Kết quả khảo sát chức năng QLN và CCT

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân nghiên cứu trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 112 - 115)

Đơn vị tính: % Nội dung Thấp nhất    Cao nhất 1 2 3 4 5

1. Quy định pháp luật về QLN và CCT đầy đủ,

minh bạch, thống nhất, hiệu quả 24,57 35,16 35,13 5,14 0

2. Thủ tục về xóa nợ, giãn nợ, giảm nợ minh bạch, thống nhất, dễ áp dụng, giảm thiểu vướng mắc, phiền hà cho các DNKVTN

20,17 27,07 34,89 15,96 1,91 3. Quy trình QLN minh bạch, rõ ràng, dễ thực hiện 15,07 19,98 44,67 15,76 4,52 4. Quy chế phối hợp thu nợ và CCT trong và ngoài

ngành minh bạch, rõ ràng, hiệu quả 52,67 19,90 12,03 13,24 2,16

5. Phần mềm ứng dụng hiệu quả, giảm áp lực cho

cán bộ công chức QLT 28,30 28,97 37,54 5,19 0

6. Mức tính tiền chậm nộp đủ răn đe, ngăn ngừa

các DNKVTN cố tình chây ỳ, nợ tiền thuế 29,18 44,77 16,67 9,38 0

Bốn là, hạn chế về GQKNVT

Bố trí cán bộ có trình độ chun mơn, năng lực GQKNVT còn hạn chế, dẫn

đến lúng túng, thiếu chính xác trong q trình thu thập tài liệu, chứng cứ, tham mưu

lãnh đạo xử lý; một số lĩnh vực khiếu nại có tính chất phức tạp như đất đai, hoạt động giao dịch liên kết, chuyển nhượng giá thiếu chuyên gia chuyên trách để xử lý nên

trong quá trình giải quyết vụ việc còn hạn chế, thiếu thuyết phục; công tác tuyên truyền pháp luật về khiếu nại còn hạn chế, chưa tuyên truyền sâu rộng, hấp dẫn và hiệu quả chưa cao.

Bên cạnh đó, chưa có cơ chế giải quyết đơn thư khiếu nại đối với các trường

hợp cơng dân cố tình khiếu nại sai, hay khiếu nại một vụ việc liên quan đến nhiều cơ quan chức năng cùng hợp tác, phối hợp giải quyết. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình

trạng một số ít người khiếu nại cố tình lợi dụng làm ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả của CQT. Một số Chi cục Thuế nhận thức về pháp luật và trách nhiệm trong GQKNVT của cán bộ còn yếu, mang nặng tâm lý ngại va chạm, né tránh, sợ liên đới trách nhiệm dẫn đến việc khiếu nại thuộc thẩm quyền nhưng chậm được giải quyết

hoặc được giải quyết nhưng quá thời gian quy định. Đây cũng là nguyên nhân làm phát sinh đơn khiếu nại.

Thứ ba, hạn chế về kiểm tra, giám sát việc QLT

Cơ cấu nguồn nhân lực của bộ phận này chưa được tính tốn, xây dựng định

biên về số lượng cán bộ để nó vận hành hiệu quả và để tinh gọn bộ máy. Đồng thời, trong nội hàm cơ cấu nguồn lực bộ phận này chưa phân rã, sắp xếp theo vị trí cơng việc, định biên số lượng cán bộ cho mỗi chức năng chuyên môn của QLT là nguyên

nhân hạn chế về mức độ phát hiện, đưa ra những khuyến nghị mang tính đại diện theo phân tầng, nấc, vị trí trực tiếp đến lãnh đạo CQT các cấp.

Kế hoạch KTNB đã được xây dựng hàng năm và đột xuất theo chuyên đề, tuy

nhiên vẫn cơ bản là kiểm tra cơng vụ, phịng chống tham nhũng, công tác kiểm tra giám sát các chức năng còn yếu, chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá chuẩn mực về hiệu quả (dễ bị áp đặt cảm tính), chưa bao quát hết các hoạt động chính của QLT như: kiểm sốt hệ thống cơng nghệ thơng tin, KK và KKT, mua sắm và biên chế…Một vấn đề

đặc biệt rủi ro đó là chính bộ phận KTNB cũng chưa được kiểm tra xem xét đánh giá

hoạt động theo chu kỳ (có thể 1,2, 3 năm hay thậm chí 5 năm) về sự liêm chính, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả về những kiến nghị xử lý nội ngành mà bộ phận này đưa ra.

Chưa xây dựng được kho trung tâm dữ liệu thông tin, lịch sử về rủi ro chính sách, lỗi qui trình đã phát hiện, những sự cố đe dọa đến tính bảo mật và tính tồn vẹn của cơ sở dữ liệu QLT, các vụ việc về quản lý thiếu trách nhiệm từ người đứng đầu

các đơn vị dẫn đến hệ lụy cho hệ thống QLT, các vụ gian lận, biển thủ tiền thuế, tiền hồn thuế của cán bộ cơng chức thuế... và các vụ việc từ các cơ quan chức năng phát hiện để các công chức thuế khảo cứu, giáo dục, răn đe, ngăn ngừa vi phạm có thể xảy ra trong tương lai.

3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, các quy định liên quan đến QLT chưa phù hợp với sự phát triển của các DN trong đó có DNKVTN và cịn thiếu đồng bộ

Hiệu quả của QLT gắn liền với các quy định liên quan đến QLT, trước hết là

luật pháp. Tuy nhiên, có một thực tế là các quy định liên quan đến QLT chưa đủ mạnh, luôn đi sau thực tiễn, rất nhiều hoạt động kinh tế xã hội phát sinh cần được quản lý

chưa kịp thời được thể chế hóa. Cùng với đó, việc thiếu đồng bộ, thống nhất với các

luật chuyên ngành làm cho hoạt động QLT trở lên phức tạp, kém hiệu quả. Q trình số hóa của nền kinh tế ngày càng nhanh đã bộc lộ rõ độ chễ của thể chế QLT đối với

các vấn đề mới như chống xói mịn cơ sở tính thuế, mơ hình kinh doanh mới xuất hiện từ quá trình hình thành và phát triển trong nền kinh tế chia sẻ, trong thị trường số. Mọi hoạt động quản lý hiện nay muốn hiệu quả đều dựa trên nền tảng thông tin. Luật QLT năm 2019 (Điều 26) đã qui định về kết nối thông tin với các cơ quan nhà nước, nhưng các luật chuyên ngành như: Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Thương mại, Luật Tài nguyên và Mơi trường, Luật Xây dựng… chưa hồn thiện đồng bộ dẫn đến thiếu khả thi khi áp dụng, gây tâm lý cho cộng đồng các DNKVTN về tính minh bạch, an tồn bảo mật thơng tin. Một số hoạt động chức năng như: điều tra thuế chưa được thể chế hóa do Quốc hội lo chồng chéo, lạm quyền trong hoạt động tố tụng; mơ hình quản lý thu thuế kết hợp với quản lý thu các khoản an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) chưa được xây dựng trong khi nguồn thu này là khoảng

30,4% so với tổng thu nội địa (393,4 nghìn tỷ/1.209,7 nghìn tỷ)(Bộ Tài chính, 2020; Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2020). Nghị định quản lý đối với đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế chưa được ban hành làm chậm tiến trình xã hội hóa dịch vụ công về thuế.

Thiếu qui định pháp lý về phối hợp giữa CQT với các sở ngành tại địa phương (Tài

nguyên và Môi trường, Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Cơng an, Kế hoạch và Đầu tư) trong vấn đề xử lý các DNKVTN nợ tiền thuế tài nguyên đất, khoáng sản…, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, xử lý đối với các doanh nghiệp cố ý chây ỳ, dây dưa nợ đọng thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Thứ hai, ý thức tuân thủ thuế của các DNKVTN chưa cao.

Những nỗ lực để giảm chi phí tuân thủ cho các DNKVTN (bao gồm giảm tần

xuất kê khai, đơn giản thủ tục hành chính…) cịn nhiều hạn chế được phản ảnh qua chỉ số đo thời gian và chi phí cho việc lưu giữ chứng từ sổ sách cũng như nội dung khai báo hồ sơ thuế, bảo hiểm cịn rất cao. Theo “Báo cáo mơi trường kinh doanh các năm từ 2016 - 19” của Ngân hàng Thế giới (2016 - 2020), thời gian nộp thuế của Việt Nam

đến năm 2020 là 384 giờ (trong đó bảo hiểm bắt buộc 147 giờ) với số lần khai, nộp

thuế là 6 lần. Theo số liệu công bố, “gần 40% số giờ doanh nghiệp sử dụng cho 1 lần khai, nộp bảo hiểm, và không giảm liên tục trong 3 năm từ 2017- 2019; về thời gian khai, nộp thuế, với 99% doanh nghiệp sử dụng phương thức khai, nộp thuế điện tử nên họ mất khoảng 17 giờ/năm (khoảng 1,42 giờ/tháng), nhưng thời gian để tính tốn số liệu và chuẩn bị tờ khai lên đến 220 giờ, bao gồm: bảng kê hóa đơn GTGT do doanh nghiệp lập (90 giờ), lập dữ liệu tính thuế TNDN là 112 giờ, thuế GTGT là 125 giờ” (Ngân hàng Thế giới, 2016 - 2020) cho thấy còn khoảng cách về thời gian báo cáo giữa luật thuế với kế toán, hệ thống mẫu báo cáo thuế cịn phức tạp đối với loại hình doanh nghiệp này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân nghiên cứu trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)