2.1. Một vài nét về Trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng
2.1.5. Quy mô, chất lượng đào tạo
Từ năm 2008, trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng bắt đầu tuyển sinh đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và dạy
nghề thường xuyên song song với tuyển sinh đào tạo trung cấp chuyên nghiệp. Nhà trường luôn thực hiện nghiêm túc quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Số lượng nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tăng từ 02 nghề lên 09 nghề ở thời điểm hiện tại. Quy mơ tuyển sinh trình độ Cao đẳng nghề tăng từ 250 chỉ tiêu lên 620 chỉ tiêu, kết quả tuyển sinh hàng năm đạt và vượt kế hoạch đề ra. Song song với việc chú trọng phát triển các ngành nghề đào tạo trình độ cao đẳng nghề, Nhà trường cịn đa dạng hóa các loại hình đào tạo, ngành nghề đào tạo như đẩy mạnh dạy nghề thường xuyên và dạy nghề ở trình độ sơ cấp nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, cho lao động nông thôn. Trước nhu cầu về nhân lực lái xe có kỹ năng giao tiếp ứng xử để phục vụ khách du lịch trên địa bàn thành phố Hải Phòng, từ năm 2010 Nhà trường đã tiến hành đào tạo lái xe du lịch. Trung bình mỗi năm có khoảng 1.500 người học được đào tạo ở các ngành nghề, các cấp trình độ và được cấp văn bằng chứng chỉ theo quy định hiện hành.
Nhà trường luôn chú trọng công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế về nhu cầu nhân lực của xã hội. Do vậy, uy tín và thương hiệu của trường đã được các đơn vị sử dụng lao động đánh giá cao. Nhà trường đã ứng dụng các phần mềm quản lý trong công tác đào tạo, thực hiện biên soạn chương trình, giáo trình và giảng dạy theo phân tích nghề, tiêu chuẩn kỹ năng nghề, từ đó hình thành cho người học năng lực về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ đúng đắn đối với công việc. Kết quả thi tốt nghiệp hàng năm đạt trên 90%, trong đó tỷ lệ học sinh sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, khá đạt khoảng 60%, loại trung bình khá và trung bình khoảng 40%. Với phương châm đào tạo gắn với thực tế nghề nghiệp, Nhà trường đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ các doanh nghiệp nhằm huy động doanh nghiệp tích cực tham gia vào quá trình đào tạo nghề.
Năm 2011 là năm đầu tiên Nhà trường huấn luyện sinh viên thi tay nghề trẻ thành phố Hải Phịng và đã có 06 sinh viên đạt giải nhất, nhì; năm 2012 có 04 sinh viên tham gia thi tay nghề tồn quốc trong đó 01 sinh viên đạt giải nhì và 03 sinh viên đạt chứng chỉ xuất sắc; 01 sinh viên thi tay nghề ASEAN đạt chứng chỉ xuất sắc. Nhà trường vinh dự có 01 sinh viên tham dự thi tay nghề thế giới tại Cộng hòa liên bang Đức tổ chức vào tháng 7 năm 2013 và đã đạt chứng chỉ xuất sắc.
Công tác đào tạo của Nhà trường giai đoạn 2008-2013 đã được chú trọng phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu. Vai trò cung ứng nguồn nhân lực qua đào tạo của Nhà trường đối với ngành du lịch được khẳng định. Tuy nhiên, Nhà trường cũng gặp một số khó khăn và tồn tại như:
- Nhận thức chung của phụ huynh và học sinh về học nghề chưa đầy đủ, vẫn còn tư tưởng nặng bằng cấp, khơng muốn học nghề do đó cơng tác tuyển sinh của Nhà trường gặp khơng ít khó khăn.
- Hệ thống chương trình được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, tiêu chuẩn kỹ năng nghề song còn nhiều bất cập cần phải điều chỉnh nội dung phù hợp với thực tiễn nghề nghiệp;
- Sự vào cuộc của các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo của Nhà trường chưa nhiều.