3.1. Khái quát điều kiện kinh tế, xã hội có liên quan đến quản lý thuế đốivớ
3.1.1. Khái quát điều kiện kinh tế, xã hội có liên quan đến quản lý thuế đốivới các
với các doanh nghiệp khu vực tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thủ đơ Hà Nội có lịch sử phát triển và địa - chính trị thuận lợi, ở vị thế trung
tâm kinh tế quốc tế, ngay từ thời Pháp thuộc đã là trung tâm kinh tế - văn hóa của cả khu vực Đơng Dương. Đến nay, với việc mở rộng địa giới lên đến 3.358,6 km², lớn
nhất cả nước, là một trong 17 đô thị lớn nhất về diện tích trên thế giới, dân số 8,09 triệu người (Cục Thống kê Hà Nội, 2020). TP Hà Nội nắm giữ vai trị là đơ thị hạt
nhân đa chức năng, với chức năng hành chính, chính trị quốc gia là nổi bật, kinh tế là
đầu tầu của vùng đồng bằng sông Hồng, là thành phố kết nối kinh tế thế giới, và nếu so
với các vùng đô thị lớn trong khu vực như vùng Nam Trung Hoa, vùng Thủ đô Jakarta, vùng Đại Kuqla Lampur, vùng Thủ đơ Băng Cốc, thì vùng Đồng bằng sơng Hồng có những lợi thế cạnh tranh rất lớn. Chính quyền Hà Nội dựa trên thể chế đặc thù với chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng, pháp luật của Nhà nước (Luật Thủ đô, qui hoạch Thủ đô…), đã, đang triển khai xây dựng đồng bộ 5 nhóm điều kiện để phát
triển kinh tế nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020, với chiến lược và kế hoạch được
cụ thể gồm: Chương trình 03-CTr/TU ngày 28/6/2016 về “Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững”, Chương trình 06-Ctr/TU ngày 29/6/2016 về “Phát triển đồng bộ, hiện đại hoá từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây
dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại”, và Chương trình 08-
Ctr/TU ngày 26/4/2016 về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2020”; cùng với nhiều Nghị quyết, Quyết
định, đề án, chuyên đề chi tiết về: cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng
trưởng, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, ưu tiên phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý; tăng cường, đảm bảo nguồn lực, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -
kỹ thuật và, quản lý nhà nước hiệu quả. Đây chính là nền tảng thể chế cho sự phát triển của doanh nghiệp ở mọi khu vực kinh tế, đặc biệt là DNKVTN khi chiếm gần 97%
tổng số doanh nghiệp trên địa bàn (Tổng cục Thống kê, 2020).
Trong lĩnh vực thương mại, kế thừa văn hóa “Kinh kỳ - Kẻ chợ”, từ mơ hình kinh doanh thương mại gắn với làng nghề thủ công, sản phẩm nông nghiệp…được người dân tạo dựng từ ngoại ô vào đến 36 phố phường thành một hệ thống chợ. Đến
nay, hệ thống hạ tầng thương mại của Hà Nội đã nâng tầm với các đại siêu thị, trung tâm mua sắm, bán buôn cấp vùng gắn với các đô thi vệ tinh, trung tâm dịch vụ trung chuyển hàng hóa gắn với chợ đầu mối cấp vùng. Hệ thống thương mại của Hà Nội
chiếm tỷ trọng cao trên tổng số toàn vùng đồng bằng sông Hồng, năm 2019 tỷ trọng này là: 26/57 trung tâm thương mại chiếm 45,61%; 141/302 siêu thị chiếm 46,69%; 455/1896 chợ chiếm 24%; 385.223/1.353.012 cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp chiếm 28,47%. Bên cạnh đó, thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ, với
nhiều điểm nhấn trong q trình phát triển, trong đó phải kể đến có khoảng trên 12
nghìn website/ứng dụng được chấp thuận hoạt động, và thương mại điện tử đạt mức doanh thu chiếm khoảng 7,0% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ (Tổng cục Thống Kê, 2020).
Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, Hà Nội là nơi qui tụ nhiều trường đại học
danh tiếng, đa ngành, đa lĩnh vực với 124 trường đại học, học viện, cao đẳng, trong
đó có các trường trọng điểm, đầu ngành của Việt Nam nằm ở khu vực phía bắc như: Đại học Quốc gia Việt Nam, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc
dân...và 113 viện nghiên cứu, 14 phịng thí nghiệm trọng điểm quốc gia với đội ngũ những nhà khoa học hàng đầu. Đây chính là điều kiện tiền đề thuận lợi để Hà Nội
trở thành trung tâm sáng tạo của cả nước ( https://www.most.gov.vn)
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giai đoạn 2016 - 2020, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng hiện đại, hợp lý, tăng tỷ trọng trong tổng GRDP của khu vực dịch vụ và cơng nghiệp, xây dựng tăng lên, cịn trong khu vực ngành nơng, lâm nghiệp và thủy sản thì giảm xuống. cụ thể đến năm 2020, cơ cấu kinh tế Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 1,99% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,69%; khu vực dịch vụ chiếm 64,02%... Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giai đoạn 2016-2020 có mức tăng trưởng bình qn 7,43% (UBND TP Hà Nội, 2020).
Nguồn lực cho phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững được đảm bảo với qui mô thu NSNN đạt khoảng trên 24,5% GDP, cơ cấu thu NSNN chuyển dịch theo
nội địa trong tổng thu NSNN tăng lên trong giai đoạn 2011 – 2020. Cụ thể, giai đoạn 2011-2015 tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN chiếm 85,7% trong tổng
thu NSNN, thì đến giai đoạn 2016-2020 tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN
là 91,6% trong tổng thu NSNN, tổng thu nội địa (trừ dầu thô) lũy kế giai đoạn
2016-2020 đạt trên 1.091 triệu tỷ đồng, mức tăng trưởng bình qn 17,5%/năm.
Trong đó, các DNKVTN có đóng góp khơng nhỏ cả về số lượng doanh nghiệp với
gần 97% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn, 65% số lượng DN toàn vùng đồng
bằng sông Hồng, và khoảng trên 20% số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn cả nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020). Số thu NSNN từ DNKVTN tăng trưởng mạnh, liên tục từ 22.756 tỷ đồng năm 2015 lên 48.984 tỷ đồng năm 2020, tương ứng với cơ cấu thu tăng mạnh từ 27% năm 2015 lên 41% năm 2020, đạt mức tăng
trưởng gấp 2,11 lần (Cục Thuế TP Hà Nội, 2015-20). Điều đó khẳng định là
DNKVTN đang vươn lên đóng góp lớn nhất về NSNN nội địa (Biểu đồ 3.1).
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu thu NSNN từ doanh nghiệp từng khu vực năm 2015 và năm 2020
Nguồn: Cục Thuế TP Hà Nội
Về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước giai đoạn 2016 -2020, chính quyền Hà Nội đã xây dựng, khai thác và phát huy các động lực thể chế, cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho DNKVTN phát triển, khuyến khích đổi mới sáng tạo. Đến năm 2020, “chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà
Nội sau tám năm liền tăng hạng liên tục đã lên vị trí thứ 9, tăng 15 bậc so với năm 2015; chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh xếp thứ 2/63 đơn vị tỉnh, thành; chỉ số hài
20% 51% 27% 1% 17% 41% 41% 2% Khu vực DN FDI Khu vực DNNN Khu vực DNTN Khu vực DNNN địa phương
lòng về sự phục vụ của các cơ quan hành chính tiếp tục duy trì trên 80%, với 1.671 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được cung ứng, xếp thứ hai cả nước về mức độ
sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông” (Nguyễn Minh Phong, 2020).