Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ thuế đốivớidoanh nghiệp khu vực tư nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân nghiên cứu trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 147 - 149)

nhân và nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của quản lý thuế.

Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ thuế đối với DNKVTN

Một là, xây dựng và triển khai chiến lược nâng cao nhận thức tuân thủ pháp luật

đối với các DNKVTN và cung cấp cho họ những dịch vụ thuế tốt. Chiến lược bao gồm

các hoạt động: Phân loại DNKVTN theo qui mô, ngành nghề, lĩnh vực để xác định các hình thức/biện pháp tuyên truyền, hỗ trợ phù hợp; Quy định rõ trách nhiệm của Cục Thuế và Chi cục Thuế về việc nghiên cứu, tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền bá thơng tin về thủ tục, chính sách thuế (phù hợp năng lực) theo nhóm DNKVTN đã phân loại; Xây dựng Trung tâm hỏi đáp chính sách thuế trực tuyến cấp Cục và kho dữ liệu tổng hợp các vướng mắc đã được trả lời trước đó để hỗ trợ các DNKVTN, nhất là

doanh nghiệp mới thành lập có thể truy vấn thuế trực tuyến 24/7.

Hai là, tiếp tục mở rộng triển khai đề án QLT số, cho phép hỗ trợ DNKVTN tra

cứu, đối soát, điều chỉnh và sao kê thông tin về thực hiện khai, nộp thuế 24/7 trên môi trường điện tử, nhằm hỗ trợ tuân thủ thuế cho họ, và tăng cường minh bạch quản trị thuế, cải thiện nhận thức của họ về CQT. Trong nội ngành, xây dựng một Trung tâm xử lý dữ liệu (thứ cấp và chuyên biệt) đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro, giảm áp lực về khối lượng công việc ở mỗi vị trí chức năng, tạo điều kiện phân bổ nguồn lực còn hạn chế một cách hiệu quả cho xử lý hậu kê khai thuế.

Bên cạnh đó, nghiên cứu phát triển, thiết kế mẫu tờ khai điền sẵn thơng tin (đã

đối sốt với bên thứ ba) đối với một số sắc thuế, ngành nghề kinh doanh theo qui định,

nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, nâng cao hiệu quả QLT và ý thức tuân thủ của các DNKVTN.

Mặt khác, cần xây dựng chiến lược khảo sát hài lòng của các DNKVTN nhằm kịp thời theo dõi nhận thức của họ về dịch vụ và tìm kiếm phản hồi để cải thiện chất lượng. Mọi phản hồi cần được cập nhật vào hệ thống thông tin tự động để theo dõi

phân tích, đưa ra cảnh báo đến lãnh đạo Cục Thuế về các dịch vụ thuế về chất lượng

và đưa vào các chiến lược hoạt động và hoàn thiện thể chế quản lý thuế. Các dịch vụ khảo sát là các dịch vụ liên quan trực tiếp đến quá trình xác định nghĩa vụ thuế gồm:

(i) đăng ký thuế; (ii) thơng tin chính sách thuế cơ bản; iii) hỗ trợ khai, nộp hồ sơ thuế, nộp tiền thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế; (iv) TTKT thuế; (v) GQKNVT.

Ba là, tăng cường xã hội hố dịch vụ thuế thơng qua hệ thống đại lý thuế. Một

quan trọng, giảm áp lực cho CQT về cung cấp dịch vụ thuế trong khi nguồn lực còn hạn chế. Theo thẩm quyền, Cục Thuế cần sớm đưa những dịch vụ thuế đã được qui định trong Luật QLT về bắt buộc DNKVTN phải áp dụng hoặc cho phép các Đại lý

thuế được làm như: (i) ủy quyền đăng ký, kê khai, khiếu nại liên quan đến thuế; (ii) tư vấn thuế; (iii) giải thể, phá sản đối với DNKVTN không hoạt động sản xuất kinh

doanh... khi họ ra khỏi ngành phục vụ công tác thi đua khen thưởng, xử phạt, đãi ngộ...

Thứ hai, nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của QLT

Q trình giải quyết tranh chấp về thuế địi hỏi CQT phải độc lập, công bằng, khách quan ngay từ khâu tiếp nhận, theo dõi, và tổ chức giải quyết với yêu cầu cao về tính chính chính xác, kịp thời, minh bạch. Trong quá trình giải quyết và ghi nhận kết quả giải quyết khiếu nại về thuế, thì đây là một nguyên tắc trong QLT, nguyên tắc này trước hết nó thể hiện sự quyết tâm nhằm đảm bảo thực hiện được trách nhiệm giải

trình của CQT trước Nhà nước và nhân dân, đặc biệt đối với khối doanh nghiệp trên

địa bàn. Để đạt được mục tiêu, đảm bảo kỷ cương, liêm chính, tăng cường hiệu lực,

hiệu quả cơng tác này trong tình hình mới, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp sau:

Một là, xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện tốt chiến lược phòng chống tham nhũng với các mức hình phạt xử phạt cứng rắn, đủ mạnh để răn đe, thể hiện rõ

tính nghiêm minh của pháp luật làm cho cán bộ thuế, cộng đồng DNKVTN, và các tổ chức cá nhân có liên quan trên địa bàn nhận thức đúng, đồng thuận và tích cực đấu

tranh với các hành vi vi phạm về tuân thủ pháp luật thuế, đi đến không dám vi phạm, không thể vi phạm, và không muốn vi phạm. Muốn vậy, Cục Thuế phải tăng cường quá trình phối hợp với các cơ quan phòng chống tham nhũng như: Vụ Kiểm tra nội bộ thuộc Tổng cục Thuế, cơ quan Công an TP, Viện Kiểm sát nhân dân TP, Tịa án nhân dân TP và các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị liên quan trong việc giám sát thực thi pháp luật; nâng cao sự đồng thuận của các bên có liên quan; minh bạch, cơng khai qui trình, kết quả cơng tác giải quyết khiếu nại về thuế đối với các DNKVTN trên địa bàn qua báo cáo thường niên được đăng tải trên cổng thơng tin điện tử của mình.

Hai là, xây dựng và thực hiện cơ chế và các chương trình kiểm soát nội bộ để

giám sát chất lượng, hiệu quả, liêm chính trong triển khai các nghiệp vụ QLT chính, các nghiệp vụ bổ trợ của QLT nhằm ngăn ngừa, loại bỏ hành vi bất thường, hoặc sai trái của cơng chức thuế, sự tha hóa quyền lực của lãnh đạo CQT. Theo đó, cần phải

xây dựng, phân cấp ngưỡng giá trị tiền thuế khiếu nại của DNKVTN (có thể từ trên 1 tỷ đồng), bắt buộc phải chuyển đến một hội đồng GQKNVT độc lập (bao gồm các

chun gia uy tín có thể ở cả trong và ngồi ngành thuế, và khơng chịu sự ràng buộc, chi phối bởi CQT), nhằm đảm bảo mọi khiếu nại được giải quyết thỏa đáng, đúng pháp

luật, giải quyết tốt những mâu thuẫn về lợi ích giữa CQT với đối tượng khiếu nại, và; các chương trình giám sát tự động cho phép mọi số liệu tin cậy, đầy đủ, minh bạch trên hệ thống quản lý tập trung sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, làm tốt trách

nhiệm giải trình của CQT với Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, đơn vị liên quan, và cộng đồng DNKVTN sẽ tạo sự đồng thuận, tin cậy trong toàn xã hội.

Ba là, xây dựng quy trình giải quyết tranh chấp đơn giản, minh bạch, và toàn diện dựa trên một khuôn khổ pháp lý mà mọi DNKVTN đều biết và hiểu được, dễ tiếp cận, đảm bảo tính độc lập, minh bạch trong việc ra quyết định và giải quyết các vấn đề tranh chấp một cách kịp thời, thấu đáo về quyền và lợi ích của nhà nước và doanh

nghiệp; đồng thời tổ chức tốt việc giám sát, thống kê các nguyên nhân cơ bản gây ra

tranh chấp và thực hiện chia sẻ thông tin với tất cả các cơ quan Chính phủ theo quy

định của pháp luật, trên cơ sở đó dự báo, phối hợp nắm bắt xu hướng gia tăng khiếu

nại về thuế, kịp thời kiến nghị điều chỉnh những chính sách thuế, qui trình quản lý

khơng phù hợp, thiếu tính khả thi dẫn đến rủi ro, gia tăng khiếu nại về thuế.

Bốn là, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ hiệu quả cơng tác kiểm

sốt nội bộ về thuế, xác định công nghệ thông tin trong quản lý làm chìa khóa cho hiệu lực, hiệu quả của hoạt động; thực hiện đo lường hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ về thuế theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo QLT hiện đại, phù hợp với hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân nghiên cứu trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 147 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)