Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy họcTiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 77)

chuyên ngành tại Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng

2.3.1. Đánh giá chung

2.3.1.1. Ưu điểm

Để đáp ứng với quy mô đào tạo ngày càng lớn mạnh của nhà trường cả về số lượng cũng như chất lượng, Ban giám hiệu cùng các Phòng chức năng, các Khoa chuyên ngành liên quan và Khoa ngoại ngữ đã có những cố gắng đáng kể trong việc xây dựng, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo mơn TACN. Từ năm 2009 đến nay, Khoa Ngoại ngữ đã xây dựng tương đối hồn thiện hệ thống giáo trình TACN cho tất cả các nghề đào tạo trong nhà trường. Hàng năm, dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, Khoa Ngoại ngữ rà soát, bổ sung, điều chỉnh lại chương trình cho phù hợp với thực tế.

Để có được những giờ giảng TACN hiệu quả, chất lượng, nhà trường đã tạo điều kiện cho GV được phát triển chuyên môn nghiệp vụ thông qua các lớp bồi dưỡng thường xuyên trong và ngoài nước do nhà trường hoặc các ban ngành cấp cao tổ chức. Chỉ riêng trong năm 2013, GV Khoa Ngoại ngữ đã tham gia 3 khóa học bồi dưỡng trong nước: khóa học Tiếng Anh du lịch của Bristish Council, khóa học phương pháp giảng dạy Tiếng Anh của Bristish Council, khóa học giảng dạy Tiếng Anh theo định hướng TOEIC; 2 GV được cử ra nước ngoài đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề cũng như trình độ chun mơn. Các GV ngoại ngữ cũng đã không ngừng học tập, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về phương pháp giảng dạy. Những giờ giảng TACN hiện nay không

cịn q “tĩnh” vì GV khơng cịn áp dụng một phương pháp dạy học ngữ pháp- dịch và không còn yêu cầu SV một nhiệm vụ duy nhất là đọc hiểu như trước kia. Thay vào đó, GV đã áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau trong giờ TACN như: đóng vai, hoạt động nhóm, thảo luận, trực quan nghe nhìn,... Đó là thành quả đáng ghi nhận về sự nỗ lực dạy và học TACN của tập thể thầy trị nhà trường.

Ngồi ra, để quản lý hoạt động dạy học tiếng TACN tốt hơn, Khoa đã kết hợp với các phòng ban khác như Phòng Đào tạo, Phòng Nghiên cứu khoa học, Phòng QLKH & HTQT, Phịng Cơng tác Học sinh-sinh viên đưa ra những kế hoạch, biện pháp khác nhau như quản lý giờ giấc ra vào lớp của GV và SV, giáo án, cách thức tổ chức thi, ra đề thi, chấm thi, liên hệ với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, tổ chức các hoạt động hỗ trợ đào tạo chuyên ngành, cử GV, SV đi thực tế tại doanh nghiệp... Các hoạt động trên được chỉ đạo và quản lý của các cán bộ quản lý và đã thu được những kết quả đáng kể.

2.3.1.2. Tồn tại

Bên cạnh những mặt mạnh đã đạt được, trong quá trình triển khai, hoạt động QL giảng dạy và học tập mơn TACN cịn những tồn tại nhất định. Những tồn tại chủ yếu đó là:

- Hệ thống giáo trình TACN chưa hồn chỉnh, mới chỉ là sự góp nhặt từ các giáo trình, tài liệu Tiếng Anh nước ngồi; sách, tài liệu tham khảo TACN còn thiếu.

- Đội ngũ GV trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề; một số GV khi giảng dạy TACN vẫn chưa thực sự hiểu rõ về nghề mình đang giảng dạy, chưa xác định rõ trọng tâm của bài, vận dụng các phương pháp giảng dạy chưa linh hoạt, bài giảng chưa thực tế khiến cho hiệu quả giảng dạy chưa cao.

- Công tác khiển tra, đánh giá còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong việc phân tích kết quả, phân loại học tập TACN của SV.

- GV chưa được bồi dưỡng các kiến thức chuyên ngành một cách thường xuyên. Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ GV còn nhiều nan giải, chưa có giải pháp hiệu quả trong giai đoạn hiện tại. Nhà trường chưa có kế hoạch dài hạn nhằm nâng cao chất lượng GV, đặc biệt chưa có chiến lược tuyển chọn đào tạo đội ngũ GV mới để đáp ứng yêu cầu giảng dạy khi trường được nâng cấp lên đại học trong thời gian không xa.

- Thiếu sự gắn kết, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa Khoa Ngoại ngữ và các Khoa chuyên môn khác.

- Mối liên hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp chưa chặt chẽ.

- Lãnh đạo nhà trường chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của QL giáo dục trong giai đoạn hiện nay; việc tuyển chọn đội ngũ CBQL các cấp vẫn thực hiện theo kiểu tự nhiên truyền thống mà thiếu tính quy hoạch và đào tạo cơ bản về QL giáo dục; đội ngũ nhân viên làm công tác QL giáo dục đa số chưa qua giảng dạy dẫn đến hiệu quả quản lý chưa cao.

- Cơ sở vật chất sư phạm tuy đã tương đối đồng bộ nhưng còn thiếu về chất lượng và số lượng.

2.3.2. Nguyên nhân

Theo đánh giá chung có nhiều nguyên nhân dẫn đến các tồn tại đã nêu, tuy nhiên có thể đưa ra một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Thiếu GV, lịch giảng dạy quá dày. Trung bình mỗi tuần 1 GV lên lớp 30 tiết, có những tuần lên tới 40 tiết dẫn đến việc khơng có thời gian để trau dồi chuyên môn, chuẩn bị cho bài giảng ảnh hưởng đến kết quả dạy học TACN.

- GV khơng có chun mơn nghề nên việc dạy học TACN chưa có liên hệ sâu sắc với thực tế dẫn đến hiệu quả dạy học không cao.

- Sĩ số lớp q đơng với các trình độ chênh lệch nhiều, tạo ra khoảng cách giữa các SV trong học tập: SV kém sẽ chán nản và xuất hiện tình trạng đối phó, SV khá giỏi lại phải học chậm lại để GV có thời gian uốn nắn cho những bạn học kém.

- Chất lượng đầu vào của trường cịn thấp, ý thức học tập của SV khơng cao. - Thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy TACN chưa đồng bơ, tài liệu tham khảo cịn thiếu.

- Chế độ chính sách đối với GV còn nhiều hạn chế, chưa động viên khuyến khích được nhiều người phấn đấu vươn lên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Nhận thức và triển khai các hoạt động QL sự thay đổi của lãnh đạo nhà trường chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực Đào tạo nghề nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong những năm gần đây, hoạt động dạy học TACN ở trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhà trường có Khoa Ngoại ngữ với một đội ngũ GV trẻ, nhiệt tình, có nghiệp vụ sư phạm và tâm huyết với cơng việc; chương trình, nội dung giảng dạy được thực hiện nghiêm túc; quản lý thực hiện nội dung, chương trình mơn học ln được quan tâm; công tác quản lý kiểm tra, đánh giá luôn thực hiện nghiêm túc và đúng quy chế; khâu quản lý hoạt động học của SV cũng được chú trọng và thực hiện khá tốt.

Tuy nhiên, chất lượng giảng dạy TACN tại trường chưa cao. Dựa vào những quan sát sự phát triển của ngành cũng như nghiên cứu, khảo sát thực trạng QL của trường, tác giả đã chỉ ra một số nguyên nhân gây ra chất lượng cịn yếu kém trong cơng tác giảng dạy, học tập và quản lý đối với môn học TACN như: trình độ tiếng Anh cơ bản của SV chênh lệnh nhau khá nhiều trong cùng một lớp học; lớp học q đơng; giáo trình chưa được biên soạn có hệ thống; lớp học chưa đạt chuẩn; phương tiện dạy học còn thiếu; chưa có mơi trường khuyến khích học tập và thực hành TACN; chưa xử lý đúng mối quan hệ giữa mục đích, động cơ, nhu cầu, phương pháp và mong muốn học TACN của SV; GV chưa được đào tạo để dạy TACN; Việc dạy học TACN chưa có liên hệ sâu sắc với thực tiễn.

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu và những hạn chế nêu ở trên, tác giả nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp QL được trình bày ở chương 3 dưới đây nhằm khắc phục những khó khăn, phát huy những mặt tích cực để nâng cao chất lượng dạy học TACN tại trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH

VÀ DỊCH VỤ HẢI PHÒNG 3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp

Để từng bước nâng cao chất lượng dạy học TACN tại trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phịng thì một trong các yêu cầu khi xây dựng các biện pháp QL hoạt động dạy học TACN là phải đảm bảo tính đồng bộ. Yêu cầu này phải xuất phát từ bản chất của q trình QL trong đó tập trung vào việc kiểm tra đánh giá và phát triển chương trình TACN; điều hành các hoạt động dạy học TACN của các GV Khoa ngoại ngữ cũng như các hoạt động hỗ trợ đào tạo nhằm đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học TACN tại trường. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các biện pháp như đội ngũ GV, SV, các cấp QL, cơ sở vật chất. Mặt khác các biện pháp được xây dựng phải đảm bảo tính hệ thống, nghĩa là tổ chức thực hiện biện pháp này là cơ sở thực hiện biện pháp khác và ngược lại. Các biện pháp QL đảm bảo tính đồng bộ, tránh trường hợp kết thúc biện pháp này mới đến tiến hành thực hiện biện pháp khác hoặc thực hiện biện pháp này gây cản trở hoặc làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện biện pháp khác. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp và tạo được sự tương tác trong việc QL hoạt động dạy học TACN.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp

Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hóa chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước và phù hợp với các nguyên tắc giáo dục của ngành Du lịch, Dịch vụ trong quá trình QL đồng thời phải đảm bảo tính thức tiễn, phù hợp với nhà trường. Muốn vậy, khi đề xuất các biện pháp QL hoạt động dạy học TACN phải xác định được chiến lược phát triển giáo dục nói chung,

chiến lược phát triển đào tạo nghề nói riêng hiện nay, nêu ra các biện pháp cụ thể giúp cải thiện thực tiễn, nâng cao chất lượng dạy học TACN tại trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phịng.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

Yêu cầu này địi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn QL hoạt động dạy học TACN tại trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng của người CBQL (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra). Để đạt được điều này khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể, chính xác.

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên ngành tại trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng

3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường tổ chức đánh giá và phát triển chương trình Tiếng Anh chuyên ngành trình Tiếng Anh chuyên ngành

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Đánh giá được mức độ phù hợp của nội dung chương trình với mục tiêu dạy học, nhu cầu thực tiễn, kịp thời bổ sung, điều chỉnh nội dung nhằm nâng cao chất lượng chương trình và hiệu quả hoạt động dạy học TACN.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Hội đồng Khoa học của nhà trường chỉ đạo Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế, Khoa ngoại ngữ tổ chức việc rà soát lại các chương trình, nội dung giảng dạy để đánh giá thực trạng chương trình, nội dung giảng dạy của mơn TACN. Việc rà sốt cần làm tỷ mỷ, cẩn trọng để xác định những nội dung giảng dạy đã lỗi thời so với ngành nghề hiện tại, ít ứng dụng thực tế, các nội dung có sự lặp lại và chồng chéo, các số liệu, thông số, kỹ thuật lạc hậu so với thực tế cần thiết phải điều chỉnh. Kết quả rà soát và đánh giá phải được thẩm định qua các cuộc hội thảo chuyên đề do Hội đồng khoa học nhà trường tổ chức. Những kết quả đó cần phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, điều đó cũng sẽ giúp nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn của khách sạn trong

ngành Du lịch ở Việt Nam vì trên thực tế các khách sạn ở nước ta còn rất nhiều chênh lệch về tiêu chuẩn khi cùng hạng khách sạn.

Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế kết hợp với các khoa thu thập các chương trình đào tạo TACN của các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước làm cơ sở để đối chiếu, so sánh với chương trình đang sử dụng, từ đó tìm ra những khiếm khuyết, thiếu sót của chương trình để có cơ sở điều chỉnh nhằm tiếp cận mặt bằng chung của khu vực và quốc tế.

Hội đồng khoa học nhà trường chỉ đạo các khoa đề xuất điều chỉnh các chương trình, nội dung giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu thực tế của từng nghề trên cơ sở các thông tin, tư liệu đã thu thập và đánh giá. Quá trình điều chỉnh cần lưu ý các yêu cầu:

+ Đảm bảo cấu trúc khung chương trình đào tạo đã được Bộ Lao động,

Thương binh và Xã hội quy định.

+ Lược bỏ những nội dung có sự trùng lặp, chồng chéo nhau trong

chương trình đào tạo.

+ Tích hợp một số nội dung trùng nhau trong hệ thống giáo trình TACN. + Điều chỉnh tiêu chuẩn, số liệu thông kế theo tiêu chuẩn ngành nghề

hiện nay.

+ Ưu tiên thời lượng cho nội dung thực hành kỹ năng tiếng.

+ Việc điều chỉnh chương trình, nội dung giảng dạy phải được Hội

đồng Khoa học nhà trường thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề, xin ý kiến đóng góp của các chun gia có uy tín trong ngành.

Chỉ đạo việc thử nghiệm chương trình, nội dung giảng dạy đã được điều chỉnh. Nhà trường giao cho Khoa Ngoại ngữ giảng dạy thử nghiệm chương trình đã được sửa đổi, bổ sung. Trong q trình thử nghiệm GV có trách nhiệm thâm nhập thực tế, nghiên cứu các tài liệu tham khảo, bổ sung kiến thức mới theo chương trình, nội dung đã thống nhất. Những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện phải trực tiếp trao đổi bổ sung trong nhóm chun mơn hoặc thảo luận trong các cuộc sinh hoạt chuyên môn.

Chỉ đạo việc hồn thiện chương trình, nội dung giảng dạy và ban hành chính thức. Việc hồn thiện được thực hiện sau quá trình thử nghiệm. Hội đồng Khoa học nhà trường tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề cho từng chủ đề, có sự đóng góp của các chun gia nghiệp vụ trong và ngồi nước, các nhà quản lý doanh nghiệp có uy tín trong ngành Du lịch.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Đổi mới chương trình, nội dung giảng dạy là cơng việc hết sức phức tạp, địi hỏi có sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo nhà trường và sự thống nhất, toàn tâm toàn ý của cả bộ máy chứ không chỉ là ý kiến của một cá nhân nào và phải dựa trên yêu cầu của thực tiễn. Để làm tốt cơng việc này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Khoa Ngoại Ngữ và các Khoa chun mơn, Hội đồng khoa học, Phịng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế cùng các phòng ban liên quan khác. Như vậy ban lãnh đạo nhà trường cần có sự phân cơng trách nhiệm đối với từng phòng, ban: Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, Phịng Tài chính kế tốn chuẩn bị tài chính theo kế hoạch được duyệt, Phịng Quản trị đời sống chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các hoạt động, các khoa có kế hoạch GV tham gia theo lịch trình đã được duyệt trong kế hoạch. Nhà trường cũng cần có mối quan hệ chặt chẽ với các chuyên gia đầu ngành để phối hợp trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)