4.4. Một số kiến nghị
4.4.1. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ
4.4.1.1. Kiến nghị với Quốc hội
Một là, tiếp tục đổi mới tư duy về xây dựng pháp luật có liên quan đến QLT. Tư
duy xây dựng pháp luật phù hợp với xu thế tiến bộ thế giới với cơ sở lý thuyết thực chứng, coi trọng lợi ích của người dân, doanh nghiệp. Thiết kế khung pháp lý, cơ chế và chính sách bằng ứng dụng công nghệ giải để quyết tốc độ phản ứng chính sách
trong tình hình mới, đồng thời . Kịp thời mở rộng cơ sở thuế, điều chỉnh cấu trúc thuế, phương pháp QLT, đảm bảo bao quát nguồn thu phù hợp xu thế DNKVTN gia tăng
nhanh về số lượng, phức tạp về mơ hình, lĩnh vực kinh doanh, và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cắt giảm thuế quan. Các Ủy ban của Quốc hội có liên quan cần
sớm nhận diện chính xác những vấn đề pháp lý phát sinh để kịp thời ban hành pháp
luật điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế - xã hội đang biến đổi rất nhanh, đa dạng, phức tạp trong bối cảnh hội nhập kinh tế, cách mạng cơng nghệ 4.0, chuyển dịch chuỗi cung
ứng tồn cầu, và đại dịch covit 19 đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, kinh tế
số, làm mờ dần ranh giới giữa các quốc gia với những vấn đề pháp lý quốc tế trở thành những vấn đề pháp lý của quốc gia và ngược lại trong nền kinh tế số.
Hai là, nâng cao hiệu lực QLT với việc thành lập Toà án Thuế để tư pháp
thuế thực sự đủ mạnh, bình đằng, cơng bằng, minh bạch. Để trở thành nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, Quốc hội cần phải tăng cường hệ thống tư pháp với hệ thống tòa án vững mạnh ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội. Tồ án Thuế phải độc lập, đủ năng lực chuyên ngành, chuyên sâu để giải quyết các vụ án thuế là rất cần thiết, thay thế cho việc xét xử ở hệ thống Tịa án Hành chính các cấp hiện thiếu năng lực chuyên ngành, thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp về thuế đã làm cho các vụ án thường đi vào bế tắc, tốn kém, không mang lại kết quả tích cực, thậm chí
tiêu cực ở khía cạnh truyền thơng pháp luật. 4.4.1.2. Kiến nghị với Chính phủ
Một là, hoàn thiện các quy định liên quan đến QLT đáp ứng mục tiêu chiến
lược Chính phủ số và mục tiêu phát triển DNKVTN tới năm 2025 tầm nhìn năm 2030. Theo đó, kiến nghị với Chính phủ:
i) Hoàn thiện những quy định liên quan đến QLT trên nền tảng số, ưu tiên đảm bảo việc tiếp cận công bằng dịch vụ thuế cơ bản đến được nhóm DNKVTN nhỏ, và siêu nhỏ; Hồn thiện cơ chế giám sát, trách nhiệm giải trình và phương thức phối hợp giữa CQT với các Đại lý thuế, Hội tư vấn thuế, các Nhà cung cấp giải pháp và hạ tầng số;
ii) Nghiên cứu ban hành thể chế, chính sách quản lý rủi ro về thuế đối với các mơ hình kinh doanh mới, sử dụng ứng dụng công nghệ cao theo hướng điều chỉnh
hàng năm để mở rộng cơ sở thuế;
iii) Thể chế hóa những hành vi nợ thuế dẫn đến vi phạm pháp luật về hình sự, bổ sung biện pháp cưỡng chế thuế về hạn chế đi lại đối với chủ DNKVTN ;
(iv) Hoàn thiện các quy định liên quan đến TTKT thuế, qui định rõ về thẩm
quyền trong tổ chức hoạt động TTKT thuế của thủ trưởng CQT các cấp, trưởng đoàn TTKT, về tổ chức hoạt động giám sát, thống nhất, đồng bộ với Luật Thanh tra Nhà
nước, Luật Kiểm tốn Nhà nước; tăng cường thể chế hóa hoạt động hậu kiểm để hỗ
trợ, giúp DNKVTN tuân thủ pháp luật tốt hơn, và kịp thời phát hiện vi phạm để xử lý.
Hai là, tiến tục hoàn thiện bộ máy QLT với sự thay đổi cơ bản, toàn diện theo
hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; khắc phục những hạn chế về minh bạch, trách nhiệm giải trình. Chính phủ cần thành lập “Ủy ban giám sát ngành thuế” trực thuộc để thực hiện mục tiêu, yêu cầu về xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật đi đơi với tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật thuế minh bạch, công bằng, hiệu quả, khả thi, góp phần xây dựng xã hội thượng tôn pháp luật. Ủy
ban chỉ một cấp ở trung ương (khoảng 60 đến 70 người để đảm bảo tinh gọn, hiệu
quả), các thành viên là người đứng đầu các Bộ phụ trách tài chính-kinh tế, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, và một thành viên chuyên trách của Ủy ban sẽ là
người đứng đầu Tổng cục Thuế (Hình 4.1); Đối với địa bàn Hà Nội, kiến nghị Chính phủ xây dựng mơ hình tổ chức bộ máy Cục Thuế vùng Thủ đô phù hợp định hướng
qui hoạch phát triển kinh tế vùng đồng bằng Sông Hồng và phân cấp ngân sách theo luật NSNN.
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu bộ máy ngành thuế theo kiến nghị của tác giả
Nguồn: Đề xuất của Tác giả Ba là, bổ sung, hoàn thiện đồng bộ, thống nhất thẩm quyền về TTKT về sử
dụng đất tại Luật QLT nhằm quản lý hiệu quả nguồn thu, kiến tạo môi trường cạnh
tranh, bình đẳng về tiếp cận nguồn lực cho các DNKVTN. Chính phủ đã ban hành
Nghị định về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển để công bằng, hiệu quả và khả thi (về mặt hành chính) đối với thị trường quyền sử dụng đất, thị
trường bất động sản. Tuy nhiên những chuẩn tắc này dường như bỏ qua thực tiễn của QLT khi qui định CQT xác định đơn giá, tính, ra thơng báo nghĩa vụ tài chính về đất
và quản lý thu nhưng, xử lý vi phạm, thu hồi đất thuộc UBND tỉnh/TP và cơ quan
tham mưu, chủ trì thực hiện là Sở Tài nguyên và Môi trường; bên cạnh đó văn bản
pháp luật về xử lý vi phạm luật đất đai thiếu qui định về xử lý hành vi vi phạm nghĩa vụ tài chính (nghĩa vụ thuế), thiếu qui định về trách nhiệm giám sát thực hiện nghĩa vụ tài chính hậu quyết định giao đất, cho thuê đất đối với cơ quan tài nguyên môi trường, thiếu qui định về trách nhiệm minh bạch nguồn tài tài nguyên đất của chính quyền địa phương. Đây là những vấn đề nóng mà Chính phủ cần bổ sung, hồn thiện thể chế,
CHÍNH PHỦ
Bộ Tài Chính
Cục Thuế vùng - quản lý thu từ trên 80-90% số thu NSNN trên địa bàn đô thị, vùng, đặc khu kinh tế
Ủy ban Giám sát về thuế Tổng cục Thuế (Tổng cục trưởng - UV,UBGS)
Chi cục Thuế liên huyện, Phòng Thuế Quận - quản lý thu từ 10-20% số thu NSNN trên địa bàn
đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của hoạt động QLT, ngăn chặn gia tăng nợ khó thu từ đất, vận hành hiệu quả thị trường quyền sử dụng đất, thị trường bất động sản.