Thực trạng quản lý cơ sở vật chất sư phạm phục vụ cho hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 75 - 77)

2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy họcTiếng Anh chuyên ngành

2.2.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất sư phạm phục vụ cho hoạt

Cơ sở vật chất sư phạm là một trong những điều kiện hỗ trợ quan trọng không thể thiếu được trong giảng dạy của nhà trường, đặc biệt nó có ý nghĩa rất lớn cho vấn đề nâng cao chất lượng các mơn chun ngành nói chung và TACN nói riêng.

Cơ sở vật chất sư phạm của nhà trường đa dạng về chủng loại, nghiêm ngặt về quy cách và cách bảo quản. Vì vậy cơng việc quản lý cơ sở vật chất sư phạm rất phức tạp và khó khăn. Để thực hiện tốt vấn đề này nhà trường

giao nhiệm vụ cho Phịng Quản trị đời sống mua sắm tồn bộ thiết bị, đồ dùng giảng dạy theo yêu cầu thực tế của các khoa. Ngồi ra, Phịng Quản trị đời sống cịn có trách nhiệm quản lý tài sản phục vụ cho giảng dạy lý thuyết. Các phịng thực hành nghiệp vụ chun mơn do các khoa có trách nhiệm quản lý trực tiếp theo phương thức GV và sinh viên tự quản. Với cách quản lý trên, nhìn chung các SV có cơ hội tiếp cận với tất cả các trang thiết bị, dụng cụ chuyên dụng trong môi trường du lịch, dịch vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm, tạo cho các em thói quen làm việc một cách độc lập, giúp cho các em tự tin khi tiếp cận doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhìn nhận từ góc độ giảng dạy TACN thì cơ sở vật chất còn sơ sài cụ thể:

+ Nghiên cứu giáo trình của bộ mơn cho thấy là chúng chưa được biên soạn có hệ thống. Cơ bản các giáo trình đều do người GV tự biên soạn hoặc được cải tiến đôi chút từ những giáo trình do người nước ngồi biên soạn: Christopher St J Yates, Check In; Christopher St J Yates, May I help you; Kate Schrago Lorden, English for hotel staff; English for specific purposes. Những giáo trình này được thiết kế theo những nội dung mà những người biên soạn chương trình thiết kế ra dựa vào các mục tiêu đã đề ra cho mơn học và có định hướng tiếp cận tri thức kỹ năng ngôn ngữ đã được xác định trước mà dường như chưa tính triệt để hiệu quả khai thác nếu đối tượng người học chỉ sử dụng tiếng Anh như là một ngoại ngữ hai, chứ khơng phải là ngơn ngữ chính thống. Hơn nữa do sự chắp ghép, nên trong hệ thống giáo trình đơi chỗ bị trùng lặp chủ đề, tình huống dẫn đến sự dàn trải trong quá trình giảng dạy, mà chưa khai thác sâu vấn đề tình huống.

Đa số các lớp học tiếng Anh nói chung ở trường là khơng đạt chuẩn, khơng được thiết kế cho học TACN, không cách âm, chất lượng âm học kém, bàn ghế được sắp xếp theo truyền thống, giáo viên ngồi trên bục giảng đối diện với SV, chỉ phù hợp cho phương pháp thuyết trình, khơng phù hợp cho phương pháp dạy tương tác, tổ chức hoạt động giao tiếp, thảo luận nhóm.

Thiết bị giảng dạy chính trong lớp vẫn chủ yếu là bảng, phấn và máy cassette. Tuy nhiên máy cassette có đến 8/10 cái bị hỏng. Nhà trường có 3 phịng Lab cài đặt phần mềm để phục vụ hoạt động dạy và học ngoại ngữ nhưng phần mềm phịng Lab có nhiều tồn tại dẫn đến hoạt động dạy học TACN không hiệu quả. Mặt khác, sự kết hợp giữa quản lý trang thiết bị học tập của khoa chuyên ngành cùng với Khoa ngoại ngữ còn yếu dẫn đến việc chưa khai thác triệt để được nguồn cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy TACN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)