lợi”, “Cập nhật và linh hoạt”.

+ Chú ý về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo, uy tín quốc tế của đối tác.

+ Tìm hiểu đối tác về mọi mặt để có thể khai thác một cách triệt để. + Đến thăm và làm việc với đối tác để tìm hiểu, xem xét các năng lực tài chính, các chương trình đào tạo, cơ sở vật chất của đối tác.

+ Quyết định hợp tác đào tạo.

* Xây dựng chương trình đào tạo liên kết

Để xây dựng chương trình đào tạo liên kết với các đối tác nước ngoài, nhà trướng cần chỉ đạo các nội dung sau:

+ Thành lập Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo liên kết. + Xác định rõ mục tiêu đào tạo khi xây dựng chương trình.

+ Trao đổi với đối tác về chương trình đào tạo của hai trường, tìm ra sự đồng nhất cũng như khác biệt giữa hai chương trình đào tạo.

+ Xây dựng chương trình đào tạo liên kết trên cơ sở chương trình đào tạo của hai trường. Nội dung chương trình phải đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp u cầu xã hội.

+ Xây dựng chuẩn đầu ra. Chuẩn đầu ra phải phù hợp với năng lực đào tạo của 2 trường liên kết và đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực của xã hội.

* Xây dựng quy chế phối hợp quản lý

Quy chế phối hợp QL phải được xây dựng ngay sau việc xây dựng chương trình đào tạo và phải phù hợp với đặc điểm về QL chương trình đào tạo của các đơn vị tham gia. Quy chế này cần được tất cả các bên liên quan thông qua và coi đây là quy chế chung trong việc thực hiện chương trình.

Nội dung QL chủ yếu đó chính là kết quả của q trình đào tạo dựa trên chuẩn đầu ra của SV. SV sau khi tốt nghiệp sẽ phải đạt chuẩn đầu ra của các học phần học tập trong nước (tại trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng) và phải đạt chuẩn đầu ra theo quy định riêng của trường liên kết.

Xây dựng hệ thống thông tin được cập nhật thường xuyên về thông tin người học để cả hai bên nắm được tình hình học tập, nghiên cứu của SV, từ đó thu thập thơng tin góp ý, phản hồi của SV về việc cam kết thực hiện chương trình đào tạo.

Xây dựng quy chế về nội quy, tuyển sinh, thi, kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng đội ngũ…

* Thực hiện đào tạo và đánh giá kết quả

Để thực hiện đào tạo hiệu quả, nhà trường cần thực hiện các nội dung sau:

+ Chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất.

+ Nâng cao năng lực chuyên môn cũng như Tiếng Anh của GV.

+ Thực hiện chương trình đào tạo theo đúng quy định của nhà nước và thỏa thuận giữa hai trường.

+ Thường xuyên đánh giá kết quả đào tạo theo nhiều nguồn khác nhau để kịp thời điều chỉnh.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Nhà trường cần đề nghị các ban ngành quản lý, các tổ chức nước ngoài tổ chức các hội thảo giới thiệu các chương trình liên kết có chất lượng mang tính định hướng, thống nhất để giúp lãnh đạo nhà trường có sự lựa chọn đối tác phù hợp với điều kiện của mình.

Bên cạnh đó, nhà trướng cũng cần có kế hoạch nâng cao năng lực cho đội ngữ cán bộ GV nhà trường.

Tự bản thân mỗi GV tiếng Anh và phải có ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, tự bồi dưỡng trau dồi kiến thức, hình thành động cơ học tập và bồi dưỡng kiến thức để hội nhập quôc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)