Doanh nghiệp khu vực tư nhân: Quan niệm, đặc điểm và vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân nghiên cứu trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 33 - 37)

2.1. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp khu vực tư nhân và quản lý thuế

2.1.1. Doanh nghiệp khu vực tư nhân: Quan niệm, đặc điểm và vai trò

2.1.1.1. Quan niệm về doanh nghiệp khu vực tư nhân

Mọi nền kinh tế dù theo mơ hình kinh tế nào, thì vai trị của các doanh nghiệp sản xuất ngày càng đóng vai trị quan trọng trong phát triển của xã hội, các doanh

nghiệp này chính là đơn vị cơ sở, một tế bào của nền kinh tế, các doanh nghiệp tạo ra

của cải vật chất cho xã hội, và các doanh nghiệp này sẽ tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ một cách có hiệu quả nhất. Ở mỗi góc độ, mỗi quan điểm khác nhau, quan

niệm về doanh nghiệp cũng khác nhau.

Khi có sợ phối, kết hợp tổng thể mang tính hữu cơ các yếu tố như máy móc, các trang thiết bị, và con người, thì chúng ta đang xem xét doanh nghiệp dưới hình thưc tổng thể nhằm thực hiện mục đích đề ra; xem xét doanh nghiệp ở góc độ chức năng thì doanh nghiệp là một đơn vị thực hiện vai trò của mình trong chuối cung ứng sản phẩm cho xã hội từ hành vi thực hiện đầu tư của mình, sẽ đảm bảo đầy đủ các chức năng

trong suốt quá trình sản xuất, lưu thơng hàng hóa hoặc thực hiện dịch vụ nhằm mục

đích kinh doanh và kiếm lời.

Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp thì: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên

riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp

luật nhằm mục đích kinh doanh” ( Quốc hội, 2020).

Từ các góc nhìn khác nhau nêu trên có thể nói, doanh nghiệp là hình thức tổ chức của một hoặc nhiều hơn hai cá nhân thành lập theo pháp luật để thực hiện mục

đích kinh doanh.

Theo Bách khoa toàn thư, “khu vực tư nhân là một phần của nền kinh tế, thuộc sở hữu của các cá nhân hoặc nhóm tư nhân”.

Như vậy, các DNKVTN, theo góc độ sở hữu là doanh nghiệp thuộc sở hữu của

nhà đầu tư tư nhân, hoặc một nhóm cổ đông thuộc khu vực kinh tế tư nhân.

Mục đích của DNKVTN là tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu hoặc cổ đơng. Trên góc độ này, DNKVTN thường được chia thành hai loại là công ty đối nhân (hình thành

trên sự tin tưởng, liên kết của các thành viên tham gia) và công ty đối vốn (hình thành theo vốn góp của các thành viên). Từ hai loại này, DNKVTN biểu hiện ra nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vào ý chí của các nhà lập pháp ở mỗi quốc gia. Tại Mỹ, có 04 loại hình DNKVTN chia ra từ 2 loại bao gồm: i) đối với loại công ty đối nhân có: (1)

DNKVTN một chủ, (2) doanh nghiệp hợp danh; ii) cơng ty đối vốn có: (3) cơng ty cổ phần, (4) công ty trách nhiệm hữu hạn. Tại Úc, 04 loại hình DNKVTN được sử dụng

rộng rãi nhất là: (1) doanh nghiệp tư nhân, (2) công ty hợp danh, (3) công ty cổ phần, (4) quỹ tín thác, và ngồi ra cịn có mơ hình liên doanh với sở hữu của ít nhất năm cổ đông và hiệp hội, thường được thành lập để phục vụ các hoạt động giải trí, văn hóa, từ thiện .

Từ góc độ về sở hữu vốn của khu vực kinh tế tư nhân khẳng định,

DNKVTN bao gồm nhiều loại hình doanh nghiệp gồm: công ty do một cá nhân chịu trách nhiệm toàn bộ bằng tài sản của mình, cơng ty liên danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hoạt động theo hình thức tập đồn, cơng ty mẹ con...

Từ những phân tích trên, luận án cho rằng, DNKVTN là loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu của một hoặc nhiều hơn một nhà đầu tư tư nhân, hoặc một nhóm cổ đơng thành lập theo pháp luật có mục đích kinh doanh đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

2.1.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp khu vực tư nhân

Thứ nhất, các DNKVTN có tính hợp pháp, được hình thành, hoạt động và chịu

trách nhiệm về hoạt động kinh doanh bằng vốn, tài sản theo qui định của pháp luật. Tính hợp pháp là một đặc điểm chung của mọi loại hình doanh nghiệp khi được nhà nước chấp thuận đăng ký doanh nghiệp theo pháp luật. Tuy nhiên, các

DNKVTN có đặc trưng là dễ dàng khi thành lập, mơ hình tổ chức mang tính đơn

giản bởi chủ sở hữu là một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân có cùng mục đích kinh doanh; góp vốn bằng tiền, tài sản của mình theo thỏa thuận, đáp ứng điều kiện kinh doanh theo luật (nếu có); tự chịu trách nhiệm cho các hoạt động sản xuất kinh

doanh bằng tài sản riêng của mình. Do đó, các DNKVTN gia tăng nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp ở mỗi quốc gia, nhưng phần lớn lại là các doanh nghiệp có qui mô vốn nhỏ, siêu nhỏ. DNKVTN đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa, mới được thành lập nên việc lưu giữ các chứng từ, sổ sách kế toán chưa đảm bảo đúng, đủ và khoa học; am hiểu của họ về pháp luật thuế còn hạn chế; đầu tư vào công nghệ thông tin chưa được nhiều; thiếu nhân viên cơ hữu chun về kế tốn; chưa có ý thức cao trong việc đăng ký thuế và nộp thuế

Mặt khác, dù DNKVTN có tính hợp pháp, nhưng do đa số là doanh nghiệp nhỏ nên họ sử dụng hệ thống báo cáo tài chính, kế tốn qui định riêng thuộc dạng đóng

khơng cơng khai trên thị trường (trừ các doanh nghiệp niêm có yết trên thị trường chứng khoán), nhân sự về kế toán theo hợp thuê lao động, do đó rất dễ để các

DNKVTN loại này hoạt động bán chính thức trong nền kinh tế.

Thứ hai, mục đích của các DNKVTN là tìm kiếm tối đa lợi nhuận.

Xuất phát từ mục tiêu là lợi nhuận, và tối đa lợi nhuận đạt được, các DNKVTN thường xuyên phải duy trì kinh doanh, tìm nguồn cung hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội với giá cả, thị hiếu phù hợp và có chất lượng. Tuy không bị hạn chế về ngành nghề kinh doanh (trừ ngành nghề pháp luật ngăn cấm; kinh doanh có

điều kiện), nhưng do đa số có vốn nhỏ, thị trường hẹp nên các DNKVTN có xu hướng

lựa chọn sản xuất kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, vòng quay vốn nhanh và trong phạm vi địa lý kinh tế nơi đóng trụ sở để phát huy lợi thế của địa phương, vùng miền. Chỉ có các DNKVTN lớn có chiến lược phát triển, tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng,

hay sản xuất cơng nghiệp. Đó cũng là căn ngun về mức độ tuân thủ tự nguyện thấp

của khu vực doanh nghiệp này, do họ ln phải tìm cách ứng phó với những qui định của pháp luật về thương mại, thuế quan để tối thiểu hóa những nghĩa vụ phải thực hiện nhằm giảm chi phí trong sản xuất và lưu thông nhằm đạt mong muốn tối đa hóa mục tiêu lợi nhuận.

Thứ ba, các DNKVTN năng động, dễ thích ứng với sự vận động, phát triển của

nền kinh tế, nhưng rất dễ tổn thương.

Sự tác động của qui luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường tồn cầu hóa

khiến các DNKVTN rất dễ tổn thương bởi các đối thủ mạnh cả trong và ngoài phạm vi quốc gia về giá cả hàng hóa, cơng nghệ… Đặc biệt là những năm đầu khởi nghiệp, các DNKVTN hạn chế về vốn, khả năng tiếp cận với sự công bằng, minh bạch của thể chế chính sách pháp luật, tài nguyên… thiếu khả năng định hướng kinh doanh mang tính chiến lược, họ phụ thuộc vào sự liêm chính, mức độ thuận lợi về môi trường kinh

doanh do nhà nước kiến tạo. Do đó, một số lượng lớn các DNKVTN mới thành lập

không thể tồn tại, dẫn đến giải thể, phá sản chỉ trong phạm vi 5 năm năm đầu. Điều

này cũng cho thấy sự biến động rất phức tạp về số lượng, ngành nghề kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này.

2.1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp khu vực tư nhân

Thứ nhất, các DNKVTN thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo động lực cho nền kinh tế phát triển.

Với sự nhanh nhạy, dễ thích ứng thị trường, các DNKVTN rất nhanh nắm

bắt cơ hội, tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh, là lực lượng thúc đẩy tính cạnh

tranh, kéo theo sự phát triển của các doanh nghiệp ở các khu vực kinh tế khác trong nền kinh tế. Quan trọng hơn, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân góp phần làm cho môi trường đầu tư, kinh doanh được năng động, những yếu kém, hạn chế

sẽ được cải thiện, cạnh tranh sẽ minh bạch hơn, dảm bảo bình đẳng hơn giữa các

doanh nghiệp thuộc sở hữu của mọi khu vực kinh tế, từ đó làm cho các nguồn lực

được sử dụng hiệu quả.

Thứ hai, các DNKVTN góp phần hồn thiện chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế trong đó nổi bật là pháp luật về thuế, một công cụ quan trọng để nhà nước quản lý về kinh tế.

Mọi nền kinh tế trên thế giới đều cho thấy sự phát triển bùng nổ cả về số lượng, qui mơ và tính nhạy bén thị trường của các DNKVTN đã và đang đặt ra cho các Chính phủ yêu cầu hồn thiện các chính sách, pháp luật, thể chế về quản lý kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Theo đánh giá của các tổ chức

quốc tế cho rằng, vẫn còn nhiều nước chưa tuân thủ đầy đủ quy luật của kinh tế thị

trường trong quá trình hoạt động của mình, đặc biệt là chưa chú trọng trong quá trình

xây dựng, ban hành nhiều quy định trong hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách và

quản lý, điều hành của mình, chưa bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các khu vực

kinh tế, nhất là đối với khu vực kinh tế tư nhân mà các DNKVTN là đại diện, ln có rào cản phát triển sản xuất kinh doanh như chính sách về thuế quan, đất đai, vốn và lao

động. Vì vậy, một yêu cầu tất yếu về quản lý nhà nước về kinh tế đó là phải cải cách,

hoàn thiện QLT đối với các DNKVTN nói riêng và quản lý hành chính nhà nước nói chung, nâng cao năng lực tạo dựng thể chế để bảo đảm cho cộng đồng các DNKVTN tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng theo qui luật kinh tế thị trường.

Thứ ba, các DNKVTN đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Cùng với các doanh nghiệp thuộc mọi khu vực kinh tế, sự phát triển của các DNKVTN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc

gia. Các DNKVTN đã, đang và sẽ là động lực bảo đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao, tạo nguồn thu cho NSNN, giải quyết những vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực. Các DNKVTN phát triển

với việc đẩy nhanh sự phát triển ở những vùng kinh tế đô thị có điều kiện thuận lợi làm động lực cho cả nền kinh tế hoặc những vùng kinh tế ngoại vi trong mối tương quan để nâng cao mức độ đồng đều về phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia,

vùng lãnh thổ. Mặt khác, trong thời đại này, sự vận động phát triển mạnh mẽ của

nền kinh tế kỹ thuật số, công nghiệp tự động hóa, và dịch vụ giá trị gia tăng thì các DNKVTN với sự nhạy bén của nó sẽ góp phần phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật,

đảm bảo cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của các quốc gia

theo qui luật kinh tế thị trường và đúng định hướng của nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân nghiên cứu trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)