liên quan đễn quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân
Thứ nhất, xây dựng bộ máy QLT đối với các DNKVTN hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. Một là, tiếp tục kiện toàn, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy QLT đối với
DNKVTN tại Cục Thuế, Chi cục Thuế vùng và Chi cục Thuế quận, huyện theo mơ hình QLT đối tượng kết hợp chức năng, sắc thuế hài hòa để hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Tại Cục Thuế, song song với kiện toàn bộ máy quản lý DNKVTN kết hợp chức năng với ngành nghề, lĩnh vực như hiện nay, cần nghiên cứu bổ sung mơ hình quản lý DNKVTN lớn. Đối với các Chi cục Thuế, hướng điều chỉnh cần quan tâm đó là cơ cấu lại và thu hẹp qui mô, số lượng đội thuế quản lý hộ kinh doanh và cá nhân, mở rộng, tăng cường các đội kiểm tra, và hướng đến xây dựng mơ hình quản lý DNKVTN theo qui mô (nhỏ, siêu nhỏ), phạm vi hoạt động kinh doanh (tại địa bàn, và các quận huyện trên địa bàn TP Hà Nội) để quản lý hiệu quả các DNKVTN nhỏ và siêu nhỏ. Bên cạnh
đó, Cục Thuế cần thành lập các tổ chuyên trách với các chuyên gia hàng đầu để xử lý
các vấn đề mang tính cốt lõi, nhạy cảm như: xây dựng dự tốn thu NSNN (cấp Cục, và cấp Chi cục); xây dựng chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong hoạt động thanh tra, kiểm tra
thuế; xây dựng tiêu chí quản lý các khoản nợ thuế phân loại theo ngưỡng kiểm soát để áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp; tổ chuyên gia cao cấp cho hoạt động thanh tra chuyển nhượng giá …
Hai là, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thành lập các Chi cục Thuế vùng theo tinh
thần Nghị quyết số 18/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực hiệu quả, và tiến tới nghiên cứu thành lập Cục Thuế vùng Thủ đô tương xứng yêu cầu nhiệm vụ, tầm vóc, và xu thế phát triển TP trở thành trung tâm kinh tế chính trị của cả nước, là đầu tàu dẫn dắt vùng đồng bằng Bắc bộ, trên lộ trình hướng đến xây dựng chính quyền đơ thị tự chủ, năng động, môi trường kinh
doanh thuận lợi, thu hút đầu tư.
Thứ hai, nâng cao chất lượng, tinh gọn, bố trí hợp lý cơ cấu nhân lực QLT đối với các DNKVTN trên địa bàn
Một là, xây dựng và ban hành “Bản mô tả công việc” theo từng lĩnh vực cơng
tác, vị trí cơng việc. Dựa trên mơ hình tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng QLT đối với DNKVTN, mỗi Chi cục Thuế để xây dựng, công khai “Bản mơ tả cơng việc” cho từng vị trí của cán bộ theo chức năng, giúp cán bộ hiểu được nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cũng như tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, hiểu biết, trình độ…để thực hiện được nhiệm vụ trách nhiệm của mình. Trên cơ sở “Bản mô tả công việc”, lãnh đạo Cục Thuế, Chi cục Thuế nắm được các tiêu chí đánh giá công việc cũng như các yêu cầu về đào tạo, hướng dẫn, khen thưởng, xử lý vi phạm, bổ nhiệm…đối với từng cán bộ mình phụ trách. “Bản mơ tả cơng việc” cho từng vị trí cán bộ là cơ sở hình thành hệ thống quản lý cán bộ xuyên suốt từ công tác tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn,
đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng,… trong toàn Cục Thuế.
Để xây dựng “Bản mô tả công việc”, luận án khuyến nghị phân chia tồn bộ
cơng việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của một đơn vị thành 3 cấp độ công việc:
phức tạp, trung bình, đơn giản. Từ việc phân chia này sẽ xây dựng “Bản mô tả công việc” cho từng vị trí cán bộ ở các cấp độ khác nhau: cán bộ có kinh nghiệm, cán bộ bậc trung và cán bộ mới vào tương ứng với các cấp độ công việc của bộ phận chức năng đó. “Bản mơ tả công việc” phải bao gồm những nội dung sau: Mã vị trí cơng việc (để đưa vào ứng dụng tin học); Các chức năng cơ bản; Mô tả công việc cụ thể;
Trình độ chun mơn và kinh nghiệm cơng tác; Kỹ năng và sự hiểu biết cần có; Phẩm chất đạo đức…
Hai là, về chế độ tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực; đổi mới công tác thi
tuyển, đào tạo đội ngũ cán bộ công chức QLT đối với DNKVTN.
Sức mạnh chính của Cục Thuế chính là nhân lực. Cục Thuế cần thu hút và giữ chân cơng chức có nhiều kinh nghiệm được đào tạo đầy đủ. Do đó, một yếu tố trung
tâm của chiến lược quản lý nhân lực hiện đại đó là tuyển dụng và việc tuyển dụng
công chức được thực hiện thơng qua một quy trình mở, có tính cạnh tranh. Đồng thời Cục Thuế cần cũng chú trọng việc thu hút các chun gia có trình độ cao về toán ứng dụng, toán tin, và kinh tế để cải thiện, nâng cao chất lượng hoạch định chiến lược thuế
đối với khu vực DNKVTN. Đối với địa bàn các Chi cục Thuế vùng, huyện có vị trí địa
lý khó khăn, phải có chiến lược, chính sách tuyển dụng phù hợp.
Về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, cần thiết phải xây dựng quy trình giúp công chức mới tuyển dụng làm quen với công việc tại CQT gắn với u cầu, vị trí chun mơn. Đẩy mạnh tự đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức liên tục và từ các tổ chức bên ngồi có uy tín về hợp tác quốc tế, đàm phán hiệp định,
kỹ năng truyền thông... Phạm vi đào tạo phải đảm bảo cho các chức năng QLT
chính, và chuyên sâu gồm: tuyên truyền, hỗ trợ DNKVTN; quản lý đăng ký thuế,
khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế; quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế; kiểm tra, thanh tra thuế; kiểm soát nội bộ; và các chương trình đào tạo chuyên sâu đối với
công chức thuế quản lý các DNKVTN lớn (tập đoàn, siêu qui mô, đa ngành nghề),
các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các DNKVTN... Chất lượng đào tạo phải được
phản ánh thông qua các cuộc khảo sát nội bộ định kỳ để đánh giá nhận thức và thái
độ của công chức thuế về năng lực chuyên môn cũng như chất lượng và tần suất đào tạo họ nhận được.
Bên cạnh đó phải có cơ chế quản lý, thúc đẩy quá trình tiến bộ của cơng chức trên cơ sở cạnh tranh cơng bằng dựa trên thành tích nhằm góp phần đáng kể trong việc xây dựng năng lực chuyên môn trong QLT.
Ba là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhân lực bao gồm cơ sở dữ liệu chứa tất cả thông tin liên quan cho công chức để hỗ trợ tất cả các hành động quản lý kể từ khi một công chức mới tham gia Cục Thuế cho đến khi nghỉ theo chế độ hoặc chuyển đơn vị khác