Chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 46 - 48)

2.1. Một vài nét về Trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

Trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng, tên giao dịch quốc tế là Haiphong Vocational College of Tourism and Services (viết tắt HPVCT&S) có chức năng nhiệm vụ: đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề theo quy định; bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động; nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật – công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Trường phù hợp với chiến lược phát triển dạy nghề và quy hoạch phát triển mạng lưới các trường cao đẳng nghề của Nhà nước trình Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt.

Tổ chức đào tạo nhân lực về các nghề du lịch và dịch vụ ở các trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, đạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong ngành Du lịch, Dịch vụ và các ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ.

2. Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình và học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo.

3. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh học nghề.

4. Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề về du lịch dịch vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

5. Tuyển dụng, quản lý sử dụng đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của Trường đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mơ và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

6. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật. Hợp tác, liên kết với các tổ chức trong nước và nước ngoài để thúc đẩy hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; không ngừng nâng cao chất lượng, mở rộng quy mơ, hình thức đào tạo.

7. Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề. 8. Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp. 9. Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch và

dịch vụ, chính quyền và đồn thể địa phương, cá nhân và gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề.

10. Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.

11. Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.

12. Đưa nội dung giảng dạy về ngơn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

13. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của Trường theo quy định của pháp luật.

14. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)