Thực trạng quản lý hoạt động dạy Tiếng Anh chuyên ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 67 - 75)

2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy họcTiếng Anh chuyên ngành

2.2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy Tiếng Anh chuyên ngành

2.2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy trên lớp

* Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy

Để đánh giá được thực trạng QL việc thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy TACN của trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng, tác giả đã xin ý kiến đánh giá của 6 GV ngoại ngữ, 14 CBQL và kết quả được thể hiện qua bảng 2.8 dưới đây.

Bảng 2.8. Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy

TT Biện pháp quản lý việc thực hiện chƣơng trình giảng dạy

Mức độ thực hiện (%) Rất tốt Tốt TB Chưa

tốt 1 Cụ thể hoá các quy định thực hiện

chương trình giảng dạy 20% 40% 25% 15%

2

Kiểm tra việc thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy của GV

qua sổ lên lớp 0% 40% 40% 20%

3

Giám sát việc thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy của GV qua vở học tập của SV.

0% 15% 40% 45%

4 Kiểm tra thực hiện chương trình

mơn học qua dự giờ đột xuất. 10% 35% 45% 10% 5 Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh

Nhà trường đã có nhiều biện pháp để QL việc thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy, song kết quả phỏng vấn, điều tra đánh giá ở bảng 2.8 cho thấy công tác giám sát việc thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy của GV qua vở học tập của SV chưa tốt với tỷ lệ 45%. Việc kiểm tra đột xuất trên lớp chưa được thực hiện thường xuyên, đến 60% ý kiến đánh giá ở mức trung bình và chưa tốt. Việc đánh giá thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy của GV qua sổ lên lớp cịn mang tính hình thức, nhiều GV hồn thiện sổ sau nhiều ngày thực hiện công tác giảng dạy. Hầu hết mức độ đánh giá các hoạt động liên quan đến quản lý thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy đều không khả quan, ngoại trừ biện pháp sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá thi đua, xếp loại GV, số ý kiến đánh giá ở mức độ tốt và rất tốt chiếm 70%.

* Thực trạng quản lý hình thức dạy học Tiếng Anh chuyên ngành

Hình thức tổ chức dạy học là cách thức tổ chức quá trình học tập cho SV phù hợp với mục đích và nội dung dạy học, nhằm làm cho bài học đạt được kết quả tốt nhất. Nhận thức được tầm quan trọng của việc QL hình thức dạy học TACN, lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo phòng Đào tạo, khoa Ngoại ngữ triển khai các hoạt động thiết thực cho hoạt động dạy học sau:

+ Chỉ đạo, khuyến khích Khoa Ngoại ngữ xây dựng và triển khai kế hoạch giảng dạy chi tiết mơn TACN theo hình thức học tập trung theo lớp, rèn luyện TACN theo từng chủ đề trong lĩnh vực chuyên ngành.

+ Chỉ đạo các hoạt động cung ứng thiết bị cho các phòng học, thư viện,... tạo điều kiện thuận lợi cho thầy và trò triển khai hoạt động dạy và học TACN theo các hình thức tổ chức khác nhau.

+ Khuyến khích SV đa dạng hóa hình thức học tập (trên lớp, học ở nhà, học tập qua nghiên cứu tài liệu tại thư viện, qua các kỳ tham quan thực tế tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trong ngành Du lịch, tham quan các hoạt động ngoại khóa (các câu lạc bộ ngoại ngữ, câu lạc bộ bar,...)

+ Chỉ đạo thử nghiệm các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập TACN của SV với yêu cầu kiểm tra bài cũ trước khi dạy bài mới, kiểm tra hết

chương, hết học phần.... góp phần tích cực cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, hướng tới mục tiêu đào tạo đã đề ra.

Nhìn chung cơng tác QL hình thức giảng dạy TACN tại trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng đã đạt được một số thành cơng đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng, danh tiếng của Nhà trường. Tuy nhiên khi xem xét một cách toàn diện, hoạt động quản lý trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập, cụ thể:

- Cách thức tổ chức dạy thực hành theo lớp với biên chế từ 50 đến 60 SV là q đơng về số lượng và 60 SV đó có trình độ tiếng Anh rất khác nhau, điều đó chưa hợp lý với mục đích rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ. Thực tế GV khơng có đủ thời gian để sửa âm cho từng sinh viên. Đôi khi thời gian học trên lớp chỉ đủ để nhận biết thông tin và kiến thức mới, cịn khơng có thời gian để luyện kỹ năng TACN.

- Việc tuyên truyền, giáo dục cho GV thực hiện phương châm dạy học lấy người học làm trung tâm chưa hiệu quả. Nhiều GV ngại thay đổi hình thức tổ chức giảng dạy, tổ chức quá trình dạy học vẫn theo cách thức truyền thống, nghĩa là người thầy là trung tâm chuyển tải kiến thức trong lớp, chưa phát huy được tính tích cực học tập, sáng tạo của người học. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chểnh mảng trong học tập của một số SV trong những năm gần đây.

Khó khăn thực sự nảy sinh khi GV tiếng Anh trẻ (mới giảng dạy) được giao nhiệm vụ dạy TACN. Thực tế, đa số GV giảng dạy TACN chỉ được đào tạo Tiếng Anh cơ bản (chủ yếu thuộc ngữ vực đại cương). Những GV mới khi được giao nhiệm vụ dạy TACN thường lúng túng về phương pháp, chuyên môn, cách thức tổ chức dạy học dẫn đến hiệu quả dạy học chưa cao. Vì vậy, sau khi học xong chương trình TACN, nhiều SV còn rất mơ hồ về hệ thống ngôn ngữ trong chuyên ngành của mình, số đơng SV có sử dụng một vài câu đơn lẻ, khn mẫu theo giáo trình tài liệu, nên khi ra trường SV còn rất lúng túng chưa sử dụng được Tiếng Anh trong tình huống nghề nghiệp cụ thể.

* Thực trạng quản lý thực hiện phương pháp giảng dạy TACN

Trong phạm vi QL hoạt động dạy học TACN thì cơng tác QL thực hiện phương pháp giảng dạy đóng vai trị rất lớn. Phương pháp dạy học phù hợp sẽ gây hứng thú học tập TACN cho SV và mang lại hiệu quả cho hoạt động dạy học. Khác với Tiếng Anh thông thường, TACN phải được dạy trong những tình huống cụ thể sát với thực tiễn công việc. Nhận thức được điều đó, lãnh đạo nhà trường thường xuyên phát động phong trào nghiên cứu khoa học phục vụ đổi mới phương pháp dạy học TACN trong GV. Mặt khác, nhà trường cũng liên tục tổ chức các khóa học bồi dưỡng phương pháp giảng dạy trong nhà trường cũng như tại doanh nghiệp cho GV dạy TACN. Việc lấy ý kiến SV về phương pháp giảng dạy của GV được thực hiện thường xuyên. Qua ý kiến đó, GV từng bước thay đổi phương pháp để nâng cao chất lượng giờ dạy.

Để đánh giá được thực trạng thực hiện phương pháp giảng dạy của GV, tác giả đã điều tra 100 SV năm thứ hai với câu hỏi; “GV dạy TACN ở lớp bạn đã áp dụng phương pháp dạy học nào dưới đây” và thu được kết quả như sau:

Như vậy GV áp dụng hầu hết các phương pháp dạy học tích cực và mỗi phương pháp đều có những lợi thế riêng. Để SV có cơ hội luyện tập kỹ năng tiếng Anh theo đặc thù chuyên ngành với những cuộc hội thoại đóng vai, GV đã tích cực áp dụng các hoạt động khác nhau: đóng vai, hoạt động trong nhóm, thảo luận theo chủ đề. Hoạt động đóng vai là hình thức được coi như là quan trọng nhất trong việc dạy TACN và kết quả điều tra cho thấy GV dạy TACN đã thường xuyên sử dụng phương pháp này với tỷ lệ 82% ý kiến SV. GV cũng đã kết hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy TACN, theo 77% ý kiến SV. Tuy nhiên có đến 67% ý kiến SV đưa ra là GV sử dụng phương pháp Ngữ pháp-Dịch. Với phương pháp này, SV hầu như khơng có cơ hội luyện kỹ năng, chỉ đơn thuần tiếp nhận kiến thức ngữ pháp và từ mới.

Như vậy, các biện pháp QL thực hiện phương pháp giảng dạy của nhà trường đã bước đầu mang lại hiệu quả. GV dạy TACN đã sử dụng các phương pháp tích cực trong giờ dạy, gây hứng thú học tập cho SV. Tuy nhiên, công tác QL vẫn chưa thực sự đi vào chiều sâu; GV vẫn còn thường xuyên sử dụng các phương pháp thuyết trình, giảng giải ngữ pháp, cung cấp từ mới đơn thuần; SV vẫn chưa tự tin trong xử lý các tình huống nghiệp vụ chuyên ngành bằng Tiếng Anh; Nhà trường vẫn chưa động viên được GV tham gia ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Phương pháp giảng dạy của GV chỉ thuần túy diễn ra trong hình thức lớp bài, chưa thốt ra thực tiễn cơng việc, chưa đưa vào những tình huống cụ thể.

* Thực trạng QL việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV

Kiểm tra, đánh giá chính xác kết quả học tập của SV là khâu quan trọng trong đào tạo. Thông qua kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV, GV thu được những thông tin ngược từ người học, phát hiện thực trạng kết quả học tập cũng như những nguyên nhân cơ bản dẫn đến kết quả đó.Trên cơ sở đó, giáo viên điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động học của người học, tự hoàn thiện hoạt động dạy của bản thân.

Tại trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng, dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, Trưởng khoa Ngoại ngữ, các GV trong khoa luôn luôn thực hiện nghiêm túc quy chế thi, kiểm tra. Kết quả học tập của SV được đánh giá qua quá trình học tập trên lớp kết hợp với kết quả kiểm tra kết thúc học phần. Cụ thể, Trưởng khoa đã chỉ đạo các GV thực hiện việc kiểm tra định kỳ trên lớp để đánh giá sự tiến bộ của SV trong quá trình học tập. Công tác tổ chức thi, kiểm tra hết học phần thực hiện khá nghiêm túc, đảm bảo sự công bằng, chính xác cho SV. Khi được hỏi về quản lý ra đề thi và kiểm tra 75% đánh giá tốt, 25% đánh giá khá. Nội dung đề thi được các GV thảo luận, thống nhất trong nhóm dạy chun ngành, thơng qua Trưởng khoa rồi mới đưa vào thực hiện. Nội dung các đề thi và bài kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, thực tiễn, bám sát nội dung giảng dạy, phù hợp với mức độ tiếp thu của người học.

Về công tác coi thi, 72% GV và 68% SV nhận xét về khâu tổ chức thi là nghiêm túc, 28% GV và 29% SV nhận xét khâu tổ chức thi tương đối nghiêm túc, chỉ có 3% SV cho rằng khâu tổ chức thi chưa được thực hiện nghiêm túc.

Về mức độ nghiêm túc trong thi cử của SV, góc độ nhìn nhận của SV chủ quan hơn so với nhận xét của GV. 40% GV và 60% SV nhận xét SV làm bài thi nghiêm túc, 46% GV và 33% SV nhận xét SV làm bài tương đối nghiêm túc. Số ít cịn lại (8% GV và 7% SV) nhận xét SV chưa nghiêm túc trong thi cử.

Bên cạnh đó, cơng tác tổ chức thanh tra, giám sát thi, kiểm tra và công tác quản lý việc chấm bài kiểm tra, thi học kỳ cũng được đánh giá rất cao. Cụ thể 75% đánh giá Tốt, 15% đánh giá Khá 10% đánh giá Trung bình cho cơng tác thanh tra, giám sát thi và 80% đánh giá Tốt, 20% đánh giá Khá cho việc QL chấm bài. Điều này khẳng định sự nghiêm túc trong quản lý thi, kiểm tra của cán bộ quản lý và GV trong trường.

Tuy nhiên, việc QL công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học TACN tại trường còn nhiều bất cập: Khoa Ngoại ngữ chưa xây dựng được ngân hàng đề

thi; nội dung và phương pháp kiểm tra chưa thật sự phù hợp với những tình huống có thật trong thực tiễn; việc phân tích kết quả, phân loại học tập TACN của SV chưa được thực hiện thường xuyên.

2.2.4.2. Thực trạng quản lý hồ sơ chuyên môn của các giáo viên

Song song với việc triển khai các quy chế kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nhà trường cũng quy định GV phải hoàn thiện hồ sơ giảng dạy.

+ Giáo án: Nội dung của bài giảng phải được soạn trên cơ sở giáo trình chuyên ngành của bộ mơn, tiến trình theo đề cương chương trình mơn học. Soạn giáo án đúng mẫu theo quy định và có chữ ký duyệt của trưởng khoa.

+ Sổ tay GV: Sổ tay GV chuẩn bị riêng cho từng lớp học để theo dõi diễn biến quá trình giảng dạy, giúp GV theo dõi, hỗ trợ cho SV trong những trường hợp đặc biệt như nghỉ ốm, hay ghi lại thành tích của các SV đạt được trong q trình học tập, rèn luyện kỹ năng, ...

+ Sổ đầu bài: Sổ đầu bài ghi lại nhật ký giảng dạy của mơn học trong kỳ, giảng viên có trách nhiệm ghi đầy đủ thơng tin theo biểu mẫu và quy định chung. Điều này giúp các nhà quản lý nắm bắt, theo dõi tình hình tiến độ giảng dạy của giảng viên, và tình hình học tập của sinh viên bất cứ lúc nào.

- Sổ dự giờ. Trong sổ này GV ghi chép lại những ưu, nhược điểm của các đồng nghiệp, từ việc xử lý tình huống mang tính chất chun ngành hay giải thích những thuật ngữ chuyên ngành.

Để đánh giá thực trạng quản lý hồ sơ chuyên môn của GV, tác giả đã xin ý kiến đánh giá của 6 GV khoa Ngoại ngữ, 14 CBQL và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý thực hiện hồ sơ giảng dạy của GV

TT Biện pháp quản lý thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn của GV

Mức độ thực hiện (%) Rất

tốt Tốt TB Yếu

1 Đề ra những quy định cụ thể về hồ sơ

chuyên môn 50% 50% 0% 0%

2 Chỉ đạo khoa/tổ bộ môn định kỳ kiểm

tra hồ sơ chuyên môn 35% 40% 25% 0%

3 Thanh tra đột xuất hồ sơ chuyên môn

0% 30% 50% 20% 4 Nhận xét cụ thể, yêu cầu điều chỉnh sau

kiểm tra 0% 20% 60% 20%

5 Sử dụng kết quả kiểm tra trong đánh giá

GV 30% 30% 30% 10%

Kết quả khảo sát bảng 2.9 cho thấy: nhà trường coi trọng các biện pháp QL hồ sơ chuyên môn của các GV. Trên cơ sở những quy định chung của nhà trường về hồ sơ chuyên môn, Khoa Ngoại ngữ cụ thể hoá số lượng và nội dung của từng loại hồ sơ, chỉ đạo các GV xây dựng kế hoạch định kỳ kiểm tra hồ sơ cá nhân. Kết quả đánh giá việc thực hiện những quy định về hồ sơ chuyên môn đã được Khoa tham khảo để đánh giá và xếp loại thi đua của GV trong năm.

Tuy nhiên, theo quy định chung của nhà trường, hồ sơ chun mơn của GV khơng có kế hoạch năm học và kế hoạch giảng dạy môn học dẫn đến việc nhà trường không thể quản lý được việc thực hiện chương trình của GV một cách hiệu quả. Biện pháp thanh tra đột xuất hồ sơ chuyên môn và nhận xét, góp ý yêu cầu GV điều chỉnh, hoàn thiện sau kiểm tra ít được sử dụng thể hiện qua kết quả trong bảng. Như vậy, chỉ với kết quả kiểm tra định kỳ hồ sơ giảng dạy của GV theo kế hoạch thì khơng thể đánh giá một cách khách quan bởi có thể hồ sơ GV chỉ là hình thức, chống đối.

2.2..4.3. Thực trạng quản lý việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ đào tạo

Trong những năm qua nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động có tác dụng hỗ trợ cho giảng dạy, hoạt động điển hình:

- Tổ chức hội thảo để tạo điều kiện cho các GV chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy.

- Tổ chức các kỳ thi SV giỏi, các kỳ thi tay nghề Asean,..

- Tổ chức gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp có SV tham quan, thực tập để lắng nghe ý kiến đóng góp cho việc cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy chuyên ngành nói chung và TACN nói riêng.

- Khoa ngoại ngữ cũng tổ chức một số hoạt động như: câu lạc bộ ngoại ngữ, câu lạc bộ pha chế đồ uống, làm bánh, cắm hoa,... khiến cho SV thêm yêu nghề, biết cách thể hiện mình, tự tin sáng tạo và năng động trong cuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ hải phòng (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)