Biện pháp 1: Tăng cường tổ chức đánh giá và phát triển chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 83 - 85)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh chuyên

3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường tổ chức đánh giá và phát triển chương

trình Tiếng Anh chuyên ngành

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Đánh giá được mức độ phù hợp của nội dung chương trình với mục tiêu dạy học, nhu cầu thực tiễn, kịp thời bổ sung, điều chỉnh nội dung nhằm nâng cao chất lượng chương trình và hiệu quả hoạt động dạy học TACN.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Hội đồng Khoa học của nhà trường chỉ đạo Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế, Khoa ngoại ngữ tổ chức việc rà sốt lại các chương trình, nội dung giảng dạy để đánh giá thực trạng chương trình, nội dung giảng dạy của mơn TACN. Việc rà sốt cần làm tỷ mỷ, cẩn trọng để xác định những nội dung giảng dạy đã lỗi thời so với ngành nghề hiện tại, ít ứng dụng thực tế, các nội dung có sự lặp lại và chồng chéo, các số liệu, thông số, kỹ thuật lạc hậu so với thực tế cần thiết phải điều chỉnh. Kết quả rà soát và đánh giá phải được thẩm định qua các cuộc hội thảo chuyên đề do Hội đồng khoa học nhà trường tổ chức. Những kết quả đó cần phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, điều đó cũng sẽ giúp nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn của khách sạn trong

ngành Du lịch ở Việt Nam vì trên thực tế các khách sạn ở nước ta còn rất nhiều chênh lệch về tiêu chuẩn khi cùng hạng khách sạn.

Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế kết hợp với các khoa thu thập các chương trình đào tạo TACN của các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước làm cơ sở để đối chiếu, so sánh với chương trình đang sử dụng, từ đó tìm ra những khiếm khuyết, thiếu sót của chương trình để có cơ sở điều chỉnh nhằm tiếp cận mặt bằng chung của khu vực và quốc tế.

Hội đồng khoa học nhà trường chỉ đạo các khoa đề xuất điều chỉnh các chương trình, nội dung giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu thực tế của từng nghề trên cơ sở các thông tin, tư liệu đã thu thập và đánh giá. Quá trình điều chỉnh cần lưu ý các yêu cầu:

+ Đảm bảo cấu trúc khung chương trình đào tạo đã được Bộ Lao động,

Thương binh và Xã hội quy định.

+ Lược bỏ những nội dung có sự trùng lặp, chồng chéo nhau trong

chương trình đào tạo.

+ Tích hợp một số nội dung trùng nhau trong hệ thống giáo trình TACN. + Điều chỉnh tiêu chuẩn, số liệu thông kế theo tiêu chuẩn ngành nghề

hiện nay.

+ Ưu tiên thời lượng cho nội dung thực hành kỹ năng tiếng.

+ Việc điều chỉnh chương trình, nội dung giảng dạy phải được Hội

đồng Khoa học nhà trường thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề, xin ý kiến đóng góp của các chun gia có uy tín trong ngành.

Chỉ đạo việc thử nghiệm chương trình, nội dung giảng dạy đã được điều chỉnh. Nhà trường giao cho Khoa Ngoại ngữ giảng dạy thử nghiệm chương trình đã được sửa đổi, bổ sung. Trong quá trình thử nghiệm GV có trách nhiệm thâm nhập thực tế, nghiên cứu các tài liệu tham khảo, bổ sung kiến thức mới theo chương trình, nội dung đã thống nhất. Những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện phải trực tiếp trao đổi bổ sung trong nhóm chun mơn hoặc thảo luận trong các cuộc sinh hoạt chun mơn.

Chỉ đạo việc hồn thiện chương trình, nội dung giảng dạy và ban hành chính thức. Việc hoàn thiện được thực hiện sau quá trình thử nghiệm. Hội đồng Khoa học nhà trường tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề cho từng chủ đề, có sự đóng góp của các chuyên gia nghiệp vụ trong và ngoài nước, các nhà quản lý doanh nghiệp có uy tín trong ngành Du lịch.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Đổi mới chương trình, nội dung giảng dạy là công việc hết sức phức tạp, địi hỏi có sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo nhà trường và sự thống nhất, toàn tâm toàn ý của cả bộ máy chứ không chỉ là ý kiến của một cá nhân nào và phải dựa trên yêu cầu của thực tiễn. Để làm tốt cơng việc này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Khoa Ngoại Ngữ và các Khoa chuyên môn, Hội đồng khoa học, Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế cùng các phòng ban liên quan khác. Như vậy ban lãnh đạo nhà trường cần có sự phân cơng trách nhiệm đối với từng phòng, ban: Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, Phòng Tài chính kế tốn chuẩn bị tài chính theo kế hoạch được duyệt, Phịng Quản trị đời sống chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các hoạt động, các khoa có kế hoạch GV tham gia theo lịch trình đã được duyệt trong kế hoạch. Nhà trường cũng cần có mối quan hệ chặt chẽ với các chuyên gia đầu ngành để phối hợp trong việc đánh giá và phát triển chương trình TACN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)