Bối cảnh quốc tế và trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân nghiên cứu trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 121 - 129)

4.1. Bối cảnh tác động đến hoàn thiện quản lý thuế đốivới các doanh nghiệp

4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước

Thứ nhất, bối cảnh quốc tế

Một là, hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu và diễn ra hầu hết các nước. Dự báo, thời gian tới hội nhập kinh tế quốc tế tiêp tực được đẩy mạnh. Gắn với q trình hội nhập đó, chiến tranh thương mại diễn ra giữa các nước ngày càng gay gắt hơn, nhưng tâm điểm là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Điiều này cho thấy q trình tồn cầu hóa truyền thống trên thế giới đang được nhìn nhận và đánh giá lại. Xu hướng này làm trật tự thương mại thế giới biến động sâu sắc, dòng thương mại hàng hóa và đầu tư suy giảm, tạo ra một cuộc đại di cư các doanh nghiệp rời khỏi thị trường Trung Quốc.

Trong khi đó Trung Quốc gia tăng ký kết và đàm phán các thỏa thuận thương mại

quốc tế và khu vực như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực, “Sáng kiến Vành

đai và Con đường”. Các nước nhỏ cũng chủ động tìm kiếm liên kết để bảo vệ địa vị và

lợi ích của mình thơng qua các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Những hiệp định thương mại tự do này không đơn thuần như trước là cắt giảm thuế quan mà còn

rất chặt chẽ về cơ chế thực thi, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ đầu tư và các lĩnh vực phi truyền thống như lao động, mơi trường, mua sắm chính phủ và nhất là sự minh bạch… giúp cho các nước chủ động ngăn ngừa ảnh hưởng sâu của Mỹ, Trung Quốc hay các nước lớn vào các sân chơi kinh tế cũng như khả năng thỏa hiệp với nhau để

hình thành cục diện phân chia khu vực ảnh hưởng.

Về quan hệ thương mại Mỹ - Trung, chắc chắn giai đoạn 2022-2025 và hơn

nữa, chính sách cứng rắn của Mỹ đối với Trung Quốc được dự báo sẽ khơng có nhiều thay đổi so với thời kỳ trước, sự điều chỉnh chỉ trong cách tiếp cận mang tính tình

huống ở một số lĩnh vực Mỹ khơng thể đơn phương giải quyết được hay vấn đề môi trường. Báo cáo chương trình nghị sự năm 2021 do Văn phịng Đại diện Thương mại

Mỹ trình lên Quốc hội nhấn mạnh: “chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ làm mọi cách

để ngăn Trung Quốc lạm dụng thương mại, sửa chữa quan hệ với các đồng minh, bảo vệ

người lao động Mỹ”.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển nhanh hơn. Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được thực hiện dựa trên xu hướng phát triển chính là từ nền tảng tích hợp trong hệ thống có sự kết nối số chặt chẽ, khoa học giữa hóa - vật lý - sinh học và được gắn chặt với sự biến đổi

mang tính đột phá của internet, và của trí tuệ nhân tạo đã tác động tích cực đến kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế làm lan tỏa những thành tựu của cuộc cách mạng này nhanh hơn, xóa nhịa khoảng cách giữa thế giới thực với thế giới ảo. Q trình “số hóa” diễn ra ở mọi lĩnh vực của đời sống từ phát triển kinh tế số, sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ đến quản lý nhà nước, quản trị xã hội, giao lưu quốc tế...trở thành động

lực, đột phá thúc đẩy ổn định, tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra cơ hội cho các DNKVTN. Đó là mở rộng

thị trường, thu hút được các nguồn lực từ nước ngoài, nâng cao chất lượng nhân lực, tiếp thu được những thành tự khoa học, công nghệ thuận lợi. Tuy nhiên hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang đến cho các DNKVTN những thách thức, nhất là quá trình cạnh tranh sẽ gay gắt hơn trong điều kiện các DNKVTN chủ yếu là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, chưa có kinh nghiệm trong cạnh ttranh quốc tế.

Hai là, già hóa dân số và biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày một nhanh, từ đó những cơ hội mới được xuất hiện đồng thời cũng sẽ xuất hiện những thách thức mới

ngày càng rộng lớn, mang tính tồn cầu. Theo các chyên gia, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đên tăng trưởng kinh tế của tất cả các nước. Các nước ven biển còn

gánh chịu thiệt hại lớn hơn rất nhiều bởi lũ lụt và nước biển dâng gây ra nhiều thiệt hại về nhân mạng và tài sản. Nhưng đây lại là động lực để các nước xây mơ hình tăng

trưởng xanh. Theo đó, những quốc gia khi thực hiện chuyển đổi thành cơng sang mơ hình kinh tế mới này sẽ tạo ra nhiều dư địa trong quá trình phát triển, cũng như sẽ giúp quốc gia đó thích ứng tốt hơn với những biến đổi phức tạp từ môi trường và ngược lại. Một trong những thành tựu của nhân loại đó là nâng cao tuổi thọ. Theo số liệu báo cáo “Già hóa trong thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức” của Quỹ Dân số Liên hợp quốc, hiện nay cứ 9 người thì có 1 người trên 60, đến năm 2050 tỷ lệ này là 5/1. Ở các nước phát triển, trong những năm 2010- 2015, tuổi thọ trung bình của con người đạt 78 tuổi, ở các nước đang phát triển, tuổi thọ trung bình đạt 68 tuổi, cịn dự kiến những năm 2045 - 2050, ở các nước phát triển, tuổi thọ trung bình của con người có thể đạt

đạt 74 tuổi. Cho thấy, già hóa dân số đang gây sức ép lên mọi mặt từ tăng trưởng kinh

tế, việc làm, thu nhập và y tế, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, di dân… và các vấn đề an sinh xã hội khác. Cũng theo Liên hợp quốc, dự báo đến 2050 dân số toàn

cầu khoảng 9,2 tỷ, đơ thị hóa tăng cao sẽ đưa số người ở nông thôn giảm từ 3,7 tỷ năm 2007 xuống còn 2,8 tỷ vào năm 2050. Hầu hết các quốc gia đều sử dụng ý chí chính trị thúc đẩy q trình đơ thị hóa, phát triển đơ thị tồn cầu nhằm khẳng định vai trị, vị thế

của nó khơng chỉ với quốc gia, mà là của khu vực và thế giới. Q trình phát triển, tồn cầu hóa, cũng như những văn minh cơng nghệ cao sẽ tác động đến q trình phát triển đơ thị hiện nay. Do vậy, q trình đơ thị hóa sẽ chịu nhiều biến đối, sẽ có những diễn biến mới, trong đó có những yếu tố tích cực hơn, sẽ tạo ra những cơ hội đặc biệt cho các khu

vực quốc gia có kinh tế kém phát triển, nhưng cũng đưa đến thách thức cho mỗi quốc gia về phát triển kinh tế bền vững, bảo tồn phát triển và đa dạng văn hóa, an ninh xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường và vấn đề di cư quốc tế (Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, 2012).

Già hóa dân số có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, trong đó có các DNKVTN. Đó là, những người già có sức ỳ lớn, có khả năng lao động, tiếp thu những thành tựu khoa

học công nghệ hạn chế.

Ba là, đại dịch covit -19 bùng phát với tốc độ lây nhiễm kinh hoàng trên phạm vi toàn cầu, gây ra thảm họa y tế, xã hội. Những bất trắc, khó đốn định của đại dịch

đã đưa đến sự thay đổi liên tục về chính sách hạn chế đi lại, đóng cửa biên giới nhằm đối phó với dịch bệnh của các nước. Chính những biện pháp ngăn chặn này đã làm tê

liệt kinh tế, trước hết là các nhà máy, cơng xưởng phải đóng cửa, tiếp đến là việc cấm kinh doanh không thời hạn, giới hạn phạm vi lãnh thổ, gây ảnh hưởng nặng nề hơn cả cho khu vực dịch vụ. Hầu hết các nước đều đưa ra quyết định sống chung với dịch và

đẩy nhanh tốc độ triển khai tiêm vắc-xin, kiểm soát dịch để tăng trưởng và sự phục hồi

kinh tế .

Trong đại dịch, dưới tác động cúa q trình tồn cầu hóa, thương mại sẽ tạo ra nhứng tác động, để từ đó làm cho các chuỗi cung ứng và dòng vốn FDI sẽ gắn chặt với nhau, tác động qua lại nhau, chi phối nội dung trong tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia, và cũng đang chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid - 19. Tổ chức Thương mại Thế giới (2020) cũng đã dự báo sự suy giảm của thương mại toàn cầu, khẳng

định sản xuất tồn cầu mang tính tập trung cao độ, chúng gắn kết ngày càng chặt chẽ.

Trong quá trình này, trên thế giới sẽ xuất hiện một số trung tâm lớn cung ứng đầu vào, và nó sẽ đóng vai trị ngày càng quan trọng trong chuỗi giá trị và mạng sản xuất tồn cầu. Vì thế, cú sốc Covid - 19 sẽ có những tác động to lớn, thậm chí có những ảnh hưởng nghiêm trọng, tác động xấu đến sản xuất và thương mại toàn cầu.

Trong đại dịch, xu hướng bảo hộ gia tăng ở tất cả các nước. Các nước đều tăng hỗ trợ cho các doanh nghiệp bằng các gói khuyến khích và sử dụng biện pháp giảm thuế.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia dự báo giai đoạn 2022 - 2030 tăng trưởng

kinh tế toàn cầu sẽ bất định hơn, tồn tại rủi ro suy giảm mức tăng trưởng khi nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ có những dấu hiệu suy giảm, xuất hiện ngày càng nhiều căng thẳng chính trị và chiến tranh thương mai, xung đột thương mại Mỹ - Trung vẫn còn gay gắt. Tăng trưởng ở cả thị trường mới nổi và đang phát triển từ nay đến năm

2030 sẽ chậm lại. Đây là thách thức đặt ra cho các DNKVTN. Các DNKVTN phải có chiến lược cải thiện lỗ hổng về chuỗi cung ứng bằng cách dịch chuyển về nước hoặc

sang các thị trường ổn định về kinh tế chính trị cao; đồng thời nó tạo ra cơ hội dẫn dắt,

định hướng thị trường chuỗi cung ứng toàn cầu cho họ bởi cơng nghệ, và trình độ quản

trị tốt để tạo ra tốc độ tăng trưởng tốt.

Bốn là, tác động từ cuộc xung đột Nga- Ukraina làm thay đổi sâu sắc về tình hình địa chính trị và ngăn trở các biện pháp hồi phục kinh tế trên phạm vi toàn cầu.

Đầu năm 2022, ngay tiếp theo đại dịch, cuộc xung đột Nga - Ukraina tiếp tục

làm gia tăng những rủi ro đến nền kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi. Chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy bởi đại dịch đang được các nhà quản lý thay đổi để thích nghi với

tình hình mới, lại tiếp tục đứt gãy do tình hình chiến sự và các lệnh trừng phạt kinh tế

đối với Nga. Vấn đề tăng chi phí y tế cho phịng chống dịch và chi cho hỗ trợ phục hồi

kinh tế trong khi phải giảm thuế và trợ giá đã, đang gia tăng áp lực mạnh lên cán cân ngân sách của mọi quốc gia, nay lại tiếp tục leo thang bởi giá cả hàng hóa do các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và các nước phương Tây với Nga. Giá dầu tăng cao kỷ lục sau hơn một thập kỷ, lên tới trên 100 đô la Mỹ/thùng, nguy cơ thâm hụt ngân sách của các quốc gia càng lớn, từ đó nền kinh tế thế giới sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực, giá

tăng sẽ cho các quốc gia khó thực hiện các gói hỗ trợ phục hồi để từ đó thúc đấy phát triển kinh tế. Chắc chắn rằng, cuộc xung đột giữa các quốc gia sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực, nó sẽ làm phức tạp và trầm trọng thêm tình trạng lạm phát, làm cho sản

xuất khó có khả năng phục hồi, làm cho quá trình ngừng trệ trong sản xuất lâu hơn do

đại dịch covid-19 đã và đang gây ra. Do đó, các chính sách, chiến lược trong phục hồi

kinh tế của các quốc gia khó triển khai và đạt hiệu quả, nhất là đối với các chính sách tiền tệ của các quốc gia này. Đây là thách thức đối với các doanh nghiệp nói chung và các DNKVTN nói riêng.

Tuy nhiên, còn quá sớm để đưa ra đánh giá về cuộc xung đột. Nếu nó kéo dài,

đi đơi với phản ứng ngày một cứng rắn hơn của Mỹ và các quốc gia phương Tây, sự

về an ninh năng lượng và lương thực cũng như cung ứng vật tư cho các ngành điện tử, xây dựng… lớn hơn và có những tác động rất mạnh vào thị trường tồn cầu. Nhưng

nếu nó sớm kết thúc, nó có thể giúp cho thị trường hàng hóa sớm dần ổn định , phục hồi và phát triển, nó sẽ ngăn chặn những tác động tiêu vực đến các vấn đề kinh tế vĩ

mơ khác, qua đó những biến động kinh tế tồn cầu cũng phần nào giảm bớt.

Tóm lại, thời gian tới các cường quốc nhìn nhận địa chính trị sẽ thay đổi về tiến trình tồn cầu hóa và bao hàm cả vấn đề covid - 19. Bên cạnh đó cuộc chiến ở Ukraina sẽ thay đổi sâu sắc tình hình địa chính trị. Xung đột Nga - Ukraina đang tạo ra một

hình thức mới cho các khả năng xảy ra xung đột trong tương lai với những điều quen thuộc là sử dụng vũ lực để tước bỏ lãnh thổ của một quốc gia phát triển, cũng như các cách thức ngăn chặn chưa có tiền lệ khi các nền dân chủ trên thế giới được củng cố niềm tin vào ý tưởng rằng hội nhập kinh tế có thể ngăn chặn chiến tranh. Mỹ sẽ thúc

đẩy các cường quốc G7, Liên minh châu Âu phối hợp với các nền dân chủ trên thế giới

chống lại các chế độ chuyên chế, và gián tiếp đưa Trung Quốc và Nga xích lại gần

nhau hơn đặt ra những nguy hiểm cho giai đoạn đầu của kỷ nguyên mới. .

Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp, trong đó có các DNKVTN, chịu tác động của hai nhóm nhân tố : nhóm nhân tố cơ hội, nhóm nhân tố là thách thức. Bởi vậy, các nước đều có biện pháp thích hợp để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp. QLT cũng là một trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu đó.

Thứ hai, bối cảnh trong nước

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định

thương mại tự do, trong đó phải kể đến như: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và phát triển nền kinh tế số sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam trong thập những năm tới. Những hiệp định này sẽ mở ra thị trường rộng lớn về thương

mại thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và GDP của Việt Nam, cũng như thúc

đẩy mạnh mẽ những cam kết thực thi về bảo hộ đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao động, mơi

trường và minh bạch. Dự báo, đến năm 2030, riêng Hiệp định Thương mại tự do

Liên minh châu Âu - Việt Nam và Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến Bộ xun

Thái Bình Dương có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm lần lượt 4,3% và 1,3%; kim ngạch xuất khẩu sang Liên minh chấu Âu đến năm 2030 dự báo sẽ “tăng thêm

44,4%; xuất khẩu sang các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến Bộ

xuyên Thái Bình Dương đến năm 2035 tăng 14,3%” (Bộ Công Thương, 2021). Đây

Do độ mở của nền kinh tế ngày càng cao, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu

những rủi ro của nền kinh tế thế giới, tạo ra những thách thức cho các DNKVTN. Dự báo giai đoạn 2022 - 2030 nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nhiều từ xu thế

tăng trưởng chậm, khó đốn định của nền kinh tế thế giới, do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra phức tạp, mâu thuẫn địa chính trị, và những xung đột trong

chính sách kinh tế của các nước. Đồng thời, Việt Nam cũng không tránh khỏi những

tác động của các xu thế đa cực địa chính trị, của q trình phát triển mạnh mẽ từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0, tác động từ dịch bệnh Covid 19, từ già hóa của dân số, từ xu thế hình thành các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, từ sức ép nhằm gia tăng tính

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân nghiên cứu trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 121 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)