Thực trạng chiến lược thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân nghiên cứu trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 82 - 85)

3.2. Phân tích thực trạng quản lý thuế đốivới các doanh nghiệp khu vực tư

3.2.1. Thực trạng chiến lược thuế

Giai đoạn 2015 - 2020, để thực hiện vai trò của mình, Cục Thuế TP Hà Nội đã xác định chiến lược như sau:

Mục tiêu tổng quát:

“Phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu thu ngân sách. Đẩy mạnh cơng tác cải cách hành chính, hiện đại hố cơng tác quản lý thuế phù hợp Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2016-2020 đã được Chính phủ, Bộ Tài chính phê duyệt. Tiếp tục

đổi mới phương pháp lãnh đạo, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, nâng cao hiệu

quả hoạt động các đoàn thể, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh” (Đảng ủy Cục Thuế TP Hà Nội, 2015).

Mục tiêu cụ thể:

“Một là, phấn đấu hồn thành và hồn thành vượt mức dự tốn thu ngân sách

do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, HĐND và UBND TP giao hàng năm.

Hai là, đảm bảo tỷ lệ nợ cuối năm trên tổng thu ngân sách không vượt quá 5%

(loại trừ các khoản nợ bất khả kháng).

Ba là, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra cả

về số lượng và chất lượng, đảm bảo tỷ lệ số DN được thanh, kiểm tra trên số DN đang hoạt động hàng năm đạt từ 15% - 20%.

Bốn là, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính theo đúng kế hoạch, lộ trình

của Ngành và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Hiện đại hóa công tác quản lý thuế, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý

thuế; Đẩy mạnh phát triển dịch vụ tư vấn thuế; Cơng khai, minh bạch các thủ tục hành chính để nhân dân có thể kiểm sốt, giám sát, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và

đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế” (Đảng ủy Cục Thuế TP Hà Nội,

2015). Cụ thể:

Xây dựng và triển khai hệ thống quản lý hiện đại trong đó đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thông tin đáp ứng tự động hóa 90% khối lượng cơng việc trong quản lý

thuế; đảm bảo 100% các chức năng quản lý thuế đều được sử dụng công nghệ thông tin; Nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu về thuế.

Cung cấp dịch vụ kê khai thuế qua mạng internet (cấp tài khoản, hỗ trợ doanh nghiệp về cơ sở hạ tầng công nghệ thơng tin) để 100% doanh nghiệp đang hoạt động có thể thực hiện khai thuế điện tử, đảm bảo số lượng doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua mạng đạt tối thiểu 98% số doanh nghiệp đang hoạt động; Tỷ lệ nộp tờ khai đạt tối thiểu 98% số phải kê khai, tỷ lệ nộp tờ khai đúng hạn đạt tối thiểu 97%; Tỷ lệ tờ khai

thuế được triển khai, thực hiện kiểm tra tự động thông qua phần mềm, những ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan thuế đạt 100% số tờ khai; Tỷ lệ nộp thuế điện tử đạt từ 90% đến 95% số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn (Đảng ủy Cục Thuế TP Hà Nội, 2015).

Để thực hiện mục tiêu đó, Cục Thuế TP Hà Nội thực hiện các biện pháp sau:

Một là, tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách của Chính

phủ về những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; Chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với các cấp, các ngành về các giải pháp, cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn ổn định, duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nuôi dưỡng nguồn thu cho NSNN.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, cơng khai, mình bạch

quy trình và nghiệp vụ trong QLT của các CQT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NNT.

Ba là, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT, đẩy mạnh xã hội

hóa cơng tác tun truyền, hỗ trợ NNT.

Bốn là, triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả các chức năng quản lý

của ngành theo hướng cải cách và hiện đại hoá; Phát triển ứng dụng sâu rộng hệ thống cơng nghệ thơng tin, hồn thiện hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, để từ đó cho phép từng bước thực hiện được vấn đề liên kết, tự động hóa trong tồn bộ hệ thống quy trình nghiệp vụ trong QLT.

Năm là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuế cả về năng lực

chuyên môn, phẩm chất đạo đức và phương pháp làm việc; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế.

Đánh giá về việc xây dựng chiến lược thuế, đối tượng được hỏi là cán bộ quản lý đánh giá công tác xây dựng chiến lược thuế ở mức 3 và 4 ( mức độ tạm chấp nhận được và mức độ đồng ý (Bảng 3.2):

- Đánh giá mức độ phù hợp với kinh tế - xã hội và đối tượng nộp thuế nhiều nhất ở mức 4;

- Đánh giá mức độ hợp lý của chiến lược với các phương án/giải pháp thực hiện nhiều nhất ở mức 4;

- Đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của chiến lược nhiều nhất ở mức 3; - Đánh giá tính bền vững của chiến lược nhiều nhất ở mức 4;

- Đánh giá sự phối hợp của các đơn vị có liên quan trong xây dựng chiến lược

Bảng 3.2: Đánh giá xây dựng chiến lược thuế (đối tượng hỏi: cán bộ quản lý) Đơn vị tính : %

Nội dung Thấp nhất  Cao nhất 1 2 3 4 5

1. Chiến lược phù hợp với kinh tế - xã hội và đối

tượng nộp thuế 13,4 14,4 31,2 38,3 2,7

2. Mức độ hợp lý của chiến lược với các phương

án/giải pháp thực hiện 15,8 25,3 26,4 31,5 1,0

3. Tính hiệu lực, hiệu quả chiến lược 17,8 19,2 32,2 28,4 2,4

4. Tính bền vững của chiến lược thuế 15,8 21,2 29,5 31,1 2,4

5. Sự phối hợp của các đơn vị có liên quan 17,4 18,7 31,2 29,6 3,1

Nguồn: Điều tra của tác giả, 2019

3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý thuế đối với doanh nghiệp khu vực tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân nghiên cứu trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 82 - 85)