Xu hướng cải cách quản lý thuế ở Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2045

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân nghiên cứu trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 129 - 132)

4.1. Bối cảnh tác động đến hoàn thiện quản lý thuế đốivới các doanh nghiệp

4.1.2. Xu hướng cải cách quản lý thuế ở Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2045

Mục tiêu cân bằng giữa tăng thu ngân sách và khuyến khích tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững trong bối cảnh tồn cầu hóa mạnh mẽ, sự biến chuyển vũ bão của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là vấn đề cốt lõi. Hệ thống chính sách thuế được

điều chỉnh nhanh hơn trong mỗi chu kỳ trung và dài hạn của ngân sách quốc gia để bắt

các biện pháp quản lý mới, tương thích, phù hợp theo các thỏa thuận hiệp định thương mại song phương, đa phương ngày một gia tăng. Xu hướng thay đổi cấu trúc thuế,

giảm tỷ trọng thuế trực thu, tăng tỷ trọng thuế gián thu từ việc mở rộng cơ sở thuế và tăng thuế suất thuế gián thu là một tất yếu nhằm đảm bảo cân bằng thu ngân sách khi các nước vào cuộc đua khuyến khích ưu đãi thuế (cắt giảm thuế suất thuế TNDN) để

thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cùng với thâm hụt số thu từ thuế nhập khẩu theo lộ

trình xóa rào cản thuế quan.

Phương thức QLT hiện đại, hiệu quả, qui trình, thủ tục đơn giản và khả thi trên nền tảng ứng dụng cơng nghệ thơng tin chính là chìa khóa giải quyết các vấn đề thách thức mang tính tồn cầu về thuế quan mà Chính phủ hướng đến. Để đối phó với sự gia tăng gian lận thuế, sự phức tạp, đa dạng, khó kiểm sốt từ tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế số và mục tiêu bao quát nguồn thu, tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả, QLT phải chuyển sang “công nghệ số”. Sự chuyển đổi sang báo cáo thuế

công nghệ số giúp CQT nắm bắt thông tin quản lý hoàn toàn theo thời gian thực, dễ dàng yêu cầu tăng tần suất báo cáo đối với DNKVTN. DNKVTN nộp hồ sơ khai thuế nhanh, thuận tiện hơn. Áp lực về cải cách với số lượng CQT trên thế giới áp dụng ứng dụng khai thuế điện tử, kiểm toán điện tử, hồ sơ tài chính và hệ thống thuế của

DNKVTN ngày càng gia tăng. Các nước châu Âu hiện đang áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn kiểm toán thuế trong khai thuế điện tử. Đây là một tiêu chuẩn quốc tế được xác định

bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế nhằm trao đổi điện tử dữ liệu kế toán đáng tin cậy từ các tổ chức với cơ quan thuế quốc gia hoặc các kiểm toán viên bên ngồi. Đối với các cơng ty đa quốc gia, việc số hoá sẽ cho phép các quốc gia và cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng chia sẻ, tham chiếu thông tin về DNKVTN để ngăn ngừa tình trạng xói

mịn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận. Trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là khi đại dịch covit 19 lan rộng trên phạm vi toàn cầu, tạo sức ép cho các DNKVTN buộc phải phát triển, thích ứng với thay đổi trong môi trường kinh doanh chuyển sang lĩnh vực

thương mại điện tử. Ứng dụng công nghệ thông tin trong QLT sẽ cho phép CQT khai thác và xử lý thơng tin nhanh chóng hơn, từ đó sẽ dễ dàng xác định được các rủi ro tuân thủ tiềm ẩn, cũng như cung cấp dịch vụ thuế hỗ trợ cho DNKVTN.

Hiện nay, cải cách, hiện đại hoá QLT trở thành một vấn đề bức thiết để hướng

đến một hệ thống thuế tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả có thể đáp ứng nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu, rộng vào kinh tế toàn cầu, với sự gia tăng nóng về số lượng DNKVTN, biến đổi nhanh, phức tạp về phương thức, ngành nghề kinh doanh mới hình thành bởi nền kinh tế số mà thể chế pháp luật thậm chí chưa

như Ngân hàng Thế giới, Quĩ Tiền tệ Thế giới, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, và những thành tựu đã đạt được từ chiến lược cải cách thuế của Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Xu hướng cải cách QLT ở Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2045 sẽ là:

i) Tái cấu trúc thuế, mở rộng cơ sở thuế đảm bảo tăng trưởng nguồn thu bền

vững, thúc đẩy cạnh tranh, phát triển lành mạnh trong nền kinh tế số, và yêu cầu hội nhập kinh tế với hệ thống chính sách thuế cơng bằng, trung lập, hiệu quả, khả thi;

ii) Thể chế hóa các nội dung qui định về QLT số, tạo khung pháp lý thống nhất,

đồng bộ về chia sẻ dữ liệu, xác thực điện tử, bảo mật thông tin và chế độ báo cáo, khai

thuế đơn giản…thúc đẩy q trình chuyển đổi số, nhằm tạo dựng Chính phủ số hình thành và phát triển, hoạt động có hiệu quả, từ đó thúc đẩy kinh tế số và xã hội số;

iii) Tái cấu trúc hạ tầng công nghệ, phát triển ứng dụng nghiệp vụ QLT theo

chức năng toàn diện, triệt để, nhằm quản lý hiệu quả và cung cấp dịch vụ tối ưu với chi phí thấp cho DNKVTN trên nền tảng số.

Tại thời điểm nghiên cứu, ngành Thuế chưa chính thức xây dựng, ban hành chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Tuy nhiên, dựa trên kết quả

đã đạt được từ chiến lược thuế giai đoạn 2011-2020 và định hướng của ngành thuế qua

các báo cáo tổng kết các năm, mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn 2045 sẽ là:

Một là, trong q trình hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa thì cần hình thành đồng bộ hệ thống chính sách thuế, tạo nên một chỉnh thể thống nhất, nhằm tiến đến thực hiện công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế được

xây dựng; tạo ra động lực, nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và xây

dựng tạo lập để nó sẽ là một trong những cơng cụ quản lý kinh tế vĩ mơ có hiệu quả, có hiệu lực của Đảng và Nhà nước.

Hai là, tiến hành xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, đảm bảo hiệu lực và

hiệu quả trong quá trình hoạt động; đảm bảo trong suốt quá trình quản lý về thuế, phí và lệ phí vừa mang tính thống nhất cao, đảm bảo tính minh bạch, nhưng cần phải đơn giản, dễ hiểu, dễ triển khai thực hiện, phải dựa trên ba nền tảng cơ bản trong suốt quá trình hoạt động, đó là: thể chế chính sách thuế cần phải đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, quy trình thực hiện trong quản lý thuế, nhất là các thủ tục hành chính thuế phải

đơn giản nhưng phải khoa học, có phù hợp với thơng lệ quốc tế; nguồn nhân lực đủ

chất lượng, liêm chính; triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao, đáp ứng yêu cầu QLT trong nền

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân nghiên cứu trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)