Kiến nghị với Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân nghiên cứu trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 154 - 157)

4.4. Một số kiến nghị

4.4.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế

Thứ nhất, xây dựng cơ chế pháp lý tham vấn, phản biện chính sách trong hoạt

động xây dựng thể chế QLT nói chung và đối với các DNKVTN nói riêng, đảm bảo

QLT hồn hảo, khơng có sự khác biệt với chính sách thuế, đem cơng bằng, hiệu quả, khả thi trong thực tiễn. Hoạt động tư vấn, đối thoại, phản biện chính sách thơng qua

các tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, các chuyên gia và chính các DNKVTN là chìa khóa hồn thiện thể chế, đưa hệ thống chính sách thuế, và các cơ chế, phương

pháp, thủ tục QLT vận hành thống nhất, đồng bộ, trơn tru, đảm bảo hài hịa lợi ích của nhà nước và DN, tạo cho họ niềm tin, ý thức thượng tôn pháp luật. Tác giả đưa ra đề xuất thành các đối tác phản biện thể chế, chính sách như sau: (i) phối hợp với Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp, các DNKVTN lớn dẫn dắt nền kinh tế, có tiếng nói, tầm nhìn dài hạn và ảnh hưởng sâu rộng đến chuỗi cung ứng giá trị, phát triển kinh tế số; (ii) phối hợp với các Ban quản lý chợ, các tổ,

ngành hàng tự quản có ảnh hưởng và chi phối đến cộng đồng DNKVTN vừa và nhỏ,

DN siêu nhỏ, các cá nhân kinh doanh (hiện nay chưa có hiệp hội đại diện cho các đối tượng này) trên mỗi địa bàn quận, huyện để đại diện cho lợi ích của họ và để hỗ trợ

hiệu quả cho quan điểm, nguyện vọng của họ với chính sách pháp luật sẽ được xây

dựng và q trình chính thức hóa tham gia vào nền kinh tế của khu vực này.

Thứ hai, nghiên cứu, hồn thiện và cơng khai, minh bạch trước pháp luật về áp

dụng mơ hình quản lý đối tượng kết hợp chức năng, sắc thuế. Phân định rõ vị trí, vai trị, nhiệm vụ của từng đơn vị, đảm bảo chỉ đạo, điều hành xuyên suốt, đồng bộ, thống nhất trong hoạt động QLT đối với các DNKVTN. Hệ thống ngành dọc ở 3 cấp từ Tổng cục Thuế (Vụ Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, cá nhân; Vụ Quản lý doanh nghiệp lớn; Cục Thanh tra, Kiểm tra) đến các Cục Thuế tỉnh/TP, Chi cục Thuế vùng, huyện thống nhất trong điều hành, chỉ đạo, phối hợp trên cơ sở các qui trình, qui chế nghiệp vụ được thiết kế trên nền tảng cơng nghệ số, CSDL lớn, tích hợp, đảm bảo nguyên tắc rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm, loại trừ chồng chéo, phát huy sáng tạo, hiệu lực, hiệu quả.

Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả tổ chức bộ máy chi cục thuế vùng. Nghiên cứu thành lập Cục Thuế vùng phù hợp với qui hoạch vùng kinh tế xã hội, qui hoạch phát triển đô thị, đặc khu kinh tế; thành lập Trung tâm xử lý dữ liệu tập trung tại các Cục Thuế vùng, đô thị lớn gồm TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…;

Nghiên cứu xây dựng hình thành bộ phận điều tra thuế; Nghiên cứu hình thành bộ

phận chuyên trách đảm bảo thực thi nhiệm vụ QLT nhằm trợ giúp cán bộ nâng cao

chất lượng công việc, điều kiện làm việc, phát triển triển trong tương lai, và hỗ trợ, bảo vệ họ trước những tác động tiêu cực, cám dỗ vật chất bên ngoài; Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, nguồn lực cho bổ trợ tư pháp đối với bộ phận pháp chế để đảm bảo thực thi các nhiệm vụ về giám định tư pháp trong lĩnh vực thuế, GQKN về thuế, tranh tụng tại tòa án nhằm bảo vệ uy tín, lợi ích ngành, nâng cao tính minh bạch và giải trình trách nhiệm của CQT.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện các quy định liên quan đến QLT đối với doanh

nghiệp lớn đảm bảo quản lý từ trên 70-80% nguồn thu từ các doanh nghiệp này, góp phần nâng cao hiệu quả QLT, đảm bảo tăng trưởng và ổn định nguồn thu NSNN; bổ sung các quy định liên quan đến QLT đối với các DNKVTN ở các qui mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, thúc đẩy tuân thủ thuế tự nguyện, đưa họ tham gia vào nền kinh tế chính

thức, kiến tạo mơi trường kinh doanh cạnh tranh, công bằng, thuận lợi cho các DNKVTN phát triển bền vững, tăng thu cho ngân sách.

Đối cho DNKVTN nhỏ và siêu nhỏ, QLT cần phải hoàn thiện theo hướng : i)

thiết kế thủ tục kê khai thuế đơn giản, đồng bộ, thống nhất với qui định về kế toán và

phù hợp mục tiêu, quan điểm, giải pháp tổng thể về phát triển DNKVTN; ii) xây dựng qui trình, thủ tục, cơ chế phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng, các tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (thanh tốn khơng dùng tiền mặt)… để quản lý doanh thu, thu nhập và chi phí chặt chẽ, phù hợp thực tiễn, đưa hoạt động bán chính

thức vào nền kinh tế chính thức; iii) tái thiết kế quy trình nghiệp, đưa cơng nghệ về trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối, dữ liệu lớn, tích hợp với hệ thống CSDLTTVT ngành tài chính và quốc gia… đảm bảo quản lý số lượng lớn DNKVTN nhỏ và siêu nhỏ khơng ngừng gia tăng nóng một cách cơng bằng, minh bạch, hiệu quả và khả thi.

Thứ tư, công khai, minh bạch mơ hình tổ chức bộ máy QLT đối với các

DNKVTN, trên cơ sở đó xây dựng Bản mơ tả cơng việc theo từng vị trí của mỗi chức

năng, đảm bảo cán bộ rõ nhiệm vụ, rõ trách nhiệm, rõ tiêu chuẩn về trình độ chun mơn, phẩm chất, năng lực, kỹ năng cần có để thực hiện được nhiệm vụ trách nhiệm của mình. Chuẩn hố qui định, qui chế, tiêu chí đánh giá về kết quả công việc, phong cách, tác

phong, đạo đức làm việc khoa học, chuyên nghiệp, phát huy vai trò nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, tạo môi trường công khai minh bạch, đoàn kết, đổi mới sáng tạo,

hiệu quả; làm cơ sở để các nhà quản lý đánh giá cán bộ, bố trí bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng và thực hiện các chính sách đối với cán bộ; là căn cứ để bình xét hiệu suất cơng việc ở

bằng trong đánh giá kết quả và thu nhập (điều này cần thực hiện càng sớm càng tốt). Tiếp

đến, cần phải mã hóa vị trí cơng việc theo các cấp độ từ dễ đến phức tạp ở mỗi chức năng để áp dụng công nghệ tin học trong hệ thống quản lý cán bộ xuyên suốt từ công tác tuyển

dụng, đào tạo, hướng dẫn, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng,…trong toàn ngành.

Thứ năm, xây dựng và áp dụng mơ hình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên

sâu cho cán bộ thuế nhằm nâng cao chất lượng nhân lực.

Nhân lực có chất lượng là trụ cột để ngành thuế có thể hiện đại hóa QLT. Để có nhân lực chất lượng cao, nguyên tắc cần được áp dụng đó là thu hút và giữ chân

nhân viên có nhiều kinh nghiệm, được đào tạo đầy đủ. Do đó, việc tuyển dụng phải được thực hiện thông qua một quy trình mở, có tính cạnh tranh, cịn đối với các

chun gia có trình độ cao phải có chính sách thu hút, đãi ngộ đặc thù, bên cạnh đó

cần có qui trình cơng khai, minh bạch theo dõi, đánh giá quá trình tiến bộ để bổ nhiệm công chức trên cơ sở cạnh tranh công bằng dựa trên thành tích mà họ đã đóng góp.

Xây dựng kế hoạch đào tạo suốt đời đối với cơng chức ngành Thuế. Theo đó,

việc đào tạo phải bắt đầu từ nhân viên mới được tuyển dụng, với một quy trình giúp họ làm quen, nắm bắt rõ công việc tại CQT gắn với yêu cầu, vị trí chun mơn được

tuyển dụng. Trong suốt quá trình làm việc, mọi công chức đều được đào tạo, bồi

dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên, liên tục bởi chính CQT (thơng qua hình thức tự đào tạo) và bởi các tổ chức bên ngồi có uy tín về chun mơn với phạm vi đào tạo bao trùm các chức năng của QLT và đảm bảo thúc đẩy mọi nhân viên thấm

nhuần tư tưởng chỉ đạo, có đạo đức cơng vụ, có thái độ phục vụ tận tâm, nhiệt huyết, hình thành tác phong, ứng xử văn hóa cơng vụ.

Thứ sáu, xây dựng chiến lược trọng tâm của QLT dựa trên nền tảng thuế điện tử

nhằm thích ứng với sự phát triển nhanh của các DNKVTN trong nền kinh tế số. Theo

đó, ngành Thuế cần kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại

QLT bao gồm: i) kiến trúc nghiệp vụ với chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ các chức năng QLT, minh bạch, thân thiện, dễ sử dụng, dễ quản lý cho các đối tượng sử dụng; ii) phát triển kiến trúc ứng dụng thuế đáp ứng theo lộ trình dịch vụ cơng quốc gia; iii) kiến trúc dữ liệu với việc xây dựng dữ liệu số ngành thuế theo lộ trình dữ liệu lớn ngành tài chính, dữ liệu số quốc gia; iv) chuẩn hóa, đơn giản tối đa bộ thủ tục hành chính thuế đáp ứng các ứng dụng cơng nghệ số, trí tuệ nhân tạo; v) phối hợp với Bộ

Thông tin và Truyền thông xây dựng nền tảng định danh và xác thực; nền tảng ứng

dụng trên các thiết bị di động cho phép các DNKVTN sử dụng mọi dịch vụ, tiện ích về thuế và dịch vụ công quốc gia; phát triển hạ tầng số trên cơ sở mạng truyền số liệu ngành tài chính và Chính phủ số.

Thứ bảy, tăng cường xã hội hoá cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về thuế qua

các đại lý thuế, các nhà cung cấp giải pháp công nghệ, hạ tầng số, để họ thực sự là

cánh tay nối dài của CQT trong việc hỗ trợ các DNKVTN tuân thủ pháp luật thuế. Tổng cục Thuế cần sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến việc quản lý hoạt

động, phạm vi, điều kiện hành nghề, cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động… đưa các dịch vụ này vào thực tiễn đời sống pháp luật.

Thứ tám, nghiên cứu, phát triển hệ thống giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý thuế tự động phù hợp với các mục tiêu, chiến lược cải cách của quốc gia

và thông lệ tốt của các CQT hiện đại trên thế giới. Việc xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả quản lý thuế đảm bảo các nguyên tắc cơ bản: i) đánh giá đầy đủ, toàn diện hiệu quả hoạt động QLT đúng Luật Quản lý thuế/đúng mục tiêu chiến lược/kế hoạch thực hiện chiến lược và phù hợp với các thông lệ quốc tế tốt; ii) có hiệu quả, kịp thời phát hiện ra những điểm yếu trong hệ thống và tạo ra một cơ chế tự hồn thiện giúp tối

ưu hố nguồn lực của cơ quan thuế các cấp; iii) chính xác thơng qua số liệu tính

toán/kiểm chứng được đối với lĩnh vực cần đánh giá; iv) minh bạch, công khai để cộng

đồng doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế tham gia vào tiến trình

hiện đại hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLT.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân nghiên cứu trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 154 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)