Các tắnh trạng năng suất và chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi cơ bản phần 1 MSc phạm quang hùng (Trang 56 - 58)

I. Một số khái niệm cơ bản về vật nuôi 1.1 Sự thuần dưỡng vật nuô

1.4.3.Các tắnh trạng năng suất và chất lượng sản phẩm

Năng suất và chất lượng sữa

đối với vật nuôi lấy sữa, người ta theo dõi ựánh giá các tắnh trạng chủ yếu sau:

- Sản lượng sữa trong 1 chu kỳ tiết sữa: Là tổng lượng sữa vắt ựược trong 10 tháng tiết sữa (305 ngày);

- Tỷ lệ mỡ sữa: Là tỷ lệ mỡ sữa trung bình của 1 kỳ tiết sữa. định kỳ mỗi tháng phân tắch hàm lượng mỡ sữa 1 lần, căn cứ vào hàm lượng mỡ sữa ở các kỳ phân tắch và sản lượng sữa hàng tháng ựể tắnh tỷ lệ mỡ sữa.

- Tỷ lệ protein sữa: Là tỷ lệ protein trung bình của 1 kỳ tiết sữa. Cách xác ựịnh và tắnh toán tương tự như ựối với tỷ lệ mỡ sữa.

để so sánh sản lượng sữa của các bò sữa có tỷ lệ mỡ sữa khác nhau, người ta quy ựổi về sữa tiêu chuẩn. Sữa tiêu chuẩn là sữa có tỷ lệ mỡ 4%. Cơng thức quy ựổi như sau:

SLSTC (kg) = 0,4 SLSTT (kg) + 15 F(kg)

trong ựó, SLSTC: Sản lượng sữa tiêu chuẩn (sữa có tỷ lệ mỡ 4%), tắnh ra kg SLSTT: Sản lượng sữa thực tế, tắnh ra kg

F : Sản lượng mỡ sữa (kg)

0,4 và 15: Các hệ số quy ựổi (mỗi kg sữa ựã khử mỡ tương ựương với 0,4 kg sữa tiêu chuẩn; mỗi kg mỡ sữa tương ựương với 15 kg sữa tiêu chuẩn).

Do không thể trực tiếp vắt sữa lợn ựược nên ựể ựánh giá khả năng cho sữa của lợn người ta sử dụng khối lượng toàn ổ lợn con ở 21 ngày tuổi. Lý do ựơn giản là lượng sữa lợn

100 2 / ) ( (%) 1 2 1 2 x V V V V R + − =

mẹ tăng dần từ ngày ựầu tiên sau khi ựẻ, ựạt cao nhất lúc 3 tuần tuổi, sau ựó giảm dần. Mặt khác, cho tới 21 ngày tuổi, lợn con chủ yếu sống bằng sữa mẹ, lượng thức ăn bổ sung thêm là không ựáng kể.

Năng suất và chất lượng thịt

đối với vật nuôi lấy thịt, người ta theo dõi các tắnh trạng chủ yếu sau:

- Tăng trọng trung bình trong thời gian ni: Là khối lượng tăng trung bình trên ựơn vị thời gian mà con vật ựạt ựược trong suốt thời gian nuôi (thường tắnh là g/ngày).

- Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng: Là số kg thức ăn chi phắ trung bình cho mỗi kg

tăng trọng mà con vật ựạt ựược trong thời gian nuôi.

- Tuổi giết thịt: Là số ngày tuổi vật nuôi ựạt ựược khối lượng mổ thịt theo quy ựịnh. - Các tỷ lệ thịt khi giết thịt:

+ Lợn: Tỷ lệ thịt móc hàm (khối lượng con vật sau khi ựã loại bỏ máu, lông, phủ tạng so với khối lượng sống), tỷ lệ thịt xẻ (khối lượng con vật sau khi ựã loại bỏ máu, lông, phủ tạng, ựầu, ựuôi, 4 bàn chân - gọi là khối lượng thịt xẻ - so với khối lượng sống), tỷ lệ nạc (khối lượng thịt nạc so với khối lượng thịt xẻ). Trên con vật sống, người ta ựo ựộ dày mỡ lưng ở vị trắ xương sườn cuối cùng bằng kim thăm hoặc bằng máy siêu âm. Giữa ựộ dày mỡ lưng và tỷ lệ nạc của thân thịt có mối tương quan âm rất chặt chẽ, vì vậy những con lợn có ựộ dày mỡ lưng mỏng sẽ có tỷ lệ nạc trong thân thịt cao và ngược lại.

+ Trâu bò: Tỷ lệ thịt xẻ (khối lượng con vật sau khi ựã loại bỏ máu, da, phủ tạng, ựầu, ựuôi, 4 bàn chân so với khối lượng sống), tỷ lệ thịt tinh (khối lượng thịt so với khối lượng sống).

+ Gia cầm: Tỷ lệ thân thịt (khối lượng con vật sau khi ựã loại bỏ máu, lông, phủ tạng, ựầu, cánh, chân - gọi là khối lượng thân thịt- so với khối lượng sống), tỷ lệ thịt ựùi, thịt ngực (khối lượng thịt ựùi, thịt ngực so với khối lượng thân thịt).

Năng suất sinh sản

đối với vật nuôi dùng ựể sinh sản, các tắnh trạng năng suất chủ yếu bao gồm: + Con cái:

- Tuổi phối giống lứa ựầu. - Tuổi ựẻ lứa ựầu.

- Khoảng cách giữa hai lứa ựẻ: Số ngày từ lứa ựẻ trước tới lứa ựẻ sau. - Tỷ lệ thụ thai: Số cái thụ thai so với tổng số cái ựược phối giống.

- Tỷ lệ ựẻ: Số cái ựẻ so với tổng số cái có khả năng sinh sản (với trâu bò, dê, ngựa). - Số con ựẻ ra còn sống sau khi ựẻ 24 giờ, số con còn sống khi cai sữa, số lứa ựẻ/nái/năm, số con cai sữa/nái/năm (với lợn); tỷ lệ ựẻ 1 con/lứa, sinh ựôi, sinh ba (với dê, cừu).

- Khối lượng sơ sinh, cai sữa. + Con ựực:

- Phẩm chất tinh dịch: Tổng số tinh trùng có khả năng thụ thai trong 1 lần phối giống (ký hiệu là: VAC). VAC là tắch số của 3 tắnh trạng: lượng tinh dịch bài xuất trong 1 lần phối giống (dung tắch: V); số lượng tinh trùng/1ml tinh dịch (nồng ựộ: C); tỷ lệ tinh trùng có vận ựộng thẳng tiến (hoạt lực: A).

để ựánh giá khả năng sản xuất trứng ở gia cầm, người ta theo dõi các tắnh trạng chủ yếu sau:

- Tuổi ựẻ quả trứng ựầu tiên: Ngày tuổi của ựàn mái khi bắt ựầu có 5% tổng số mái ựẻ trứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sản lượng trứng/năm: Số trứng trung bình của 1 mái ựẻ trong 1 năm. - Khối lượng trứng: Khối lượng trung bình của các quả trứng ựẻ trong năm.

- Các tắnh trạng về phẩm chất trứng (ựường kắnh dài, ựường kắnh rộng, chỉ số hình thái: rộng/dài, tỷ lệ các phần cấu thành quả trứng: lòng ựỏ, lòng trắng, vỏ,...)

Các tắnh trạng theo dõi, ựánh giá về sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản phẩm nêu trên ựều là các tắnh trạng số lượng, chúng ta cần hiểu biết rõ về bản chất của các tắnh trạng này.

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi cơ bản phần 1 MSc phạm quang hùng (Trang 56 - 58)