Cơ cấu thu NSNN từ doanh nghiệp từng khu vực năm 2015 và năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân nghiên cứu trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 77 - 86)

Nguồn: Cục Thuế TP Hà Nội

Về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước giai đoạn 2016 -2020, chính quyền Hà Nội đã xây dựng, khai thác và phát huy các động lực thể chế, cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho DNKVTN phát triển, khuyến khích đổi mới sáng tạo. Đến năm 2020, “chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà

Nội sau tám năm liền tăng hạng liên tục đã lên vị trí thứ 9, tăng 15 bậc so với năm 2015; chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh xếp thứ 2/63 đơn vị tỉnh, thành; chỉ số hài

20% 51% 27% 1% 17% 41% 41% 2% Khu vực DN FDI Khu vực DNNN Khu vực DNTN Khu vực DNNN địa phương

lòng về sự phục vụ của các cơ quan hành chính tiếp tục duy trì trên 80%, với 1.671 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được cung ứng, xếp thứ hai cả nước về mức độ

sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thơng” (Nguyễn Minh Phong, 2020). Trong đó, Cục Thuế TP Hà nội đóng góp quan trọng về cải cách thủ tục hành chính

thuế đơn giản, minh bạch, thuận tiện với các dịch công về đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế đều được triển khai trên môi trường trực tuyến cấp độ 3, 4, và được kết nối với cổng thông tin điện tử Chính phủ. Thơng tin dịch vụ hỗ trợ thủ tục hành chính thuế, chính sách thuế được đăng tải minh bạch, đầy đủ, kịp thời trên cổng giao tiếp điện tử TP và được kết nối với các sở ngành đã tạo điều kiện thuận lợi, tiết giảm chi phí, tạo điều kiện cho DNKVTN phát triển.

Tuy nhiên, do đại dịch covid - 19, tổng sản phẩm của Hà Nội quý III tăng

trưởng âm 6,89%. “Với các giải pháp đồng bộ, đến nay, kinh tế của TP Hà Nội đã dần phục hồi, duy trì đà tăng trưởng : 9 tháng đạt 1,44%, quý IV tăng 6,69% và GRDP cả năm 2021 của TP là 2,92%. Chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát và điều hành theo kế hoạch, chỉ tăng khoảng 1,9-2,4%: ( Hội đồng nhân dân TP Hà Nội, 2021).

QLT đối với các DNKVTN đã có những thành tựu nhất định nhưng cũng gặp phải thách thức do sự gia tăng nóng đi đơi với biến động về số lượng trong quản lý

đối tượng, về kiểm soát cơ sở thuế mới phát sinh từ nền kinh tế số, sự xói mịn cơ

sở thuế và chuyển lợi nhuận do tồn cầu hóa kinh tế, nhất là sự phức tạp về mức độ tuân thủ thuế của các DNKVTN nhỏ và siêu nhỏ bởi ý thức và sự thiếu hiểu biết pháp luật về thuế. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả QLT, tạo điều kiện môi trường

kinh doanh thuận lợi cho DN, doanh nhân khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, thực sự là công cụ tài chính thúc đẩy

DNKVTN phát huy vai trò trụ cột của nền kinh tế, hoạt động QLT đối với

DNKVTN phải ln đổi mới theo xu thế thời đại, có bước đi, lộ trình thích hợp về cải cách và hiện đại hóa một cách tồn diện, triệt để.

3.1.2. Tình hình các doanh nghiệp khu vực tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội Hà Nội

3.1.2.1. Khái quát các doanh nghiệp khu vực tư nhân

DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội có lịch sử hình thành và phát triển từ thời kỳ Pháp thuộc nhưng mới chỉ ở tình trạng tiền tư bản, và khơng có nhiều cơ hội phát triển

do chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam đã đi theo mơ hình phương Tây điển hình là bóc lột tài nguyên thuộc địa, không thực hiện cơng nghiệp hóa ở quy mô lớn. Các

DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội khởi đầu một quá trình tích tụ vốn, tri thức và kinh nghiệm kinh doanh để vươn lên và cạnh tranh với các nhà tư bản nước ngoài, nhưng

cũng chỉ ở trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, vận tải, thầu khoán xây dựng, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Một trong số những doanh nhân tiêu tiêu biểu của TP Hà Nội trong giai đoạn này là “ông trùm tàu thủy” Bạch Thái Bưởi, “nhà thương gia tơ

lụa” Trịnh Văn Bô, “ông tổ ngành sơn” Nguyễn Sơn Hà.

Sau cách mạng Tháng Tám (1945) cho đến 1954, cơ bản DNKVTN trên địa

bàn TP Hà Nội thiếu nền tảng kinh tế - kỹ thật, thiếu chuyên hàng đầu trong các lĩnh vực quan trọng, thiếu những nhà quản lý giỏi, những nhà quản lý điều hành các

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thiếu doanh nhân và các thiết chế văn hóa kinh doanh để tạo lập những cơ sở ban đầu cho nền kinh tế phát triển. Sau 1954, miền Bắc

được giải phóng và thực hiện cải cách ruộng đất, cải tạo tư bản công thương,

DNKVTN không được pháp luật công nhận. Từ năm 1975 đến giữa những năm 80 của thế kỷ 20, nền kinh tế Việt Nam đi vào suy thoái trầm trọng. Thực tế đó địi hỏi

Đảng và Nhà nước phải có những chủ trương và đường lơi, những chính sách, những

chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể để tạo dựng những cơ sở ban đầu nhằm

khôi phục kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển. Cuối những năm 80 đầu những năm

90, Việt Nam bước sang giai đoạn mới, thời kỳ đánh dấu bằng cơng cuộc “đổi mới”

tồn diện trên tất cả lĩnh vực của đất nước. Một trong những điểm đáng chú ý đó là các chính sách cải cách kinh tế, xóa bỏ rào cản về tự do kinh doanh, công nhận quyền sở hữu đối với khu vực kinh tế tư nhân, tạo điều kiện cho khu vực này phát

triển bằng Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 17/12/1987, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IV) bàn về xây dựng phương hướng, xác định

những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 1988-

1990. Trên cơ sở đó, Luật Cơng ty năm 1990 được ban hành, Hiến pháp năm 1992 khẳng định tính chất pháp lý của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế. Tiếp sau

đó, Luật Doanh nghiệp năm 1999 tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho loại hình

DNKVTN. Việc xây dựng thể chế nêu trên đã tạo nền tảng pháp lý cho DNKVTN

cạnh tranh, phát triển công bằng với các loại hình DN khác trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

Luật Doanh nghiệp năm 2005 thay thế ba luật: Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003, và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, đã mở ra một thời kỳ phát triển vượt bậc đối với các DNKVTN. Năm 2000 đến 2019 tổng số doanh nghiệp Việt Nam tăng 19 lần từ 39.069 lên 758.610 doanh nghiệp (Tổng cục Thống kê, 2017), trong đó Hà Nội là 155.940 doanh nghiệp (DNKVTN chiếm gần 97%), với mật độ doanh nghiệp đang hoạt động bình quân trên 1000 dân trong độ tuổi lao động là 19,3 doanh nghiệp, cao hơn 2,44 lần bình quân chung của cả nước; nguồn vốn của các doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đến 31/12/2018 là 38,93 triệu tỷ ( trong đó DNKVTN chiếm tỷ trọng 57,2%); tổng số lao động trong các doanh nghiệp là 14,45 triệu, trong đó lao động tại các DNKVTN chiếm 60,8% (Bảng 3.1)

Bảng 3.1: Tình hình doanh nghiệp cả nước và TP Hà Nội

Số doanh nghiệp đang hoạt động

Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Cả nước 654.633 714.755 758.610 Hà Nội 134.883 143.119 155.940 Mật độ doanh nghiệp/ 1000 dân Cả nước 7.0 7.6 7.9

Hà Nội 18,2 19,0 19,3

Giai đoạn 2011-2015 so với giai đoạn 2016-2018 Bình quân giai

đoạn 2011-2015 Bình quân giai đoạn 2016- 2018 Tốc độ tăng so giai đoạn 2011- 2015

Doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả kinh doanh

Cả nước 378.013 558.703 47,8% DNKVTN 364.496 540.548 48,3% Nguồn vốn sản xuất, kinh doanh của

doanh nghiệp

Cả nước 3.893 triệu tỷ DNKVTN 2.225 triệu tỷ Doanh thu thuần của doanh nghiệp

hoạt động có kết quả kinh doanh

Cả nước 1.242 triệu tỷ 2.058 triệu tỷ 65,6% DNKVTN 653 triệu tỷ 1.164 triệu tỷ 78,0% Lợi nhuận trước thuế của doanh

nghiệp hoạt động có kết quả kinh doanh

Cả nước 46.369 nghìn tỷ 82.836 nghìn tỷ 80,8% DNKVTN 17.191 nghìn tỷ 19.615 nghìn tỷ 14,1% Lao động trong các doanh nghiệp Cả nước 1.163 triệu 1.445 triệu 24,2% DNKVTN 703 triệu 879 triệu 25,0%

Hiệu suất sinh lời theo qui mô doanh nghiệp

Doanh nghiệp qui mô lớn 3,6%

Doanh nghiệp qui mô vừa 1,1%

Doanh nghiệp qui mô nhỏ -0.3%

Doanh nghiệp qui mô siêu nhỏ -1.1%

Trong sự phát triển đó, một thành tựu rất lớn đó là TP Hà Nội đã trở thành trung tâm hội tụ các DNKVTN lớn, siêu qui mô, đa ngành nghề và ở những lĩnh vực then

chốt của quốc gia. Có thể kể đến các DNKVTN lớn, mơ hình tập đồn như:

VinGroup, FLC, VietJet, Hòa Phát, DOJI, và hàng chục ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, cũng như các cơ sở giáo dục tư thục mang tầm quốc tế, các trung tâm, cơ sở nghiên cứu công nghệ cao… Đây chính là kết quả của chiến lược phát triển kinh tế Thủ

Đô đem lại. Tuy nhiên, số lượng DNKVTN ở qui mơ vừa trên địa bàn cịn rất khiêm tốn

chỉ chiếm tỷ trọng trên 2% trong tổng số DNKVTN hoạt động (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019-21) phản ánh thực trạng đáng quan ngại là rất thiếu các doanh nghiệp vừa để khu vực DNKVTN phát triển bền vững.

3.1.2.2. Đặc điểm các doanh nghiệp khu vực tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội

Có cùng đặc điểm chung với các DNKVTN trên phạm vi cả nước, DNKVTN

trên địa bàn TP Hà Nội cịn mang những đặc điểm riêng có từ địa chính trị. Trong quá trình phát triển, TP Hà Nội là thủ đô của cả nước, nơi mà các DN lớn của cả nước tìm

đến, nơi hội tụ những điều kiện tự nhiên, kinh tế và chính trị là nhịp cầu cho họ có điều

kiện phát triển. Đó là sự khác biệt giữa DNKVTN của TP Hà Nội với cả nước. Luận giải cho vấn đề khác biệt, hay đặc điểm của các DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội là:

Thứ nhất, về địa chính trị, TP Hà Nội là Thủ đơ, là trung tâm chính trị - hành

chính quốc gia, là trung tâm tập trung mọi vấn đề lớn của đất nước trong tất cả các lĩnh vực về Kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, và các vấn đề về quan hệ quốc tế (Quốc hội, 2012), đã và đang tích hợp vào nền kinh tế thế giới ngày

một sâu rộng, đặc biệt là sự thúc đẩy phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0, sự phân chia lại thị trường cung ứng chuỗi giá trị toàn cầu từ cuộc chiến

thương mại Mỹ - Trung Quốc. TP Hà Nội trở thành nơi khởi nguồn cho điều kiện khai sinh, hội tụ của các tập đoàn DNKVTN kinh doanh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo

dục, khoa học và cơng nghệ, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản… và giao dịch quốc tế. Theo Công bố xếp hạng tốp 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (2018), DNKVTN lớn có trụ sở tại TP Hà Nội là 168/500 chiếm gần 34% doanh nghiệp lớn của cả nước.

Thứ hai, về bề dày lịch sử, hay truyền thống về văn hóa kinh doanh “Kinh kỳ-

Kẻ chợ”, các DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội được hình thành và phát triển từ các thương nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại, với triết lý kinh doanh được xây

dựng và phát triển theo đạo đức, văn hóa gia đình, dịng họ và truyền thống làng nghề.

Đây là sự thuận lợi tạo ra sự phát triển về số lượng các DNKVTN nhỏ và siêu hoạt động trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn, từ đó góp phần tạo dựng cũng như là huy động các nguồn lực trong xã hội nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo

thêm nhiều việc làm mới, làm gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, giúp tăng nguồn thu NSNN, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của Thủ đô, tạo ra dư địa lớn nhằm thúc đẩy phân công lao động xã hội, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo dựng đội ngũ doanh nhân mới kế thừa truyền thống.

Thứ ba, sự phát triển của qui mô kinh tế đô thị và định hướng chiến lược ưu

tiên phát triển vườn ươm công nghệ cao là cơ sở tiềm năng cho DNKVTN khởi nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội phát triển đa dạng về ngành nghề, gia tăng về số lượng. Đây được xem nhân tố quyết định sự phát triển của nền kinh tế trong thời đại công nghiệp

số, bởi DNKVTN khởi nghiệp là các doanh nghiệp có tham vọng về mức tăng trưởng với dự án kinh doanh tăng trưởng nhanh, có tài sản là trí tuệ đóng góp từ những người khởi nghiệp, sử dụng cơng nghệ cao hoặc có mơ hình kinh doanh mới, và được xem như người khai phá thị trường...Từ những đặc điểm mang tính đặc trưng đó,

DNKVTN khởi nghiệp được Chính phủ, TP Hà Nội xem là yếu tố quan trọng tạo ra

những đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng,

nâng cao chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt và nhất là thúc đẩy thành công chiến lược ưu tiên hàng đầu về phát triển kinh tế tri thức trên địa bàn TP Hà Nội và cả nước.

3.2. Phân tích thực trạng quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.2.1. Thực trạng chiến lược thuế

Giai đoạn 2015 - 2020, để thực hiện vai trị của mình, Cục Thuế TP Hà Nội đã xác định chiến lược như sau:

Mục tiêu tổng quát:

“Phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu thu ngân sách. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, hiện đại hố cơng tác quản lý thuế phù hợp Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2016-2020 đã được Chính phủ, Bộ Tài chính phê duyệt. Tiếp tục

đổi mới phương pháp lãnh đạo, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, nâng cao hiệu

quả hoạt động các đoàn thể, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh” (Đảng ủy Cục Thuế TP Hà Nội, 2015).

Mục tiêu cụ thể:

“Một là, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự tốn thu ngân sách

do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, HĐND và UBND TP giao hàng năm.

Hai là, đảm bảo tỷ lệ nợ cuối năm trên tổng thu ngân sách không vượt quá 5%

(loại trừ các khoản nợ bất khả kháng).

Ba là, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra cả

về số lượng và chất lượng, đảm bảo tỷ lệ số DN được thanh, kiểm tra trên số DN đang hoạt động hàng năm đạt từ 15% - 20%.

Bốn là, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính theo đúng kế hoạch, lộ trình

của Ngành và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Hiện đại hóa cơng tác quản lý thuế, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý

thuế; Đẩy mạnh phát triển dịch vụ tư vấn thuế; Công khai, minh bạch các thủ tục hành chính để nhân dân có thể kiểm sốt, giám sát, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và

đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế” (Đảng ủy Cục Thuế TP Hà Nội,

2015). Cụ thể:

Xây dựng và triển khai hệ thống quản lý hiện đại trong đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng tự động hóa 90% khối lượng công việc trong quản lý

thuế; đảm bảo 100% các chức năng quản lý thuế đều được sử dụng công nghệ thông tin; Nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu về thuế.

Cung cấp dịch vụ kê khai thuế qua mạng internet (cấp tài khoản, hỗ trợ doanh nghiệp về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin) để 100% doanh nghiệp đang hoạt động có thể thực hiện khai thuế điện tử, đảm bảo số lượng doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua mạng đạt tối thiểu 98% số doanh nghiệp đang hoạt động; Tỷ lệ nộp tờ khai đạt tối thiểu 98% số phải kê khai, tỷ lệ nộp tờ khai đúng hạn đạt tối thiểu 97%; Tỷ lệ tờ khai

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân nghiên cứu trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 77 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)