Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 103 - 105)

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, mỗi biện pháp đều có thế mạnh và vị trí cần thiết trong q trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, ảnh hưởng nhất định tới chất lượng dạy học. Biện pháp 1 và biện pháp 4 là hai biện pháp chủ đạo, là tiền đề cho các biện pháp còn lại. GV phải có chun mơn, nghiệp vụ thì mới có thể tham gia liên kết đào tạo, thực hiện tốt công tác giảng dạy, khai thác hiệu quả cơ sở vật chất sư phạm sẵn có của nhà trường. Chương trình TACN có hay, sát với thực tiễn thì mới động viên được SV tham gia học tập và giúp GV trong công tác giảng dạy. Biện pháp 3, biện pháp 2 và biện pháp 6 cũng liên quan chặt chẽ với nhau. Nhà trường phải có cơ sở vật chất tốt mới giúp hoạt động dạy của GV và học của SV hiệu quả. GV giảng dạy tốt mới lôi cuốn được SV học tập. Biện pháp 6 là biện pháp hỗ trợ, tạo động cơ cho các biện pháp còn lại. Liên kết đào tạo sẽ phát triển được chương trình đào tạo, giúp GV và SV trong hoạt động dạy học, nâng cao năng lực cho GV và góp phần khai thác hiệu quả cơ sở vật chất.

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động dạy học TACN tại trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng

Qua sơ đồ 3.1 ta thấy hệ thống các biện pháp là một chỉnh thể thống nhất vậy nên không thể xem nhẹ hoặc tuyệt đối hóa bất kỳ biện pháp nào. Khi quản lý hoạt động dạy học TACN trong nhà trường, người quản lý phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ thống, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện để góp phần nâng cao chất lượng dạy học TACN trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)